đổi thửa
Tổ chức thực hiện DĐĐT là một công việc khó khăn và phức tạp liên quan tới nhiều mặt của đời sống người dân. Tuy nhiên, nếu làm tốt công tác này thì sẽ cho phép khai thác tối đa, sử dụng đầy đủ và hợp lý các nguồn lực như đất đai, vốn, lao động và tiết kiệm chi phí sản xuất và phát huy lợi thế so
sánh của vùng góp phần vào việc phát triển một nền nông nghiệp theo hướng SXHH và đẩy nhanh quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Vì vậy, việc thực hiện đòi hỏi phải có sự lãnh đạo và thống nhất từ Trung ương đến địa phương từ việc ban hành các chính sách đến tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương.
Về phía BCĐ xã
Tiến hành rà soát đo đạc lại đất ngoài thực địa, quy hoạch thiết kế lại đồng ruộng, xây dựng các vùng chuyên canh và kiên cố hoá lại hệ thống kênh mương, GTTLNĐ nhằm chủ động nước tưới tiêu, thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển.
Đưa công tác quản lý đất đai, chỉ đạo điều hành sản xuất vào nề nếp, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đất công ích, đất dự phòng.
BCĐ xã phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện DĐĐT của các tổ công tác tại cơ sở, tránh hiện tượng cấp trên dung túng những hành vi sai phạm của cấp dưới. Đồng thời BCĐ xã phải luôn đồng hành cùng tổ công tác giải quyết những vướng mắc của người dân trong quá trình tổ chức thực hiện.
Việc chuyển đổi sử dụng đất phải được thực hiện công khai, dân chủ trên cơ sở tự nguyện của các hộ nông dân, nhưng phải có sự lãnh đạo và quản lý chặt chẽ. Về cơ bản phải đảm bảo ổn định hạng đất tính thuế nông nghiệp, ổn định số hộ, số khẩu và diện tích canh tác được giao theo Quyết định 115 và 990. Chuyển đổi sử dụng đất phải gắn với quy hoạch và cải tạo đồng ruộng, quy hoạch các vùng sản xuất và quỹ đất công ích thành các vùng tập trung, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng hệ thống GTTLNĐ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại.
Phương án DĐĐT cần phải đảm bảo tính dân chủ, công khai dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền tạo sự đoàn kết trong thôn xóm. Phương án chuyển đổi của xã phải được lập theo đơn vị hành chính, trong đó
phải lấy đơn vị xã, thôn, xóm làm đơn vị tổ chức thực hiện, từng hộ nông dân làm chủ thể. Phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để chọn bước đi thích hợp, vững chắc, giữ vững đoàn kết, ổn định an ninh–trật tự trong xóm làng.
Về phía tổ công tác
Khi có các chủ trương, chính sách, nghị quyết hay đề án triển khai xuống thì tổ công tác cần nhanh chóng tổ chức họp dân để triển khai đến tận từng hộ dân để người dân nắm bắt các chủ trương của Đảng.
Các tổ công tác tại các thôn tiến hành rà soát lại số nhân khẩu, định xuất đã giao chia cho các hộ cá nhân tại thời điểm năm 1993 (theo Quyết định 115) năm 1995 và (theo Quyết định 990) và DĐĐT năm 2003 trên cơ sở diện tích các hộ đang sử dụng, đã lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ. Từ đó lên kế hoạch xây dựng phương án chuyển đổi, cấp đất lại đúng với thực tế và tránh tình trạng khiếu nại của người dân đảm bảo tính công bằng, hợp lý.
Đối với những hộ có điều kiện về nhân lực, kinh tế thì tạo điều kiện cho các hộ nhận ruộng ở những nơi khó khăn hơn, ruộng xa và khó canh tác nhưng phải khuyến khích, động viên hộ tự nguyện nhận ruộng trên cơ sở có những ưu đãi như giảm mức đóng thuế, giảm sản lượng khoán đối với các hình thức nhân dân tự nhận ruộng trũng xấu không canh tác được sang các hình thức khác như mở trang trại, chuyển đổi hình thức thâm canh, hỗ trợ các hộ dân về kỹ thuật.
Về phía người dân
Cần nghiêm túc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đề ra, thường xuyên tham gia đầy đủ các cuộc họp dân do thôn tổ chức để hiểu rõ về công tác DĐĐT, lắng nghe các bước tiến hành và phương pháp thực hiện DĐĐT trong cuộc họp có ý kiến đóng góp để tổ công tác hoàn thiện phương án DĐĐT, không có những thái độ tiêu cực gây phá rối tổ công tác thực hiện, đồng thời người dân không chỉ đóng góp kinh phí thực hiện mà còn đóng góp
ngày công để thực hiện tốt công tác DĐĐT vì đây là lợi ích lâu dài thiết thực nhất