5. Bố cục luận văn
3.2. Thực trạng về thu BHXH và BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai
Khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 71,6% nông dân sinh sống, đây là lực lượng cơ bản trực tiếp lao động tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển thì nông dân hiện nay đang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
là tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi nhất so với công sức lao động bỏ ra của họ. Do đó, Đảng và Nhà nước nói chung, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Nguyên nói riêng cần phải có nhiều chính sách xã hội đối với khu vực này. Tuy nhiên, những chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng cho người lao động thuộc khu vực nông thôn còn chưa được quan tâm đúng mức, nên chưa thực sự tạo ra động lực to lớn và phát huy vai trò của họ đối với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và tỉnh nhà.
Nhận thức tầm quan trọng và chưa đầy đủ của vấn đề này, Đảng, Chính phủ đã nhấn mạnh: “Trong quá trình hội nhập và phát triển, nông dân là lực lượng xã hội cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương, gánh nặng hệ lụy trước những tác động của kinh tế thị trường. Do đó chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện chính sách xã hội hài hoà, các chính sách phúc lợi đối với nông dân, nhất là người nông dân ở miền núi vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Phải đảm bảo nâng cao đời sống về mọi mặt và thực hiện các chính sách BHXH cho nông dân khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đó chính là yếu tố quyết định để nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta hội nhập và phát triển”.
Với mục đích an sinh xã hội, tạo niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho người lao động, BHXH tự nguyện từ khi ra đời có vai trò quan trọng đối với bộ phận lao động khu vực phi chính thức nói chung và nông dân nói riêng, là khu vực đang chiếm tỷ trọng lớn của đất nước. Năm 2012, đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Võ Nhai chiếm 92,7% số người trong độ tuổi lao động. Như vậy, có thể nói số lao động ở khu vực thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện rất lớn, tiềm năng của BHXH tự nguyện dồi dào. Để có cái nhìn tổng quan về thu BHXH và BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện, qua đó có cơ sở để đánh giá tình hình và đề ra những biện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện, chúng ta sẽ xem xét thực trạng về BHXH và BHXH tự nguyện hiện nay trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
3.2.1. Đối tượng tham gia BHXH và BHXH tự nguyện.
Tỷ lệ tham gia BHXH còn thấp, đạt 6,8% dân số trong độ tuổi lao động, tập trung chủ yếu ở những đối tượng phải thu BHXH bắt buộc, số đối tượng theo hình thức tự nguyện chiếm tỷ lệ không nhiều 0,18% dân số trong độ tuổi lao động.
- BHXH nói chung
Là cơ quan có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện Võ Nhai, BHXH huyện Võ Nhai từ khi thành lập đã phấn đấu không ngừng nhằm đưa mục tiêu an sinh xã hội trên địa bàn đạt hiệu quả cao nhất, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân trên địa bàn. Ngay từ khi có luật BHXH ra đời, việc cụ thể hóa các chính sách giúp cho công tác BHXH ngày càng được thuận lợi và đi vào cuộc sống. Với đặc điểm là một huyện miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, ngoài số thu BHXH của đối tượng bắt buộc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các loại hình doanh nghiệp thì huyện Võ Nhai đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo mọi điều kiện cho người dân được tiếp cận đầy đủ các chế độ. Qua đó, quyết định số 45/2011/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số: 28/2012/TTLT-BGDĐT- BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 45/2011/QĐ- TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí đã góp phần tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia BHXH. Kết quả thực hiện BHXH trên địa bàn huyện Võ Nhai từ năm 2008 đến năm 2013 được trình bày ở bảng sau.
Bảng 3.2: Số thu BHXH trên địa bàn huyện Võ Nhai (2008-2013) Năm Số đối tƣợng tham gia BHXH Số tiền (triệu đồng)
2008 2,210 8,006
2009 2,393 9,508.70
2010 2,548 12,914.30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2012 2,690 20,942.10
2013 2,795 26,659.90
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008-2013 của BHXH huyện Võ Nhai)
Nhìn vào số liệu trên ta thấy số người tham gia tăng dần qua các năm, theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012, dân số huyện Võ Nhai là 65.583 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 40.380 người, từ đó cho thấy số người trong độ tuổi lao động chưa tham gia BHXH khoảng 37.585 người chiếm tỷ lệ 93% số người trong độ tuổi lao động.
Chưa tham gia
93%
Tham gia 7%
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ % số người tham gia BHXH/Số người chưa tham gia BHXH
Kết quả trên không cho thấy tỷ lệ tham gia BHXH trên địa bàn huyện Võ Nhai còn thấp, vẫn còn rất nhiều đối tượng trong độ tuổi lao động chưa tham gia, đây là nguồn tiềm năng lớn để phát triển BHXH trong tương lai.
- BHXH tự nguyện
Nhằm phát triển BHXH cho mọi đối tượng tham gia, ngoài việc thu BHXH bắt buộc nói chung, công tác thu BHXH tự nguyện tại huyện Võ Nhai trong những năm qua đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên số tham gia vẫn chưa cao, số liệu qua các năm (2008-2013) cho thấy:
Bảng 3.3. Số thu BHXH tự nguyện, số chi BHXH tự nguyện (2008-2013) Năm Số đối tƣợng (người) (triệu đồng)Số thu (triệu đồng)Số chi Tỷ lệ chi/thu
(%)
2008 14 4.7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2010 24 42.5
2011 19 38.6 13.8 35.74
2012 44 90.4 16.9 18.71
2013 73 188.3 19.1 10.12
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008-2013 của BHXH huyện Võ Nhai)
Qua số liệu trên cho thấy số đối tượng tăng rất nhanh qua các năm, bình quân đạt 51,7%. Để đạt được kết quả này, BHXH huyện Võ Nhai đã không ngừng tuyên truyền vận động và ý thức tham gia BHXH của người dân cũng tăng cao.
14 27 24 19 44 73 2.196 2.366 2.524 2.585 2.646 2.722 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 1 2 3 4 5 6 BHXH tự nguyện BHXH Bắt buộc
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh số người tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc từ năm 2008-2013
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện so với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Qua biểu đồ trên ta thấy đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có số lượng lớn hơn nhiều so với đối tượng tự nguyện tham gia BHXH tự nguyện. Do vậy cần phải điều tra thực tế để có cái nhìn toàn diện hơn về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nói riêng, qua đó đánh giá thực chất các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH nói chung trên địa bàn huyện Võ Nhai.