Hoàn thiện phương thức chi trả BHXH tự nguyện, tạo điều kiện

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 116 - 117)

5. Bố cục luận văn

4.2.5.Hoàn thiện phương thức chi trả BHXH tự nguyện, tạo điều kiện

hưởng và đảm bảo quyền lợi cho người dân

Từ khi BHXH tự nguyện ra đời đến này, trên địa bàn huyện Võ Nhai, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đến tuổi hưởng lương hưu chưa nhiều, chủ yếu là các đối tượng đã có quá trình đóng BHXH bắt buộc hoặc chưa có đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu nay tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng nên quỹ BHXH tự nguyện chi trả chưa nhiều. Tuy nhiên, công tác chi trả vẫn luôn được coi trọng, tạo mọi điều kiện cho người hưởng được đảm bảo mọi quyền lợi. Để làm tốt công tác này, tạo cơ sở trong tương lai, cơ quan BHXH cần hoàn thiện hơn nữa phương thức chi trả BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Phải đa dạng hóa các hình thức chi trả, đảm bảo chi đúng, chi đủ và đến tận tay người được hưởng. Một số biện pháp có thể áp dụng một cách hiệu quả đó là: trực tiếp chi trả cho đối tượng tại điểm chi trả, mang tiền mặt xuống chi cho đối tượng, tại gia đình, chi trả thông qua một người đại diện, người được uỷ quyền hoặc một ban đại diện; chi trả qua cơ quan trung gian như bưu điện, kho bạc hoặc ngân hàng; trả trực tiếp vào tài khoản cá nhân của người thụ hưởng; chi trả qua các trung gian khác...

Mở rộng các hình thức chi trả bảo hiểm xã hội là hợp với tiến trình phát triển trong tương lai của sự nghiệp bảo hiểm xã hội, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu xã hội hoá ngày càng cao của các mối quan hệ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay cũng như trong những năm tới, ở bảo hiểm xã hội huyện Võ Nhai có thể áp dụng các phương thức chi trả sau đây:

- Phương thức chi trả trực tiếp: Áp dụng ở một xã, thị trấn có địa bàn dân cư tập trung, đối tượng nhiều, số tiền chi trả lớn.

- Phương thức chi trả gián tiếp: đối với các xã ở xa trung tâm huyện, giao thông khó khăn, số đối tượng không lớn, không tập trung thì cần việc chi trả trực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiếp sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn kém, mất thời gian, không đảm bảo được việc chi trả đến tận nơi đối tượng hưởng. Do đó, cần có sự phối hợp, giúp đỡ của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội ở xã. Đặc biệt là các đại lý chi trả ở xã, họ chính là một chiếc cầu nối mối quan hệ gắn bó và rất cần thiết giữa cơ quan BHXH với chính quyền và nhân dân địa phương. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, hình thức chi trả gián tiếp nên áp dụng rộng rãi.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 116 - 117)