Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển BHXH tự nguyện trên địa

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 97)

5. Bố cục luận văn

3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển BHXH tự nguyện trên địa

huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Qua điều tra cho thấy, trong tổng số 400 người nông dân tham gia phỏng vấn thì có 27 người (chiếm 6.75%) đã tham gia BHXH tự nguyện, còn lại 373 người (chiếm 93,25%) là chưa tham gia. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ 3.3 dưới đây.

6,75%

93,25%

Tham gia Chưa tham gia

Biểu đồ 3.3. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện của người được điều tra

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy: số lượng người chưa tham gia chiếm một tỷ trọng lớn. Nguyên nhân của tình trạng này thì có rất nhiều. Tuy nhiên, kết quả trên đã phần nào phản ánh hiệu quả triển khai chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai còn thấp. Bên cạnh đó cũng nói lên rằng tiềm năng để triển khai chính sách BHXH tự nguyện là rất lớn. Từ đó đặt ra vấn đề cần giải quyết là làm thế nào để chính sách BHXH tự nguyện được gần gũi với người nông dân và là chỗ dựa vững chắc cho họ khi tuổi cao sức yếu. Để biết được mong muốn tham gia BHXH tự nguyện của nông dân, chúng tôi tiến hành khảo sát 400 người về nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

5. Không tham gia 10,25%

3. Tham gia: nếu Nhà nước bắt buộc tham gia

10,00%

2. Tham gia: nếu như hiểu rõ hơn về

chính sách này 14,25% 1. Tham gia: vì có đủ khả năng tài chính 16,25%

4. Tham gia: nếu được Nhà nước

hỗ trợ một phần 49,25%

Biểu đồ 3.4: Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người được điều tra

Qua kết quả điều tra chúng ta nhận thấy có tới gần 90% người được phỏng vấn là có mong muốn tham gia BHXH tự nguyện, chỉ có 10,25% là không muốn tham gia. Trong số 359 người mong muốn tham gia thì có tới 197 người (chiếm 49,25%) là mong muốn tham gia nhưng nếu có được sự hỗ trợ của Nhà nước. Có thể, trong số những người này vẫn còn một số tư tưởng mong muốn nhà nước bao cấp một phần hoặc cũng có thể do thu nhập của họ vẫn còn thấp, chưa đủ để tham gia, do đó có mong muốn được Nhà nước hỗ trợ một phần nào đó. Chỉ có 16,25% số người được cho là sẽ tham gia vì có đủ khả năng tài chính. Qua đó ta có thể thấy: vấn đề thu nhập của người nông dân và khả năng tài chính là rất đáng quan tâm khi triển khai chính sách BHXH tự nguyện.

Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện cũng vẫn còn chưa được đồng bộ, chưa tuyên truyền một cách đầy đủ đến người dân, số người mong muốn tham gia nếu như hiểu rõ hơn về chính sách BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ 14,25%. Điều này chứng tỏ thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện chưa bao phủ rộng khắp đến mọi người dân. Đặc biệt huyện Võ Nhai lại là một huyện có nhiều dân số sống ở vùng sâu, vùng xa, việc tiếp cận thông tin còn yếu và thiếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cũng theo biểu đồ 3.4 số người mong muốn tham gia nếu Nhà nước bắt buộc chiếm 10%, số liệu này cho thấy ý thức tự giác hay tinh thần tự nguyện bảo vệ cho bản thân của người nông dân còn thấp.

Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy được một điều là: mong muốn tham gia BHXH tự nguyện của người dân thì nhiều nhưng khi triển khai thì lại đạt kết quả lại ít (chỉ có 6,75% số người tham gia). Để có thể đánh giá nguyên nhân tại sao lại như vậy, tôi tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai chính sách và quyết định tham gia BHXH tự nguyện, từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn được hiệu quả hơn.

3.2.4.1. Ảnh hưởng của chính sách

Chính sách BHXH tự nguyện có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, mở rộng phạm vi BHXH cho người dân. Ngoài những vấn đề như việc ban hành, sự quản lý, cơ chế vận hành, nội dung chính sách phải thực sự phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân, có như vậy chính sách BHXH tự nguyện mới vận hành tốt và đi vào cuộc sống của người nông dân. Bên cạnh đó, vấn đề về thủ tục tham gia, thủ tục hưởng, mức đóng, mức hưởng là vấn đề nội tại của chính sách lại có tính tiên quyết đến sự tham gia BHXH tự nguyện. Một khi thủ tục mà quá rườm rà, phức tạp và mức đóng thì quá cao còn mức hưởng lại thấp liệu rằng ai sẽ muốn tham gia. Do đó, để phân tích xem ảnh hưởng của chính sách đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện, tôi chủ yếu tập trung phân tích sự ảnh hưởng của thủ tục tham gia, thủ tục hưởng và mức đóng, mức hưởng đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Còn nhiều thủ tục, nhiều giấy tờ 53,75% - Nhanh gọn, không mất thời gian 18,50% - Khác 27,75%

Biểu đồ 3.5: Ý kiến về thủ tục tham gia, thủ tục hưởng BHXH tự nguyện

Từ biểu đồ 3.5 cho thấy có tới 215 người được hỏi cho rằng thủ tục tham gia, thủ tục hưởng BHXH tự nguyện quá rườm rà, nhiều giấy tờ, chiếm 53,75% trong tổng số người được phỏng vấn. Chỉ có 74 người lại có ý kiến là thủ tục nhanh gọn, chiếm 18,5%. Số còn lại có ý kiến khác, ý kiến trung lập chiếm tới 27,75%. Từ thực tế này đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác cải cách hành chính, giảm tải các thủ tục giấy tờ sao cho thật đơn giản, dễ dàng mà vẫn đảm bảo yêu cầu pháp lý.

Sự ảnh hưởng của thủ tục tham gia, thủ tục hưởng đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân được thể hiện qua bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5: Sự ảnh hƣởng của thủ tục tham gia, thủ tục hƣởng và kết quả thực hiện BHXH tự nguyện

Tiêu chí Số ngƣời Tỉ lệ (%) các ý kiến Tổng số Nhanh gọn Rườm rà, nhiều giây tờ Ý kiến khác Nhanh gọn Rườm rà, nhiều giây tờ Ý kiến khác Tổng số (ngƣời) 400 74 215 111 18.50 53.75 27.75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chưa tham gia (người) 373 71 205 97 19.03 54.96 26.01

Tỉ lệ (%) số Người đã

tham gia 6.75

4.05 4.65 12.61

Tỉ lệ (%) số Người

chưa tham gia 93.25 95.95 95.35 87.39

Từ bảng 3.5 ta thấy, trong số 27 người đang tham gia (chiếm 6.75%) có 11,11% cho rằng thủ tục nhanh gọn, 37,04% cho rằng còn nhiều thủ tục, giấy tờ và 51,85% có ý kiến khác. Ngược lại, trong số 373 người chưa tham gia (chiếm 93,25%) đa số lại cho rằng lại cho rằng còn nhiều thủ tục, giấy tờ chiếm 54,96%. Nhìn vào số liệu điều tra đã thu thập được ở trên, ta nhận thấy sự ảnh hưởng của thủ tục tham gia, thủ tục hưởng đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện cho người nông dân là rất lớn. Vốn dĩ, người nông dân đã rất ngại động chạm đến giấy tờ, thậm chí còn có những trường hợp khác nhau giữa tên đệm và năm sinh giữa các giấy tờ tuỳ thân (như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu). Do vậy, để giúp người nông dân tiếp cận và được thụ hưởng từ chính sách BHXH tự nguyện, yêu cầu cơ quan chuyên trách cần phải không ngừng thực hiện công tác cải cách hành chính, giảm thiểu đến mức tối đa thủ tục giấy tờ. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan pháp lý để cung cấp giấy tờ tuỳ thân cho người nông dân thật chính xác đúng tên, đúng tuổi. Tránh tình trạng sau này chi trả, trợ cấp chế độ bị nhầm lẫn sai sót.

Thấp 3,25% Hợp lý 26,50% Cao 70,25%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.6: Tổng hợp ý kiến về mức đóng BHXH tự nguyện

Thấp 64,25% Cao 4,75% Hợp lý 31,00%

Biểu đồ 3.7: Tổng hợp ý kiến về mức hưởng

Qua hai biểu đồ 3.6 và 3.7 ở trên có thể thấy một điều rằng: khi phỏng vấn người dân thì đa phần họ đều cho rằng mức đóng hiện nay là cao với 281 người lựa chọn (chiếm 70,25%) và mức hưởng lại thấp với 257 người lựa chọn (chiếm 64,25%). Số còn lại rất ít được hỏi cho rằng mức đóng hiện nay thấp (chiếm 3,25%) và mức hưởng cao (chiếm 4,75%). Còn lại thì cho rằng các múc đóng và mức hưởng là tương đối hợp lý. Với nguyên tắc đóng và hưởng là nguyên tắc cơ bản của chính sách BHXH thì mức đống cao sẽ hưởng cao và ngược lại. Các mức hưởng hiện nay đều được tính toán dựa trên các mức đóng khác nhau, tùy theo các mức thu nhập, mức tiền lương của người tham gia. Do đó, sẽ không thể có việc đóng ít hưởng nhiều như mong muốn mà phải có sự đóng góp nhiều. Trong một số trường hợp đặc biệt như: xảy ra rủi ro, mất sức lao động thì sẽ nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên quỹ sẽ vẫn được đảm bảo do nguyên tắc số đông bù số ít.

Trong nghiên cứu này, việc ý kiến của người dân về mức đóng, mức hưởng bị chi phối bởi tính chất công việc, mức thu nhập, yếu tố tâm lý và mong muốn của bản thân chứ chưa có cơ sở khoa học. Với công việc thường rất vất vả, thu nhập thấp lại không ổn định, việc có thể trích ra một khoản tiền (hiện nay là 22% thu nhập) cho tham gia BHXH tự nguyện là điều vô cùng khó khăn. Mặc khác, người dân luôn có tâm lý chung là muốn đóng ít lại được hưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều, chính vì những lý do đó mà phần lớn ý kiến của người dân cho là mức đóng BHXH tự nguyện hiện tại là cao và mức hưởng lại thấp. Cũng chính từ những điều này đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện cho người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai.

Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của mức đóng, mức hƣởng và kết quả thực hiện BHXH tự nguyện

Tiêu chí Tổng số (ngƣời) Đã tham gia (ngƣời) Chƣa tham gia (ngƣời) Tỉ lệ (%) số Ngƣời đã tham gia Tỉ lệ (%) số Ngƣời chƣa tham gia Số người Tổng số 400 27 373 6.75 93.25 Mức cao Đóng 292 2 290 0.68 99.32 Hưởng 21 8 12 38.10 57.14 Mức thấp Đóng 9 7 2 77.78 22.22 Hưởng 247 2 246 0.81 99.60 Hợp lý Đóng Hưởng 99 18 81 18.18 81.82 132 17 115 12.88 87.12 Tỉ lệ (%) các ý kiến Mức cao Đóng 73.00 7.41 77.75 Hưởng 5.25 29.63 3.22 Mức thấp Đóng 2.25 25.93 0.54 Hưởng 61.75 7.41 65.95 Hợp lý Đóng 24.75 66.67 21.72 Hưởng 33.00 62.96 30.83

Chỉ có 2 người trong tổng số 27 người đã tham gia cho rằng mức đóng hiện tại là cao và mức hưởng là thấp, chiếm 7,41%. Phần lớn số người đã tham gia cho rằng mức đóng và mức hưởng là hợp lý, chiếm tới hơn 60%. Với việc đã tham gia BHXH tự nguyện, họ cho rằng mức đóng BHXH tự nguyện hiện tại là hoàn toàn phù hợp với khả năng tài chính của họ, điều này là phù hợp vì họ nghĩ rằng mức đóng hợp lý nên họ mới sẵn sàng tham gia.

Đối với những người chưa tham gia (373 người, chiếm 93,25%), đa số họ cho rằng mức đóng hiện tại là cao và mức hưởng lại thấp. Điều này ảnh hưởng tới tâm lý của người tham gia, bởi lẽ với mức đóng cao và mức hưởng thấp sẽ không tạo động lực để người tham gia mặn mà với BHXH tự nguyện khi mà họ cảm thấy không có nhiều lợi ích, do đó cũng không quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện. Từ mối quan hệ giữa mức đóng mức hưởng và kết quả thực hiện BHXH tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguyện cho ta thấy, mức đóng mức hưởng có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn.

Thực chất của vấn đề này không phải hoàn toàn là do mức đóng cao và mức hưởng thấp. Theo ý kiến của các nhà khoa học, khi đưa ra chính sách an sinh xã hội, người ta sẽ phải tính sao cho mức đóng và mức hưởng phù hợp với mức thu nhập của người tham gia, đồng thời cân đối quỹ BHXH tự nguyện. Do đó, việc hạ thấp mức đóng xuống và nâng cao mức hưởng lên là điều không nên làm vì nó sẽ khiến cho quỹ BHXH tự nguyện sẽ không được bảo đảm, gây ra tình trạng mất cân đối trong thu - chi quỹ BHXH.

Từ các bước phân tích trên, ta có thể thấy rằng, muốn cho việc thực hiện BHXH tự nguyện đạt kết quả cao cần phải tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, bằng nhiều cách thức giúp người nông dân hiểu biết và nhận thức sâu sắc về nội dung của chính sách. Từ đó, người nông dân mới có cái nhìn toàn diện và có ý kiến nhận xét dựa trên cơ sở khoa học về mức đóng, mức hưởng BHXH tự nguyện. Một khi họ đã nhận ra rằng mức đóng, mức hưởng được tính toán dựa trên nguyên tắc cơ bản, khoa học và hoàn toàn phù hợp với mức thu nhập của họ thì lúc ấy họ sẽ sẵn sàng tự nguyện tham gia, để BHXH tự nguyện là cách để người dân có được sự tích lũy cho tương lai khi vẫn còn khả năng lao động, tạo chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống sau này khi tuổi già, sức yếu.

3.2.4.2. Ảnh hưởng của thông tin, truyền thông

Công tác thông tin, tuyên truyền góp phần củng cố, xây đắp niềm tin, nâng cao uy tín, vị thế của chính sách BHXH nói chung và BHXH nói riêng trong hệ thống an sinh xã hội và trong lòng mỗi người dân; ngăn chặn, phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi cố tình vi phạm pháp luật về BHXH. Đặc điểm của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có trình độ nhận thức, điều kiện cơ sở vật chất để nắm bắt và cập nhật thông tin còn yếu và thiếu rất nhiều. Hơn nữa, hình thức truyền thông chưa có hiệu quả và chưa thực sự phù hợp, nên người dân luôn trong tình trạng thiếu thông tin rất nhiều, đặc biệt là đối với một huyện miền núi như huyện Võ Nhai. Để có cái nhìn và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yếu tố thông tin, tuyên truyền trong công tác phát triển BHXH tự nguyện, ta sẽ phân tích qua các biểu đồ sau đây:

- Có biết 24,3% - Biết khá rõ 5,8% - Không biết 10,8% - Có nghe nói nhưng không hiểu 59,3%

Biểu đồ 3.8: Tổng hợp về mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện

Tỷ lệ người nông dân hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện không nhiều, mới chỉ chiếm 30,1% trong tổng số hộ được phỏng vấn, 10,8% là không biết gì, còn lại 59,3% là nghe nói nhưng chưa biết rõ những quy định, thủ tục cũng như những quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện và các vấn đề có liên quan đến chính sách BHXH tự nguyện. Điều này cho thấy, việc tiếp cận qua các kênh thông tin như: các văn bản của Nhà nước, đài phát thanh, tivi, báo, tờ rơi, người thân, bạn bè, hay từ các cán bộ BHXH, cán bộ chính quyền, đoàn thể còn yếu. Hoặc các đối tượng này chưa thực sự quan tâm nhiều đến chính sách BHXH tự nguyện nên chưa chủ động năm bắt thông tin. Do đó, người dân không thể hiểu rõ được hết những ích lợi và ý nghĩa của việc tham gia BHXH tự nguyện, nên ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện.

Với công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, việc tuyên truyền có rất nhiều kênh khác nhau. Khi được phỏng vấn, người dân đã đưa ra được rất nhiều lựa

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)