Tuyên truyền và xây dựng mạng lưới vận động BHXH tự nguyện

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 109 - 114)

5. Bố cục luận văn

4.2.2. Tuyên truyền và xây dựng mạng lưới vận động BHXH tự nguyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.2.1. Phải đảm bảo tính đồng bộ của các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Như chúng ta đã biết để đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống trở thành niềm tin và thành những hành động cụ thể trong thực tiễn của mỗi cá nhân và của mọi người là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng thể hiện hiệu quả thực tế của công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật.

Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện là việc thông tin, phổ biến đến các cấp các ngành và mọi thành viên trong xã hội không chỉ nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa chủ trương đường lối của Đảng và chế độ, chính sách của Nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện mà hiệu quả của nó chỉ được coi là đạt được khi tạo ra dư luận chung trong xã hội về niềm tin, sự quan tâm hơn của mọi người dẫn đến tự giác và kết quả số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngày một tăng.

Sự đồng bộ của các quy định pháp luật vừa là đảm bảo đòi hỏi về mặt cung cấp thông tin đối với cuộc sống, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của quần chúng để có nhận thức đầy đủ về một chính sách của Đảng và nhà nước, vừa là cơ sở để tổ chức thực hiện trong thực tiễn tạo được niềm tin ngay từ đầu cho đối tượng tuyên truyền. Bởi lẽ trong hoạt động thực tiễn của con người, niềm tin giữ một vị trí quan trọng, nó là một động lực thúc đẩy và định hướng hoạt động gắn liền với hành vi, hoạt động của con người và kích thích trực tiếp con người hành động trong những tình huống cụ thể.

Thực tế trong thời gian qua hiệu quả của công tác thông tin tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng còn có nhiều hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và tổ chức thực hiện, trong đó có rất nhiều nguyên nhân, song phải khẳng định có nguyên nhân do các quy định pháp luật vể bảo hiểm xã hội còn có sự bất cập, thiếu đồng bộ, một số chế độ còn chưa phù hợp, thực hiện có những vướng mắc còn chậm được bổ sung sửa đổi, chưa đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng tham gia và thụ hưởng, chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý, cưỡng chế các hành vi cố tĩnh vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, một bộ phận người lao động và thành viên trong xã hội chưa tin tưởng vào thực hiện chính sách này .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.2.2. Xác định đúng đối tượng và nội dung tuyên truyền

- Về đối tượng tuyên truyền: Việc xác định đúng đối tượng tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền. Bởi vì, mỗi đối tượng do điều kiện sống, làm việc, địa vị xã hội và khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin có sự khác nhau nên có những nhu cầu, đòi hỏi khác nhau. Do đó, muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác thông tin, tuyên truyền, chúng ta không thể sử dụng một nội dung hay một hình thức tuyên truyền để thực hiện cho tất cả mọi đối tượng mà phải phân biệt rõ từng nhóm đối tượng để xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền cho phù hợp. Khi tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể phân tổ theo các nhóm đối tượng trong xã hội để lựa chọn nội dung, hình thức cho phù hợp, như :

+ Nhóm cán bộ chủ chốt (Đảng, chính quyền, đoàn thể ở trung ương và các địa phương).

+ Nhóm thành viên các tổ chức đoàn thể, các hội

+ Nhóm các hộ gia đình và cá nhân từng thành viên trong xã hội

- Về nội dung: Nội dung tuyên truyền phải bảo đảm tính thiết thực, ngoài tuyên truyền về mục đích, ý nghía chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở nước ta; Phải tuyên truyền đến mọi người lao động và toàn xã hội nắm, hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình, tự giác chấp hành chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nội dung thông tin, tuyên truyền phải đảm bảo tính nhanh nhạy, kịp thời, đặc biệt là những thông tin liên quan đến việc ban hành bổ sung, sửa đổi về các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; đồng thời phải chú ý tuyên truyền cả những thông tin nhằm cổ vũ, động viên kịp thời những đơn vị làm tốt, đồng thời phải lên án, phê phán các đơn vị, địa phương hoặc những đối tượng chưa chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách, pháp luật, các hiện tượng trốn tránh, chiếm dụng, chậm nộp tiền thu, giả mạo, gian dối hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Đồng thời những tâm tư, ý kiến đóng góp từ phía các cơ quan, đơn vị, người tham gia bảo hiểm xã hội; những bất cập trong chính sách và quá trình tổ chức thực hiện, góp phần vào việc hoàn thiện, nâng cao kết quả, hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả của chính sách này đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo niềm tin chung trong xã hội.

4.2.2.3. Lựa chọn kênh truyền thông và hình thức tuyên truyền phù hợp

Phải đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, ngoài tuyên truyền qua các bài viết trên các báo; cần mở rộng hình thức tuyên truyền thông qua thực hiện các phóng sự, các chương trình phỏng vấn, trao đổi, đối thoại trực tiếp trên hệ thống đài phát thanh và truyền hình; mở rộng việc phát hạnh các tờ rơi, tờ gấp, cuốn tài liệu hoặc sổ tay tìm hiểu chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đến từng đối tượng thuộc phạm vi tuyên truyền.

Phối hợp sử dụng đồng bộ các kênh truyền thông, bên cạnh việc thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cần kết hợp với hệ thống tuyên giáo của các cơ quan Đảng, đoàn thể để tuyên truyền trực tiếp tại các hội nghị, các cuộc sinh hoạt, triển khai Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và các đoàn thể. Thực hiện lồng ghép nội dung tuyên truyền về bảo hiểm xã hội vào các cuốn sổ tay, tài liệu sinh hoạt chi bộ, các tờ Thông tin tư pháp, Thông tin công đoàn, các hoạt động tuyên truyền của đội Văn hoá thông tin lưu động ở các xã, thị trấn; đồng thời phối hợp với các Ban văn hoá thông tin xã, thị trấn để đưa tài liệu, nội dung tuyên truyền vào chương trình truyền thanh, phổ biến trực tiếp đến từng địa bàn, từng cụm dân cư; đồng thời chú ý mở rộng việc thực hiện hình thức truyền thông thông qua giao tiếp xã hội. Đây là một trong những hình thức và là kênh tuyên truyền có thể nói là hiệu quả so với các hình thức và kênh truyền thông khác.

4.2.2.4. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã hội

Để chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện sớm đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã hội ở các cấp đối với công tác thông tin, tuyên truyền thể hiện ở những nội dung cụ thể sau đây:

+ Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm phát triển về chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng đã được ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc. Các cơ quan nhà nước cần xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển về bảo hiểm xã hội phù hợp với tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển chung của đất nước, đồng thời thể chế hoá những chính sách cụ thể về mở rộng loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện.

+ Các tổ chức Đảng, bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến, tổ chức cho cán bộ, Đảng viên học tập, nghiên cứu để quán triệt; đồng thời phải lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan tuyên giáo của Đảng, của các ban, ngành đoàn thể, các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nghĩa vụ, quyền lợi của việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để nâng cao nhận thức, động viên mọi người tích cực tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

+ Xây dựng chuyên mục ổn định để tuyên truyền về bảo hiểm xã hội nói chung, bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng trên các tờ thông tin nội bộ, tập san hoặc tạp chí của Đảng và các ban, ngành đoàn thể.

+ Lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hội nghị chuyên đề hoặc tổ chức tuyên truyền thông qua hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

4.2.2.5. Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền

Để mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là những người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhận thức được đầy đủ mục đích, ý nghĩa, quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trước hết phải tăng cường, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, từ đặc điểm riêng của đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bên cạnh các hình thức tuyên truyền thông qua phối hợp với các cơ quan tuyên giáo, báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm tuyên truyền định hướng chung dư luận xã hội, cần phải tăng cường bám sát địa bàn, tiếp xúc đến từng xã, thị trấn, thôn, bản, từng nhóm đối tượng để thực hiện tuyên truyền sâu về các chế độ, chính sách cụ thể, thông qua hình thức tuyên truyền miệng tại chỗ và đối thoại trực tiếp với các đối tượng, đây là hình thức tuyên truyền được xem là hiệu quả nhất, giải quyết kịp thời các vướng mắc của đối tượng tuyên truyền. Vì vậy, muốn phát triển và mở rộng hình thức này nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ trong nội bộ của ngành, ngoài trách nhiệm của những người được giao nhiệm vụ làm công tác thông tin, tuyên truyền,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mỗi cán bộ, viên chức của ngành Bảo hiểm xã hội phải phấn đấu, trau đồi kiến thức để ở bất cứ ở đâu, lúc nào cũng thực hiện được nhiệm vụ là một tuyên truyền viên vể bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Một phần của tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)