Tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 94 - 102)

4.1.3.1 Thông tin chung của nhóm hộ điều tra

Trong số 60 hộ điều tra thì chúng tôi nhận thấy rằng tuổi bình quân của các chủ hộ ở các nhóm hộ điều tra khá cao khoảng 44,39 tuổi, cao nhất là các hộ ≥ 7 khẩu và các hộ từ 5 đến 6 khẩu. Trong độ tuổi này, đại đa số trình độ học vấn của các chủ hộ chủ yếu là học cấp II với 35 người ( chiếm 58,33%) tập trung ở các hộ từ 1đến 4 khẩu và 8 người có trình độ hết cấp I chiếm 50 % chủ yếu ở các hộ ≥ 7 khẩu. Học vấn hết cấp III cũng tập trung chủ yếu vào các nhóm hộ từ 1 đến 4 khẩu và các hộ từ 5 đến 6 khẩu còn nhóm hộ ≥ 7 khẩu thì rất ít chỉ chiếm khoảng 6,25% . Hơn nữa qua điều tra những nhóm hộ ≥7 khẩu thì thấy đa phần có từ 3 thế hệ chung sống, mặc dù đã hết tuổi lao động nhưng họ vẫn đứng tên chủ hộ trên giấy tờ. Mà tỷ lệ chủ hộ của nhóm này có tới 50% là trình độ học vấn cấp I thậm trí chưa hết cấp I (4/10). Đây là hạn chế không nhỏ khi các hộ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và quyết định trong sản xuất kinh doanh của các chủ hộ.

Tổng số nhân khẩu là 322 khẩu, bình quân 5,37 khẩu/hộ với tỷ lệ nam và nữ không cân bằng nhau thường tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ . Tỷ lệ này có sự sai khác giữa các nhóm hộ điều tra là không đáng kể.

Lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong phát triển kinh tế nông hộ, ở đâu có đất và lao động thì ở đó có tiến hành sản xuất nông nghiệp. Trong các nhóm hộ điều tra thì lao động trong tuổi là chủ yếu chiếm tỷ lệ trên 70% ở các nhóm hộ và đạt mức bình quân 4,08 lao động/hộ. Cụ thể , ở các nhóm hộ từ 1-4 khẩu thì số lao động trong tuổi 68,56% với mức bình quân 2,53 lao động/hộ; nhóm hộ từ 5 đến 6 khẩu chiếm 71,64% với mức

bình quân 3,89 lao động/hộ và nhóm hộ ≥7 khẩu chiếm 75,91% với mức 5,83 lao động/hộ. Còn số lao động ngoài độ tuổi lao động lại có cả người già và trẻ em nhỏ đạt tỷ lệ thấp mức bình quân 1,51 lao động/hộ chiếm trên 28 %. Điều này cho thấy rằng lực lượng trong tuổi lao động ở các nhóm hộ khá đông, mà hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì không thể thiếu những lực lượng lao động chính này không chỉ tham gia SXNN mà còn tham gia trong các lĩnh vực phi nông nghiệp khác để giảm thiểu lao động dư thừa ở nông thôn. DĐĐT sẽ kéo theo việc bố trí lao động trong các hộ và tạo ra những thửa ruộng lớn giúp cho các hộ yên tâm sản xuất trên đồng ruộng của hộ hơn. Những hộ không tham gia SXNN nhưng hộ vẫn có đất ruộng được giao họ sử dụng để cho thuê, chuyển nhượng hoặc thậm chí có hộ bán lại diện tích đất được giao để có thêm thu nhập. Khảo sát thực tế thì thấy bình quân lao động/hộ và số nhân khẩu/hộ là khá cao là 4,08 và 5,37. Hiện nay, ở xã Quang Trung diện tích đất canh tác của các hộ chia theo số nhân khẩu, do đó hộ có nhiều nhân khẩu và lao động thường có nhiều đất và ngược lại. Điều này cũng đặt ra vấn đề khi diện tích đất nông nghiệp được tập trung với quy mô thửa đất sản xuất lớn hơn thì những hộ có nhiều nhân khẩu chắc chắn sẽ phải tìm cho mình hướng sản xuất mới đem lại hiệu quả hơn nhằm tăng thu nhập cho gia đình và trang trải cho cuộc sống còn nhiều khó khăn. Những thông tin cơ bản của các nhóm hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.11 như sau:

Bảng 4.11: Những thông tin cơ bản về các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT

Tổng số Phân hộ theo số khẩu

1-4 khẩu 5-6 khẩu ≥ 7 khẩu

Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số hộ hộ 60 100 23 38,33 21 35 16 26,67 1.Tuổi BQ chủ hộ tuổi 44,39 - 43,11 - 45,67 - 52,14 - 2.Trình độ VH của hộ Cấp I người 16 26,67 3 13,04 5 23,81 8 50 Cấp II người 35 58,33 15 65,22 13 61,90 7 43,75 Cấp III người 9 15 5 21,74 3 14,29 1 6,25 3. Số nhân khẩu BQ/hộ 5,37 - 3,69 - 5,43 - 7,68 - -Nam Khẩu 2,89 - 1,91 - 2,80 - 3,96 - -Nữ Khẩu 2,48 - 1,78 - 2,63 - 3,72 - 4. Lao động BQ/hộ 5,37 - 3,69 - 5,43 - 7,68 - -Trong tuổi LĐ LĐ 4,08 - 2,53 - 3,89 - 5,83 - -Ngoài tuổi LĐ LĐ 1,51 - 1,16 - 1,54 - 1,85 -

4.1.3.2 Ý kiến đánh giá các khâu trong sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ

Khi đánh giá về sự thành công hay thất bại của việc thực hiện DĐĐT thì ý kiến đánh giá của người dân là xác đáng nhất bởi người dân chính là người thực hiện và hưởng thành quả từ những việc làm đó. Qua trao đổi với các hộ dân thì đều nhận được ý kiến rất tốt có trên 90% số hộ cho rằng việc DĐĐT đem lại thuận lợi hơn về các mặt trong sản xuất như: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Đặc biệt, có một số hộ cho rằng DĐĐT đã giúp họ đỡ vất vả hơn trong khâu làm đất bởi trước kia những mảnh ruộng nhỏ đa phần các hộ đều phải mất ít nhất 2 ngày để tự cuốc đất gieo trồng chứ không mượn được máy để làm nên rất mất thời gian và tốn công sức nhưng nay DĐĐT họ nhận được thửa ruộng lớn dễ dàng thuê mượn những máy cày, máy bừa hơn không khó khăn như trước nữa. Trên 70% số hộ cho rằng sau DĐĐT công việc đồng áng thuận lợi hơn đặc biệt ở các nhóm hộ ≥ 7 khẩu bởi những nhóm hộ này sở hữu nhiều đất nhưng chí phí vận chuyển không giảm bởi họ tận dụng nguồn lao động trong gia đình là chủ yếu. Các nhóm hộ còn lại thì cho rằng sau DĐĐT họ tiết kiệm được chi phí thuê nhân công lao động và việc thu hoạch, vận chuyển cũng nhàn hơn so với trước. Một số ý kiến đánh giá của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.13.

Một số hộ có ý kiến rằng trước khi DĐĐT ruộng đất bậc thang, không bằng phẳng chỗ trũng chỗ cao, trong số diện tích đất một vụ thì nhiều năm khi gặp mưa là bị úng, đấy là không kể thiên tai dịch bệnh có khi mất trắng. Đến nay số diện tích đã hoàn toàn thay đổi do đã tập trung ở một vài hộ, họ đã chủ động trang bị phương tiện tưới tiêu, khoanh vùng, đắp bờ kiên cố khắc phục được tình trạng úng lụt, những hộ đất trũng quá thì đào ao thả cá, nuôi vịt làm tăng diện tích sản xuất.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến thắc mắc sau khi DĐĐT còn tồn tại gây cản trở tới sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của các hộ dân đó là nhiều hộ khi bốc thăm phải những ruộng ở xa, chất đất xấu không cấy được, còn có ý kiến

khác lại cho rằng mặc dù hệ thống kênh mương của các xóm đã được xây dựng khá hoàn chỉnh, xong một số nơi địa hình cao khả năng cung cấp nước vẫn chưa đáp ứng đủ nên năng suất chưa cao lắm…. Điều này đặt ra vấn đề cần được quan tâm, thiết nghĩ khi tiến hành DĐĐT phải gắn với công tác cải tạo lại đồng ruộng đề hạn chế mức thấp nhất sự chênh lệch giữa vị trí xứ đồng, chất lượng đất giữa các thửa ruộng được giao, hơn nữa hệ thống kênh mương khi thiết kế lại phải phù hợp với từng vùng và từng xứ đồng tránh xảy ra hiện tượng những nơi đất cao nước không vào được, những chỗ đất trũng lại ngập úng không tiêu được nước. Đây là một trong những ý kiến bức xúc của hộ dân sau DĐĐT.

Hộp 4.3: Ý kiến bức xúc của hộ dân về sau DĐĐT

Chúng tôi thâm canh trên mảnh đất của mình đã lâu đời rồi. Bây giờ uỷ ban xã lại thu hồi hết và chuyển đất của nhà chúng tôi lên đồng cánh xa hàng 2- 3km. Mặt khác, còn lấy đất của chúng tôi, sau đó lại phân chất đất loại xấu nên chúng tôi không thể chấp nhận được.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng , 42 tuổi, xóm Làng 2, thôn giáp Nhất

Việc DĐĐT hết sức phức tạp để đồng thuận lòng dân thật sự rất khó bởi chính những người dân vẫn còn mang nặng tính bảo thủ và không ít những người có tâm lý sợ mất đất hay hơn thế nưã là những tranh cãi bất đồng giữa những hộ được nhận ruộng tốt và những hộ ngậm ngùi phải nhận những mảnh ruộng xấu. Khi hỏi về những khó khăn trong sản xuất thì hầu hết các hộ đều cho rằng thiếu vốn để sản xuất, thiên tai dịch bệnh bất thường, giá đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu thì liên tục tăng còn giá đầu ra thì giảm “được mùa thì mất giá”. Ngoài ra một số hộ còn cho rằng khoa học kỹ thuật mới vẫn khó tiếp cận và việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất còn ít.

Hiện nay, những chính sách của Nhà nước về đất đai cũng đã phần nào xoa dịu những bức xúc trong dân, hạn điền đất SXNN cho nông dân tăng lên kéo dài thời hạn sử dụng đất bà con yên tâm dồn tâm trí, tiền bạc, sức lực để tạo nên khu vực nông nghiệp có năng suất và sản lượng cao . Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những chính sách vĩ mô để người dân không phải ở trong tư

Bảng 4.12: Ý kiến của các nhóm hộ nông dân đánh giá về thực hiện DĐĐT

Nhóm hộ

Tỷ lệ % người dân có ý kiến sau khi bốc thăm chia ruộng thực địa

Sôi Quang Tiến 1 Đồng Làng 2 Tổng hợp

Tốt Không tốt Không ý kiến Tốt Không tốt Không ý kiến Tốt Không tốt Không ý kiến Tốt Không tốt Không ý kiến Tốt Không tốt Không ý kiến 1-4 khẩu 100 0 0 91,3 0 8,7 86,9 0 13,1 100 0 0 94,5 0 5,5 5-6 khẩu 100 0 0 100 0 0 100 0 0 90,5 0 9,5 97,6 0 2,4 ≥ 7 khẩu 81,3 0 18,7 87,5 0 12,5 62,5 25 12,5 93,7 6,3 0 81,3 7,8 10,9

Bảng 4.13: Ý kiến đánh giá của người dân về các khâu trong sản xuất nông nghiệp sau DĐĐT

ĐVT: %

Tiêu chí Ý kiến đánh giá Phân hộ theo số khẩu

1-4 khẩu 5-6 khẩu ≥ 7 khẩu

Làm đất

Thuận lợi hơn 91,30 95,24 81,25

Không đổi 8,70 4,76 12,5

Không thuận lợi 0 0 6,25

Gieo trồng

Thuận lợi hơn 86,96 90,48 93,75

Không đổi 13,04 9,52 0

Không thuận lợi 0 0 6,25

Chăm sóc

Thuận lợi hơn 95,65 100 100

Không đổi 4,35 0 0

Không thuận lợi 0 0 0

Thủy lợi nội đồng

Thuận lợi hơn 100 95,24 93,75

Không đổi 0 4,76 0

Không thuận lợi 0 0 6,25

Áp dụng máy móc kỹ thuật

Thuận lợi hơn 91,30 85,72 75

Không đổi 8,70 9,52 18,75

Không thuận lợi 0 4,76 6,25

Thu hoạch

Thuận lợi hơn 95,65 95,24 100

Không đổi 4,35 4,76 0

Không thuận lợi 0 0 0

Vận chuyển

Thuận lợi hơn 91,30 90,48 100

Không đổi 4,35 4,76 0

Không thuận lợi 4,35 4,76 0

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w