5. Bố cục luận văn
1.2.2. Sử dụng Quĩ BHXH tự nguyện
1.2.2.1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi theo chế độ hưu trí và tử tuất khi có đủ điều kiện theo quy định. Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được miễn thuế. Các chế độ cụ thể:
a) Chế độ hưu trí
* Lương hưu hàng tháng
Mức lương hưu hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tỷ lệ % lương hưu được hưởng nhân với mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó:
+ Tỷ lệ % để tính lương hưu được hưởng tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 15 năm đóng bảo hiểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xã hội đầu tiên, từ năm thứ 16 trở đi, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Đối với người nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà trước đó đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì tỷ lệ % hưởng lương hưu sau khi tính như trên sẽ bị giảm đi 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
+ Mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bình quân các mức thu nhập tháng của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, nếu lương hưu hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung, thì được quỹ bảo hiểm xã hội bù bằng mức lương tối thiểu chung.
+ Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế theo quy định của Chính phủ.
+ Người hưởng lương hưu được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.
* Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
Mức trợ cấp được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
* Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần:
Mức bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp chỉ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm thì mức trợ cấp bằng số tiền đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, nhưng không quá 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
b) Chế độ tử tuất
* Trợ cấp mai táng: người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
* Trợ cấp tuất hàng tháng
- Mỗi thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
- Trường hợp một người chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người; trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp theo quy định trên.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của thân nhân được tính từ tháng liền kề sau tháng đối tượng chết.
* Trợ cấp tuất một lần
- Người đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm thì mức trợ cấp bằng số tiền đã đóng, nhưng không quá 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Người đang hưởng lương hưu chết thì thân nhân được hưởng mức trợ cấp tuất một lần tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ thêm 1 tháng hưởng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
- Đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức trợ cấp tuất một lần cũng được tính tương tự như trên nhưng mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội hoặc 3 tháng lương hưu trước khi chết.
1.2.2.2. Đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đây là khoản chi cho các hoạt động thường xuyên của tổ chức BHXH, bao gồm: Chi lương cho đội ngũ làm công tác BHXH trong toàn hệ thống; Chi phí nghiệp vụ BHXH; Chi nghiên cứu khoa học BHXH; Chi phí hành chính (điện, nước, văn phòng phẩm, …); Chi phí mua sắm, sửa chữa,…
1.2.2.4. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ
Đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện là quá trình sử dụng bộ phần nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH tự nguyện vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, nhằm bảo toàn giá trị gốc và tăng thêm giá trị so với giá trị gốc, góp phần đáp ứng nhu cầu chi trả các trợ cấp BHXH tự nguyện hiện tại, tương lai và các chi phí khác có liên quan đến BHXH tự nguyện.
Quỹ BHXH tự nguyện là quỹ tiền tệ độc lập, tập trung, nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH tự nguyện nhằm mục đích chi trả cho những người được BHXH tự nguyện và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.
Do đặc thù người tham gia BHXH tự nguyện đóng phí trong một thời gian dài và thường là rất lâu sau họ mới được hưởng các chế độ trợ cấp dài hạn (như hưu trí, tuất...), đồng thời số người tham gia đóng phí và hưởng tại một thời điểm thường có chênh lệch dương (đôi khi khá lớn) nên quỹ BHXH tự nguyện tại một thời điểm nhất định có số tiền kết dư lớn.
Mặt khác, quỹ BHXH tự nguyện cũng luôn phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro, như việc tính toán mức đóng - mức hưởng của đối tượng không khoa học; những biến động xã hội đặc biệt dẫn đến việc bội chi quỹ; bị giảm giá trị do lạm phát thông thường, do lạm phát từ các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và nước ngoài tác động...
Những đặc thù đó đòi hỏi quỹ BHXH tự nguyện phải được chú trọng đến hoạt động đầu tư tăng trưởng để tránh bị bội chi. Sự quay vòng bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện là một đặc trưng cơ bản của hoạt động BHXH trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động đầu tư quay vòng vốn để bảo toàn và tăng trưởng giá trị quỹ BHXH tự nguyện là một yêu cầu nhất thiết khách quan, đảm bảo cho sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tồn tại, phát triển và phát huy tác dụng của chính sách BHXH tự nguyện trong việc bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững.