Một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 45)

5. Bố cục luận văn

1.4.1. một số quốc gia trên thế giới

Trên thế giới loại hình BHXH tự nguyện đã được thực hiện ở nhiều nước. Nhưng do điều kiện về tài liệu có hạn nên đề tài chỉ nêu được tình hình thực hiện loại hình BHXH tự nguyện ở một vài nước trên thế giới để tham khảo thêm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4.1.1. Indonesia

Indonesia, một nước có tới 13.671 hòn đảo lớn nhỏ và cũng là một trong 5 nước đông dân cư nhất trên thế giới, năm 2011 có khoảng 241,6 triệu người, sống tập trung trên 300 hòn đảo, trong đó 2/3 dân số sống tại vùng đất màu mỡ của đảo Giava và đảo nhỏ Mađura nằm cạnh. Trên 55% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Do đó, loại hình BHXH tự nguyện ở Indonesia chủ yếu thực hiện đối với lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đó là nông dân. Tuy nhiên đa số nông dân đều sống với mức thu nhập tối thiểu, hầu như không đủ chu cấp cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống chứ chưa nói đến việc phải trang trải cho các sự cố có thể xảy ra trong cuộc sống.

Nói chung lao động nông nghiệp phải chịu những rủi ro xã hội lớn hơn so với rủi ro xã hội mà Người lao động thuộc các khu vực khác phải đối đầu. Do đó, Chính phủ Indonesia xác định việc áp dụng những chương trình BHXH đối với dân số sống ở nông thôn là một phần không thể thiếu được của chương trình kế hoạch phát triển nông nghiệp và nồng thôn trong khuôn khổ cung cấp các phúc lọi xã hội cho toàn dân. Đặc điểm của sự phát triển nông thôn ở Indonesia là sử dụng mô hình chuyển đổi từ “một làng truyền thống” sang “một làng tiên tiến và tự cung tự cấp” thông qua “một làng quá độ”. Cho nên BHXH ở đây thường gắn kết chặt chẽ với các chính sách xã hội khác như chính sách đảm bảo xã hội, cứu trợ xã hội, trợ cấp cho nông nghiệp ở nông thôn Indonesia lực lượng lao động chủ yếu bao gồm những người làm công ăn lương trong nông nghiệp và lao động tự do. Lao động nông nghiệp thực hiện các công việc của họ thông qua các hợp đồng về việc làm bằng hợp đồng “miệng” hoặc bằng “văn bản”, hợp đồng "ngầm" hoặc hợp đồng “rõ ràng” hoặc thông qua trao đổi công việc. Còn người lao động tự do là những nông dân độc lập hoặc lao động trong gia đình của mình. Tuy nhiên hầu hết các vùng, lao động ở nông thôn và lao động tự do là những người lao động thủ công: thủ công trong công việc thực tế của họ, trong cách sinh sống cũng như trong cung cách thu nhập của họ. Do đó, họ càng cần được bảo vệ, che chắn của BHXH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Những chương trình BHXH được thực hiện đối với lao động trong khu vực nông thôn bao gồm: chăm sóc y tế, tuất, trợ cấp MSLĐ và trợ cấp hưu tuổi già ...

Hệ thống BHXH cần phải đủ quỹ để chi trả trợ cấp theo luật định cũng như trang trải cả quản lý phí. Tuy nhiên, đối với dân số ở nông thôn vấn đề tài chính cho một hộ thống BHXH đang có nhiều khó khăn. Do mức độ thu nhập của nông dân rất thấp, cần có các chế độ ưu tiên, hỗ trợ khác để giảm mức đóng góp cho họ và có nhiều phương thức đóng cho họ. Chẳng hạn, có thể cho họ đóng nhiều lần hoặc một lần/năm. Thậm chí, còn có thể cho phép họ đóng góp cố định theo năm nông nghiệp với cùng một mức đóng góp như nhau cho mọi người mà không gắn với thu nhập riêng của họ.

Đối với những người làm công ăn lương đều phải tham gia BHXH bắt buộc và được chủ sử dụng lao động đóng. Riêng hưu trí người lao động phải đóng 2% tiền lương của mình. Còn đối với lao động tự do khi tham gia BHXH tự nguyện, ấn định một mức đóng như nhau cho mọi thành viên.

Phương pháp chi trả trực tiếp là dễ dàng nhất và việc chi trả được thực hiện ngay tại các quầy của các hợp tác xã trong làng hoặc thông qua thư ký của làng hoặc thôn xóm để họ trả cho người được hưởng.

1.4.1.2. Hunggari

Hunggari có khoảng 10,1 triệu người (2011). Lịch sử hệ thống bảo hiểm hưu trí tuổi già của Hunggari được khởi đầu từ những hiệp hội mang tính tự nguyện liên quan đến những ngành nghề nhất định, bắt đầu từ ngành mỏ. Sau đó, một hệ thống hưu trí đảm bảo cho đa số Người lao động trong cả nước có từ cuối thế kỷ XIX. Đây chính là nền móng của hệ thống hưu trí sau này. Từ 01/01/1929 hệ thống hưu trí của Hunggari được Nhà nước tổ chức và đảm bảo. Đến 1975 thì nó đã trưởng thành và phát triển rộng khắp. Tới thập niên 90 thu nhập của hệ thống này đã đạt tới 10% GDP.

Song, để hệ thống hưu trí này hoạt động có hiệu quả hơn, Quốc hội Hunggari đã đưa ra điều luật cho phép mở ra các Quỹ hưu trí tư nhân tự nguyện và bắt buộc. Trong các năm 1996-1997 Chính phủ đã xem xét và thay đổi cơ bản một số điều kiện nghỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hưu như tăng độ tuổi nghỉ hưu (1996) và xét lại thu nhập trung bình để tính mức nhận trợ cấp tối đa và thành lập các quỹ hưu trí (1997). Tuy nhiên quá trình cải cách đến nay cũng vẫn chưa hoàn chỉnh.

Quỹ hưu trí từ nguyện Hunggari được thành lập từ 12/1998 theo hình thức tiết kiệm tự nguyện. Số lượng thành viên tham gia ngày càng tăng lên nhanh chóng. Hiện có khoảng 38 quỹ hưu trí tự nguyện đang trong quá trình hoạt động, sáp nhập và giải thể. Nhờ có hệ thống này đã phần nào giảm gánh nặng từ quỹ hưu trí công cộng bắt buộc của Nhà nước đang “quá tải”.

Bên cạnh đó còn có các Quỹ hưu trí tự nguyện tư nhân cũng phát triển mạnh “như nấm sau cơn mưa”. Năm 1998 có khoảng 250 nhóm với số lượng người tham gia là trên 1 triệu chiếm tới 1/4 lực lượng lao động cả nước. Tổng tài sản tăng đáng kể đạt tới 70 tỷ Foring (khoảng 261 Foring-lUSD).

Quỹ hưu trí tự nguyện tư nhân đặt dưới sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Tài chính thông qua Uỷ ban giám sát Quỹ hưu trí của Nhà nước. Uỷ ban này, có thẩm quyền cấp giấy phép và kiểm tra hoạt động của Quỹ khi cần thiết và Quỹ phải báo cáo hàng năm với Uỷ ban.

Bất cứ một công dân tự do nào cũng có thể trở thành thành viên của Quỹ, nhưng phải đóng góp những khoản tiền theo quy định và được nhận trợ cấp từ Quỹ. Đến năm 2000 có 270 quỹ hưu trí tư nhân hoạt động như Quỹ hưu trí tư nhân tự nguyện, chia thành 3 loại hình:

+ 233 quỹ hoạt động giống như quỹ hưu trí tư nhân tự nguyện. + 24 quỹ giống như quỹ y tế tư nhân.

+ 13 quỹ giống như quỹ thay thế thu nhập.

Mức đóng góp cho Quỹ hưu trí tư nhân tự nguyện và đối tượng tham gia quỹ giống như Quỹ hưu trí tư nhân bắt buộc.

Đối tượng tham gia: Tất cả mọi Người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Tuổi đời nghỉ hưu 62 tuổi cho cả, nam và nữ có thời gian đóng BHXH 20 năm. Tuy nhiên, những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại sẽ được giảm tuổi đời về hưu và giảm số năm đóng BHXH theo quy định của Nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hoa Kỳ cũng là một trong 5 nước đông dân nhất thế giới. Năm 2011 có khoảng 314 triệu người.

Hoa Kỳ thực hiện đa dạng hoá các loại hình BHXH với 4 loại hình chủ yếu: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHXH quân nhân và quỹ hưu trí. Trong đó BHXH bắt buộc là một hệ thống quốc gia có liên quan đến 95 % lực lượng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (148 triệu người) chủ yếu là lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp.

Tiền trợ cấp về BHXH chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu về tài chính cho Người lao động. Nên họ phải tìm kiếm các nguồn thu nhập bổ sung khác như tiền tiết kiệm, tiền BHXH tự nguyện.

Về BHXH tự nguyện, Hoa Kỳ thực hiện rộng rãi việc tư nhân hoá loại hình BHXH tự nguyện, chủ ỵếu do các nhà doanh nghiệp tư nhân lập ra để phục vụ Người lao động. Trong tổng số 5 triệu doanh nghiệp có khoảng 700.000 doanh nghiệp đã thực hiện đóng BHXH tự nguyện với tổng số khoảng 50 triệu người. Ở Hoa Kỳ, Người lao động có thể vừa tham gia loại hình BHXH bắt buộc vừa có thể tham gia loại hình BHXH tự nguyện.

Cơ sở pháp lý của loại hình BHXH tự nguyện là Luật BHXH. Cơ quan quản lý loại hình BHXH tự nguyện là Bộ Lao động Hoa Kỳ, còn cơ quan BHXH Hoa Kỳ không quản lý loại hình này.

Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành từ sự đóng góp của cả Người lao động và người SDLĐ. Mức đóng gồp tối thiểu được quy định theo Luật BHXH và Luật thuế do Hạ nghị viên ban hành, các mức khác do người tổ chức BHXH tự nguyện quy định và phải được Bộ Lao động chấp thuận. Luật cũng quy định người nhận lương hưu cao cũng phải nộp thuế thu nhập.

Quỹ BHXH tự nguyện hiện nay rất lớn, chiếm tới 20% thị trường tài chính Hoa Kỳ. BHXH tự nguyện chỉ quy định áp dụng chế độ hưu trí. Điều kiện để tham gia BHXH tự nguyện là sau 1 năm làm việc ở doanh nghiệp. Hiện tại có hai dạng xác định trợ cấp hưu trí như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dạng cũ: Mức trợ cấp được xác định theo số năm đóng góp, tỷ lệ đóng góp do Hạ viện quy định bằng 4% tiền lương tháng, người SDLĐ không phải đóng góp hàng tháng mà đóng góp hàng năm (theo luật định). Tỷ lệ hưởng trợ cấp hưu trí là 1 % cho một năm đóng góp.

Dạng mới: Mức đóng góp xác định theo hình thức tài khoản cá nhân (Quỹ tiết kiệm phòng xa). Trợ cấp được xác định trên cơ sở số tiền đóng góp và hiệu quả đầu tư tăng trưởng, không quy định trước tỷ lệ hưởng, Số tiền đóng góp của Người lao động và tiền lãi thu được đo đầu tự được thông báo hàng năm và đồng thòi thông báo cả mức trợ cấp sẽ đừợc nhận theo số tiền đóng góp tương ứng cho Người lao động. Người lao động có quyền xem xét, kiểm tra quá trình đầu từ bằng số tiền đã đóng góp của mình.

Do đó, mức trợ cấp theo dạng này không cố định mà phụ thuộc vào mức đóng góp và hiệu quả đầu tư. Người lao động có quyền lựa chọn nhận trợ cấp 1 lần hoặc nhận thường kỳ hàng tháng..

Hiện nay, số LĐ tham gia lọai hình BHXH tự nguyên phân đều cho cả hai dạng trên nhưng xu hướng đang chuyển dần từ dạng cũ sang dạng mới. Theo số liệu của Viện nghiên cứu trợ cấp của Người lao động thì hiện tại có 97% lao động nông nghiệp, 40% lao động trong ngành tiểu, thủ công nghiệp và lao động làm việc trong khu Vực phi kết cấu đã tham gia loại hình BHXH tự nguyện của tư nhân.

Với loại hình BHXH tự nguyện, ở Hoa Kỳ vai trò của Nhà nước đối với quỹ BHXH tự nguyện rất to lớn và quan trọng. Nhà nước có cơ quan bảo hiểm quỹ trợ cấp để bảo hiểm cho quỹ BHXH tự nguyện trong các trường hợp quỹ có nguy cơ đổ vỡ. Ngoài ra, ở Hoa Kỳ còn có các tổ chức phi Chính phủ cũng theọ dõi về BHXH. Đây là cơ quan có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp BHXH, họ có thể phản đối toàn bộ chính sách hoặc phản đối với con số của chính sách BHXH đưa ra. Vai trò của tổ chức này là tư vấn cho Hạ nghị viện trong việc đề ra chính sách; đưa lên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền về chính sách và giám sát, theo dõi thực hiện. Thường các tổ chức phi Chính phủ này đại diện cho người nghèo, người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

yếu thế không có tiếng nói trong Hạ viện đối với chính sách BHXH nhưng lại có tiếng nói hữu hiệu trong nhân dân.

* Bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu về BHXH tự nguyện ở một số nước trên thế giới chúng ta cố thể rút ra một số vấn đề sau:

- Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện rất đa dạng, phức tạp và thường gặp phải rủi ro xã hội nhiều hơn so với các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

- Vị thế kinh tế yếu kém của họ dẫn đến thu nhập của họ rất thấp, lại thất thường, không ổn định, nhất là đối với khu vực nông nghiệp. Thu nhập khó xác định, có khi bằng cả hiện vật chứ không phải lúc nào và ở đâu cũng tính được bằng tiền.

- Nói chung thường không tồn tại quan hệ lao động giữa Người lao động với chủ sử dụng lao động nên đối tượng thường phải tự đóng toàn bộ phí BHXH nên mức đóng góp để bằng loại hình BHXH bắt buộc là khá lớn nhiều khi vượt quá khả năng của họ.

- Nhận thức về BHXH, trình độ dân trí có hạn và tính phức tạp đa dạng của đối tượng này cả về không gian lẫn thời gian đã dẫn đến quản lý lọai hình này gặp nhiều khó khăn phức tạp cả về thu lẫn chi quỹ.

Một số lưu ý khi ban hành và thực hiện chính sách BHXH tự nguyện

- Chính sách phải “mềm dẻo” (nhiều mức đóng góp, nhiều phương thức đóng góp, nhiều mức thụ hưởng và tính riêng cho từng chế độ sẽ áp dụng..) để cho Người lao động và người sử dụng lao động tự giác lựa chọn tham gia.

- Luôn đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.

- Quỹ phải được hạch toán độc lập, quản lý tập trung thống nhất theo quy định quản lý tài chính của nhà nước, đảm bảo công bằng, công khai và dân chủ trong toàn hệ thống.

- Quỹ phải được nhà nước bảo hộ, hỗ trợ thêm khi cần thiết và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, kiểm soát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thành lập loại hình BHXH tự nguyện tương đồng với loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Thành lập quỹ tiết kiệm phòng xa cho từng cá nhân.

- Gắn với các chính sách bảo đảm xã hội và cứu trợ xã hội khác.

Nhưng chọn hình thức nào là tuỳ thuộc vào nhu cầu khả năng và mong muốn của các loại đối tượng tham gia và điều kiện kinh tế -xã hội, chính trị và đặc điểm của mỗi nước. Có thể thực hiện tư nhân hoá BHXH nhưng nhà nước phải quản lý chặt chẽ bằng pháp luật, đặc biệt là khâu kiểm tra, kiểm soát các quỹ BHXH tự nguyện này, kể cả việc lập quỹ bảo hiểm tiển gửi cho các quỹ BHXH tự nguyện tư nhân này.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)