5. Bố cục luận văn
1.2.1. Nguồn thu BHXH tự nguyện
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được hình thành từ các nguồn sau:
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đăng ký với tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức: Hằng tháng, hằng quý, Sáu tháng một lần.
Việc thu tiền đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện vào nửa đầu của thời gian ứng với phương thức mà người tham gia bảo hiểm xã hội lựa chọn.
Mức đóng hằng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Mức đóng hàng tháng =
Tỷ lệ % đóng BHXH
tự nguyện x
Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn
Tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định theo từng thời kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thời gian Tỷ lệ đóng Từ tháng 01/2008 - 12/2009 16% Từ tháng 01/2010 - 12/2011 18% Từ tháng 01/2012 - 12/2013 20% Từ tháng 01/2014 trở đi 22%
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn (gọi tắt là Mức thu nhập tháng): thấp nhất bằng lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung.
Mức thu nhập tháng = Lmin + m × 50.000 (đồng/tháng)
Lmin : là mức lương tối thiểu chung.
m: là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0 (do người tham gia lựa chọn).
Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với tổ chức bảo hiểm xã hội. Việc đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng được thực hiện ít nhất là sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước.
b) Tiền từ Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc chuyển sang chi trả theo chế độ cho các đối tượng đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
c) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; d) Hỗ trợ của Nhà nước;
e) Các nguồn thu hợp pháp khác.