Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 103)

5. Bố cục luận văn

4.1.1. Quan điểm phát triển

Xây dựng hệ thống kinh tế mở về cơ cấu và quản lý, gắn liền với thị trường trong huyện và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phát huy, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực của huyện vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo; Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trên mọi lĩnh vực, phấn đấu đến năm 2020 đạt mức tăng trưởng kinh tế cao ổn định, phát triển kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - công nghiệp; Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên của huyện, tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, lấy trọng tâm là ổn định dân cư, nâng cao thu nhập bằng sự phát triển tổng lực.

Phát triển kinh tế xã hội phải quán triệt lấy nội lực là chính, huy động tối đa các nguồn lực tại chỗ, kết hợp sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các chương trình, nguồn vốn đầu tư khác; ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, điện; gắn phát triển kinh tế với công bằng xã hội, giải quyết cơ bản các vấn đề bức xúc về xã hội, nâng cao tích luỹ nội bộ và mức sống của các tầng lớp nhân dân, giảm khoảng cách thu nhập giữa các xã, các tiểu vùng trong huyện; phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an toàn xã hội. Đặc biệt quan tâm đến vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn và các vấn đề nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)