Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 128)

5. Bố cục luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác, kịp thời và khách quan.

Để có cái nhìn tổng thể, khách quan, các thông tin, số liệu liên quan được dùng cho việc phân tích, đánh giá tình hình tham gia BHXH tự nguyện nhân dân tại huyện Võ Nhai được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2013.

2.2.1.1. Thông tin và số liệu sơ cấp

Để có loại thông tin này chúng tôi thực hiện điều tra trực tiếp, nghiên cứu định lượng, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính.

Việc kết hợp sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong luận văn sẽ làm tăng độ tin cậy của các phân tích và đánh giá vì có được các minh chứng từ nhiều nguồn, tạo cách nhìn đa chiều về cùng một vấn đề, có thể bổ trợ cho nhau và phục vụ hiệu quả cho mục tiêu nghiên cứu. Mặt khác, việc sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp này trong nghiên cứu sẽ làm cho kết quả nghiên cứu đáp ứng tốt hơn mục tiêu của đề tài, giải đáp được câu hỏi nghiên cứu một cách đầy đủ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rõ ràng, bảo đảm cho kết quả nghiên cứu vừa có tính khái quát nhờ phương pháp định lượng, vừa có tính cụ thể nhờ phương pháp định tính với các trường hợp nghiên cứu điển hình. Nhờ đó, các kết luận mà đề tài đưa ra sẽ bảo đảm cơ sở khoa học và mang tính khả thi cao.

a) Nghiên cứu định lượng

Đối tượng nghiên cứu, điều tra thu thập số liệu sơ cấp được xác định là các lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện nhân dân.

Về tổ chức điều tra, tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu. Để đảm bảo tính chất đại biểu, phản ánh đặc trưng của tổng thể chung, mẫu điều tra được thiết kế như sau:

* Chọn điểm điều tra:

Thực hiện phương pháp chọn mẫu phân loại theo nguyên tắc phân tầng có chủ đích. Dựa vào phân vùng địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội: hệ số khu vực khác nhau, khu vực Bắc và Nam của huyện ở đó có sự khác nhau về cơ sở hạ tầng, phúc lợi dịch vụ xã hội, văn hoá, tâm lý, tập quán, thói quen; về việc làm, thu nhập, điều kiện tiếp cận về BHXH... là các yếu tố có liên quan trực tiếp đến thực hiện BHXH tự nguyện để phân tổ chọn mẫu.

Với nguyên tắc trên, bảy đơn vị xã, được chia theo bốn tổ gồm:

+ Tổ thứ nhất có 2 xã: TT Đình Cả, Xã Phú Thượng- Đại diện cho vùng có trình độ dân trí cao, điều kiện giao thông thuận lợi.

+ Tổ thứ hai có 1 xã: Xã Bình Long- Đại diện cho vùng thuần nông, giáp với hai tỉnh Bắc Giang và Lạng sơn.

+ Tổ thứ ba có 2 xã: Xã Liên Minh, Tràng Xá- Đại diện cho vùng có nhiều dân di cư từ các tỉnh thuộc vùng đồng bằng đến sinh sống, định cư lâu dài tại đó, địa hình tương đối phức tạp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tổ thứ tư có 2 xã: Xã La Hiên, Lâu Thượng- Đại diện cho vùng có điều kiện kinh tế tương đối khá giả, địa hình ít đồi núi, có nhiều điều kiện phát triển chăn nuôi, dịch vụ.

Trong mỗi tổ chọn một đơn vị, bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên tôi có bốn đơn vị xã, phân tầng thứ nhất, gồm: TT Đình Cả, Xã Tràng Xá, Xã Dân Tiến, Xã La Hiên.

Ở phân tầng thứ hai: trong mỗi đơn vị được chọn, dựa trên danh sách các xã đã triển khai thực hiện BHXH tự nguyện do các đơn vị lập tại báo cáo quý IV năm 2013, sau khi loại trừ các yếu tố chủ quan làm cho mẫu lựa chọn không đảm bảo tính chất đại biểu như: Thôn, bản, xóm mới triển khai; Thôn, bản, xóm không đủ mẫu điều tra để lập danh sách các thôn, bản, xóm thuộc diện điều tra.

* Cỡ mẫu điều tra tại mỗi xã

Lượng mẫu được chọn theo công thức:

2 * 1 N e N n Trong đó: - N là tổng thể mẫu, - e là mức ý nghĩa, chính xác (%).

- n: là số mẫu cần điều tra (hay gọi là đơn vị mẫu)

Mẫu điều tra được chọn căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở phân loại và chọn ra những địa điểm có tính chất điển hình cho tổng thể để đưa ra được những số liệu mang tính chất tổng quan nhất, không bị sai lệch thống kê quá nhiều.

Với mức ý nghĩa 5%, số đối tượng lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện là 37.585 người, số mẫu cần thiết để điều tra theo công thức là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 396 % 5 * 585 . 37 1 585 . 37 2 n

Để đảm bảo đủ số lượng và số mẫu cần thiết, ta lựa chọn điều tra 400 đối tượng trong độ tuổi lao động.

Qua điều tra nghiên cứu 400 đối tượng trong độ tuổi lao động, trong đó có 27 đối tượng đã tham gia BHXH tự nguyện và 373 đối tượng chưa tham gia BHXH tự nguyện ở 8 thôn, xóm thuộc 4 xã (TT Đình Cả, Xã Tràng Xá, Xã Dân Tiến, Xã La Hiên). Nghiên cứu điều tra được thực hiện vào tháng 2 và 3 năm 2014. Ngoài ra, phỏng vấn 04 cán bộ phụ trách thu BHXH tự nguyện của 4 xã trong huyện.

Từ phiếu điều tra, tổng hợp đặc điểm cơ bản của chủ hộ được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Một số đặc điểm cơ bản của chủ hộ phỏng vấn

STT Tiêu chí ĐVT Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Tổng số người phỏng vân Người 400 100

2 Giới tính Nam Người 205 51.25

Nữ Người 195 47.08

3 Tuổi bình quân Tuổi 36.4

4 Số khẩu bình quân Khẩu/hộ 4.006

5 Thu nhập bình quân Đồng/người/tháng 1,005,000

6 Địa điểm tiến hành điều tra Người 400 100

- TT Đình Cả nt 100 25

- Xã Tràng Xá nt 100 25

- Xã Dân Tiến nt 100 25

- Xã La hiên nt 100 25

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2014)

- Giới tính: trong tổng số 400 hộ được phỏng vấn, có 205 người là nam giới, chiếm 51.25% và 195 người được hỏi là nữ chiếm 48,75%. Như vậy, tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu không chênh lệch quá nhiều.

- Tuổi: trong 400 hộ điều tra, người được phỏng vấn có tuổi thấp nhất là 15 và tuổi cao nhất là 60. Độ tuổi bình quân của người được phỏng vấn là 36,4 tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Số khẩu bình quân/hộ: số khẩu bình quân trong 400 hộ được phỏng vấn là 4,006 khẩu/hộ. Kết quả này phù hợp với thực tế trong các gia đình ở nông thôn.

* Công cụ thu thập số liệu

Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn gồm:

+ Thông tin về người được phỏng vấn: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, mức thu nhập, ...

+ Tình hình tham gia BHXH, một số hiểu biết về chính sách BHXH, nguồn tiếp cận thông tin....

+ Có những khó khăn, vướng mắc gì khi tham gia BHXH tự nguyện? + Giải pháp để nâng cao khả năng tham gia BHXH tự nguyện nhân dân. - Thời gian thực hiện: tiến hành điều tra tại thời điểm tháng 2 và 3 năm 2014.

b) Thiết kế nghiên cứu định tính

Đồng thời với phương pháp điều tra định lượng nêu trên, tôi tiến hành phương pháp nghiên cứu định tính. Đối tượng nghiên cứu gồm các nhóm: cán bộ chính quyền địa phương; nhóm đại lý thu; nhóm hộ gia đình đã tham gia BHXH tự nguyện và chưa tham gia BHXH tự nguyện. Với hình thức tổ chức thảo luận nhóm tập trung, mỗi địa phương thực hiện gồm có 3 buổi trong khoảng thời gian tổ chức điều tra nêu trên.

2.2.1.2. Thông tin và số liệu thứ cấp

Là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Báo cáo nội bộ cơ quan gồm báo cáo quyết toán của BHXH huyện Võ Nhai theo quý, theo năm; Tài liệu từ các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành BHXH; các bài báo chuyên ngành đăng trên các mạng internet; Số liệu thứ cấp có ưu điểm là kinh phí tìm hiểu ít, được cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, đây là những thông tin cơ bản đã được tổng hợp qua xử lý nên ít được sử dụng để dự báo, số liệu này thường là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 128)