Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 43 - 45)

Nghiên cứu của tác giả Dương Kim Sơn về “Nghiên cứu tình hình thực hiện công tác DĐĐT trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh”. (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, 2010) đã cho thấy được quá trình tiến hành công tác DĐĐT những kết quả bước đầu đạt được trong công tác DĐĐT tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng quá trình DĐĐT đã tạo ra những ô thửa lớn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời đẩy nhanh việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất, góp phần đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Hơn nữa DĐĐT sẽ làm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện hình thành vùng SXHH tập trung.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết về “Tổ chức công tác DĐĐT đất nông nghiệp ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”. (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, 2013), đã cho thấy những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành công tác DĐĐT tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng DĐĐT góp phần xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, sản xuất tập trung, bố trí mùa vụ, làm tiền đề cho việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá từ đó thu nhập của người dân tăng lên, làm cho cuộc sống của người dân thêm ổn định.

Nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Tôn và Nguyễn Thị Thu Huyền (2008) về“Hiệu quả dồn điền đổi thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất: Nghiên cứu trường hợp tại xã Cẩm Hoàng - Cẩm Giàng - Hải Dương”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập VI, số 6, trang 607-613. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính sách DĐĐT và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã và đang tạo ra những bước thay đổi lớn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân xã Cẩm Hoàng, chính sách này đã làm giảm đáng kể số thửa đất canh tác bình quân của hộ, quy mô sản xuất thay đổi rõ rệt, hiệu quả sản xuất tăng cao hơn trước, đã có những trang trại, gia trại quy mô vừa và các mô hình sản xuất theo hướng hàng hoá.

Nghiên cứu của Hà Thị Quỳnh Trang về “Tìm hiểu tình hình thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ - tỉnh Hà

Tây” (ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, 2008) đã chỉ ra cùng với DĐĐT huyện Phúc

Thọ đã tiến hành quy hoạch, thiết kế lại đồng ruộng kết quả là đã xây dựng được vùng chuyển đổi đồng thời tu bổ lại hệ thống kênh mương phục vụ SXNN của người dân. Hơn nữa, DĐĐT đã góp phần vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm công lao động tạo điều kiện cho các hộ nông dân áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất, nâng cao thu nhập từ nông nghiệp cho các hộ gia đình và góp phần ổn định tình hình xã hội và đời sống của người dân trong huyện.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w