Phương hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 105 - 107)

5. Bố cục luận văn

4.1.4. Phương hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực

4.1.4.1. Dịch vụ tài chính - ngân hàng

Xây dựng dịch vụ ngân hàng đa năng, hiệu quả, phù hợp với hệ thống ngân hàng cả nước. Tạo thuận lợi để các ngân hàng trong nước thành lập các văn phòng giao dịch tại Võ Nhai; hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường hợp tác, nâng chất lượng, trình độ các dịch vụ tài chính, ngân hàng đạt tới các tiêu chuẩn của tỉnh và của cả nước; thu hút các thành phần kinh tế tham gia thị trường dịch vụ tài chính, ngân hàng. Đổi mới phong cách giao tiếp trong hệ thống tài chính ngân hàng để các dịch vụ này được cung cấp theo một phong cách thực sự văn minh, hiện đại và lịch sự.

4.1.4.2. Bảo hiểm

- Phổ cập dịch vụ bảo hiểm trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Dự kiến tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm bình quân khoảng 20-25%/năm; mở rộng và phát triển đa dạng các dịch vụ bảo hiểm. Khai thác có hiệu quả thị trường bảo hiểm đối với cả cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức, nhất là trong giai đoạn 2011-2020 khi nhu cầu đối với dịch vụ này lớn hơn do nền kinh tế huyện đạt trình độ phát triển cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đối với lĩnh vực bảo hiểm xã hội: BHXH là chính sách an sinh xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, để làm tốt hơn nữa công tác này, trong thời gian tới cần thực hiện tốt các nội dung:

+ Về đối tượng: tập trung vào các đối tượng nghèo, cận nghèo và những gia đình chính sách, những người có công với Nhà nước giúp họ có trợ cấp xã hội và được chăm sóc y tế.

+ Từng bước mở rộng độ bao phủ, với mục tiêu số người tham BHXH tăng dần qua các năm, và thực hiện nhiều chế độ hơn.

4.1.4.3. Phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản giai đoạn 2011 - 2020 bình quân hàng năm đạt 5,8 - 7,5%.

- Năm 2015, giá trị sản xuất trồng trọt ước đạt trên 60 triệu đồng/ha đất canh tác, đến năm 2020 đạt trên 70 triệu đồng/ha canh tác.

- Cơ cấu giá trị sản xuất các phân ngành nông nghiệp năm 2015: Trồng trọt 50-51%, chăn nuôi 36-37%, lâm nghiệp 4%, thủy sản 5,5-6%, dịch vụ nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 4-4,5%. Năm 2020: Trồng trọt 33-34%, chăn nuôi chiếm 46-47%, lâm nghiệp 6-7%, thủy sản 7,5-8%, dịch vụ nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 6,5-7%.

Giai đoạn 2011-2015: Trồng mới khoảng 2.500,8 ha rừng tập trung, kết hợp trồng rừng tập trung với việc tăng cường trồng rừng cây phân tán để tăng độ che phủ, khoanh nuôi tái sinh rừng để đến năm 2020 diện tích rừng đạt khoảng 59.000 ha, độ che phủ đạt 66% vào năm 2015 đến năm 2020 đạt 70%.

4.1.4.4. Dân số - lao động

Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số năm 2015 là 1%, đến năm 2020 là 0,85%. Dân số tăng tương ứng là 68.052 người năm 2015 và 70.994 người năm 2020. Số lao động được giải quyết việc làm tăng 1.400 người/năm 2015 và 2.500 người/năm 2020.

Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp so với tổng số lao động xã hội: 65%-70% năm 2015 và 55-60% năm 2020. Tăng dần tỷ trọng lao động trong Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ từ 9,4% hiện nay lên 25%-30% năm 2015 và 34-40% năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)