Hệ thống luật pháp và chính sách về bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 35)

5. Bố cục luận văn

1.3.2. Hệ thống luật pháp và chính sách về bảo hiểm xã hội

Chính sách của Nhà nước này có vai trò vô cùng quan trọng không những góp phần ổn định đời sống của người dân, đảm bảo an toàn xã hội mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội. Đồng thời, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Chính sách của Nhà nước là điều kiện liên quan trực tiếp đến việc bàn hành, thực hiện các chế độ chính sách và sự quản lý của Nhà nước đối với loại hình BHXH tự nguyện. Đồng thời, nó cũng liên quan trực tiếp đến tâm lý và nguyện vọng của người lao động. Mọi chính sách đề ra có căn cứ pháp lý, đảm bảo phù hợp với quyền lợi chính đáng và khả năng kinh tế của người dân một cách nhất quán, lâu dài thì họ sẽ tự nguyện tham gia với tinh thần phấn khởi, hồ hởi và ngược lại, sẽ không hoặc có tham gia BHXH tự nguyện nhưng trong tâm tư vẫn hoài nghi, lo lắng và cầm chừng.

Vai trò quản lý của Nhà nước về BHXH tự nguyện là rất quan trọng, thể hiện ở chỗ Nhà nước tạo ra khung chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện. Đồng thời, Nhà nước cũng là người bảo trợ, người tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và tạo điều kiện cho hệ thống sự nghiệp BHXH tự nguyện ra đời và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao nhằm thực hiện tốt các chế độ chính sách BHXH tự nguyện.

Chính sách BHXH tự nguyện phải luôn đảm bảo yêu cầu tự nguyện cho đối tượng tham gia cả về mức đóng, phương thức đóng, mức hưởng và phương thức quản lý. Nghĩa là phải có cơ chế đa dạng, phong phú và phù hợp với nhiều loại đối tượng tiềm năng của loại hình này. Đồng thời phải dễ dàng chuyển đồi từ loại hình BHXH tự nguyện sang loại hình BHXH bắt buộc và ngược lại. Bên cạnh đó đảm bảo quyền bình đẳng và sự công bằng cho mọi người thuộc độ tuổi lao động khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tham gia loại hình BHXH tự nguyện trong việc đóng góp và hưởng thụ BHXH. Chính sách cần quy định cụ thể đối với từng chế độ BHXH sẽ áp dụng cho loại hình BHXH tự nguyện và thống nhất một mức đóng với số đông người tham gia; mức hưởng BHXH phải luôn tương ứng với mức đóng và thời gian tham gia đóng BHXH tự nguyện.

Hiện nay đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên cả nước còn rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là do đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ kinh phí đóng góp, mà mức đóng BHXH tự nguyện khá cao (22% mức thu nhập) so với khả năng của người nông dân, nên họ không có điều kiện để tham gia. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ mức đóng cho người lao động khi họ tham gia BHXH tự nguyện, đồng thời thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội có liên quan đến cơ chế chính sách BHXH tự nguyện, tránh tình trạng chồng chéo và giảm thủ tục hành chính đối với người dân khi làm thủ tục tham gia và thủ tục hưởng chế độ BHXH tự nguyện.

Có thể nói, chính sách BHXH tự nguyện nước ta là chính sách mang tính nhân văn sâu sắc, do mới được ban hành nên còn nhiều vấn đề chưa phù hợp. Vì vậy, cần phải sửa đổi và bổ sung trong thời gian tới để dần dần hoàn thiện chính sách, nhằm từng bước đưa chính sách vào trong cuộc sống của người dân.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)