5. Bố cục luận văn
3.1.2. Thực trạng kinh tế-xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tiềm năng kinh tế: Võ Nhai có các loại đất phù sa (1.816 ha, chiếm 2,15% diện tích); đất đen (935 ha chiếm 1,11% diện tích); đất xám bạc màu (63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích); các loại đất khác (11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích). Đất đai ở Võ Nhai phù hợp với nhiều loại cây trồng như: ngô, đỗ tương, thuốc lá, mía, lạc, chè… Trên địa bàn Võ Nhai có sông Nghinh Tường, sông Dong và nhiều khe, suối nhỏ chảy qua.
- Văn hoá, xã hội: Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đình Cả và 14 xã: Sảng Mộc, Nghinh Tường, Thần Sa, Thượng Nung, Vũ Chấn, Cúc Đường, La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Bình Long và Dân Tiến. Võ Nhai là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc như: Kinh (34,17%); Tày (29,88%); Nùng (14,52%); Dao (12,63%); Các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Hoa chiếm 8,7%.Người Cao Lan (Sán Chay, Sán Chí) sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng nước, làm nương, trồng rừng.
- Mục tiêu: Võ Nhai phấn đấu đến năm 2020, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 9,5%/năm; sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 35.000 tấn; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 10% năm; phủ xanh toàn bộ diện tích đất trống, đồi núi trọc; 95% dân số được sử dụng điện; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%.
- Dân cư và thu nhập
Huyện Võ Nhai có 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã vùng cao, 3 xã miền núi và 1 thị trấn. Cộng đồng sinh sống tại huyện Võ Nhai gồm có 8 dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Nùng. Hệ thống giáo dục từ bậc học Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, đang tiến hành phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và dạy nghề năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp của huyện có tỷ lệ còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tại thời điểm năm 2012, dân số huyện Võ Nhai là 65.583 người, mật độ dân số trung bình 78 người/ km2
. Tổng số hộ toàn huyện là 16.372 hộ. Bình quân mỗi hộ có 4,006 nhân khẩu.
Bảng 3.1. Nhân khẩu và lao động của huyện Võ Nhai năm 2012
Tiêu chí
Số hộ Nhân khẩu Lao động
Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu
(Hộ) (%) (Khẩu) (%) (LĐ) (%)
Toàn huyện 16,372 100 65,583 100 40,379 100
1. Chia theo khu vực 16,372 100 65,583 100 40,379 100
- Khu vực thị trân 1,010 6.2 3,608 5.5 1,937 4.8
- Khu vực nông thôn 15,362 93.8 61,975 94.5 38,442 95.2
2. Chia theo ngành 16,372 100 65,583 100 40,379 100
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 13,702 83.7 54,880 83.7 34,842 86.3
- Công nghiệp, xây dựng 675 4.1 2,703 4.1 1,654 4.1
- Thương nghiệp, dịch vụ 1,995 12.2 8,000 12.2 3,883 9.6
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Võ Nhai)
Khu vực nông thôn có 15.362 hộ với 61.975 nhân khẩu, chiếm 93,8% tổng số hộ và 94,5% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện là 38.442 lao động, chiếm 58,6% dân số và 95,2% tổng số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành nông nghiệp 34.842 lao động, chiếm 86,3% số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành công nghiệp chiếm 4,1% và ngành dịch vụ chiếm 9,6% tổng số lao động trong toàn huyện. Điều đó cho chúng ta thấy số lao động trong nông thôn chủ yếu là lao động trong ngành nông nghiệp thuần tuý, số lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ lại chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn. Vì vậy đã gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế và công cuộc xoá đói giảm nghèo.