Hoàn thiện các chính sách BHXH và xã hội hóa BHXH

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 107 - 109)

5. Bố cục luận văn

4.2.1.Hoàn thiện các chính sách BHXH và xã hội hóa BHXH

Hệ thống chính sách, pháp luật là phương tiện định hướng và điều chỉnh các quan hệ xã hội, là một trong những yếu tố bảo đảm và bảo vệ sự ổn định trật tự xã hội. Chính sách, pháp luật một mặt ghi nhận và thể chế hóa quyền con người, quyền công dân và bảo đảm về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác, chính sách, pháp luật trở thành phương tiện để các thành viên của xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Cùng với những biến đổi của thực tiễn, chính sách, pháp luật luôn được điều chỉnh, bổ sung sửa đổi cho phù hợp, phát huy những thành tựu, khắc phục nhược điểm, hạn chế, nhằm thực hiện tốt và hiệu quả hơn.

Hiện nay, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản còn chậm, chồng chéo nên việc thực hiện chính sách xã hội gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi còn bất công bằng. Chính sách BHXH tự nguyện cho nông dân có liên quan chặt chẽ đến các chính sách xã hội khác ở nông thôn, như văn hóa, môi trường, việc làm, xóa đói giảm nghèo, giải quyết tệ nạn xã hội, bảo đảm xã hội và trợ giúp xã hội... Do đó, cần phải xây dựng và hoàn thiện chính sách BHXH: Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật BHXH theo hướng: mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện… Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật về BHXH; hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả và bền vững của quỹ BHXH tự nguyện… Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về đóng - hưởng BHXH tự nguyện theo hướng linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để đông đảo người dân có thể tham gia vào loại hình này.

Đồng thời, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, bảo đảm tính đồng bộ trong thực hiện chính sách BHXH. Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội liên quan tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển, thu nhập của người nông dân trên địa bàn được cải thiện, đời sống văn hóa nâng cao là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

điều kiện cần và đủ cho việc thực hiện BHXH tự nguyện cho người nông dân trong giai đoạn trước mắt cũng như sau này.

Thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về giảm nghèo: nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, lồng ghép các chương trình, chính sách hiện hành có điều chỉnh, như: Hỗ trợ lao động nghèo, người thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn; hỗ trợ dân cư nông thôn dễ dàng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản; bổ sung nhóm đối tượng nghèo kinh niên được hưởng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên.

Ngoài ra, cần xây dựng mức sống tối thiểu, mức sống trung bình, chuẩn nghèo, cận nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ để làm cơ sở xác định các đối tượng, mức chuẩn của các chính sách ASXH.

Đổi mới nội dung hỗ trợ người nghèo, hoàn thiện việc theo dõi, giám sát và đánh giá các chương trình giảm nghèo; xã hội hóa nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực và điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ cơ sở để đáp ứng được yêu cầu công việc. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ các hộ nghèo về tiền điện và các chính sách mới ban hành để đảm bảo thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho hộ nghèo kịp thời, đúng đối tượng.

Nâng cao nhận thức và ý thức của người dân tham gia BHXH tự nguyện, đặc biệt chú trọng đối với nhóm người lao động trong khu vực phi chính thức, người dân sinh sống ở khu vực nông thôn. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức đúng đắn về BHXH tự nguyện, từ đó thấy rõ sự cần thiết phải thực hiện BHXH tự nguyện cho người dân có vai trò quan trọng quyết định tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho người dân. Nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn là không thể để cho người nông dân khi không còn khả năng lao động, khi gặp những trường hợp rủi ro không có được nguồn thu nhập đảm bảo, từ đó rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Hơn nữa, trình độ học vấn của người nông dân thường rất thấp, dẫn tới khả năng tiếp cận và hiểu biết về chính sách còn hạn chế. Do đó, cơ quan BHXH huyện phải phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan báo chí, tuyên truyền của huyện làm tốt công tác thông tin tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn về chính sách BHXH tự nguyện thông qua các kênh: thông tin đại chúng, hội nghị hội thảo, thông tin cổ động... là rất cần thiết.

Để thực hiện tốt cho chính sách BHXH tự nguyện, cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị trên địa bàn trong quá trình tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân. Thời gian qua, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban chức năng, thống nhất văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với chính sách BHXH tự nguyện. Thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân gắn liền với nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn là góp phần ổn định và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Vì vậy, cần phát huy tốt hơn vai trò của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện trong quá trình tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện cho nông dân.

Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ ban đầu cho hệ thống BHXH tự nguyện cho người nông dân. Kinh nghiệm cho thấy, ngay ở các nước phát triển, như Cộng hoà liên bang Đức, hàng năm Ngân sách nhà nước cũng phải hỗ trợ chi trả từ 75-80% cho BHXH nông dân.

Hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phải bảo đảm chủ động, tích cực và có tính xã hội hoá cao. Theo đó, cùng với tăng cường vai trò của Nhà nước, phải huy động mọi nguồn lực của xã hội, nâng cao trách nhiệm và năng lực tự an sinh của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng; vừa trợ giúp kịp thời, hiệu quả trong việc bảo đảm mức sống tối thiểu của người dân, vừa góp phần quan trọng thúc đẩy xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Xây dựng một hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đa tầng, linh hoạt, bền vững, có thể hỗ trợ lẫn nhau, công bằng về trách nhiệm và lợi ích, chia sẻ rủi ro, hướng tới bao phủ toàn dân, tập trung hỗ trợ cho những người nghèo, hộ nghèo, những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 107 - 109)