Tình hình triển khai các hoạtđộng thực hiện dồn điền đổi thửa tại xã Quang Trung

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 68 - 86)

4.1.1 Tình hình triển khai các hoạt động thực hiện dồn điền đổi thửa tại xãQuang Trung Quang Trung

4.1.1.1 Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác

* Về việc thành lập BCĐ:

Theo Quyết định số 06/QĐ-ĐU của Đảng uỷ xã Quang Trung về việc thành lập BCĐ DĐĐT tại xã với 5 điều cơ bản như sau: điều 1: thành lập các tiểu ban tuyên truyền vận động thực hiện DĐĐT; điều 2: thành lập tiểu ban xây dựng các văn bản và triển khai tổ chức thực hiện DĐĐT; điều 3: thành lập tiểu ban an ninh-trật tự; điều 4: thành lập các tiểu ban (tổ công tác) ở các cơ sở thôn xóm; điều 5: các tiểu ban thực hiện công tác DĐĐT theo đúng nhiệm vụ được giao. Từ đó xã đã thành lập BCĐ DĐĐT với 18 đồng chí là những người thuộc các ban ngành đoàn thể, được nhân dân bầu ra, am hiểu tình hình đồng ruộng, địa hình tại địa phương. Trong đó trực tiếp Bí thư Đảng uỷ-CTHĐND xã làm trưởng ban và Chủ tịch UBND xã, phó Chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính- nông nghiệp làm phó ban, BCĐ đã phân rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành viên, các ban ngành đoàn thể với mục đích đưa nhanh các nội dung của chương trình vào thực tế địa phương. Sơ đồ 4.1 thể hiện rõ cơ cấu thành phần BCĐ DĐĐT tại xã.

Sơ đồ 4.1: Thành phần BCĐ DĐĐT tại xã Quang Trung

Nguồn: Ban địa chính xã Quang Trung

Thành phần Chức vụ Thành phần Chức vụ

Phó BT TT ĐU Uỷ viên Cán bộ VHTT Uỷ viên Chủ tịch UBMTTQ Uỷ viên Cán bộ ĐC-XD Uỷ viên Chủ tịch Hội CCB Uỷ viên Cán bộ tư pháp Uỷ viên Chủ tịch Hội ND Uỷ viên Cán bộ VP-UBND Uỷ viên Chủ tịch Hội PN Uỷ viên Trưởng CA Uỷ viên Bí thư ĐTN Uỷ viên Bí thư chi bộ các thôn xóm Uỷ viên Phó ban TG Uỷ viên Trưởng các thôn Uỷ viên Chủ nhiệm HTXNN Uỷ viên

Kế toán ngân sách Uỷ viên

Chủ tịch UBND xã

(Phó ban) Phó CT-UBND xã(Phó ban)

Cán bộ địa chính-nông nghiệp

(Phó ban)

BTĐU-CT HĐND xã

Việc thành lập BCĐ để trực tiếp chỉ đaọ công tác DĐĐT của xã. Trưởng ban và phó trưởng ban phân công các thành viên trong BCĐ trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo từng thôn thực hiện đúng chủ trương. Tuyên truyền phổ biến để toàn thể người dân trong xã đều nắm bắt được các chính sách của xã. BCĐ cấp xã chia làm 2 tổ: tổ tuyên truyền và tổ chuyên môn. Tổ tuyên truyền do các cán bộ văn hoá thông tin và trưởng các ban ngành đoàn thể hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh chịu trách nhiệm tuyên truyền vận động người dân tham gia DĐĐT. Tổ chuyên môn do các cán bộ địa chính xã chịu trách nhiệm. Ngoài ra còn có các bí thư chi bộ, trưởng thôn đại diện cho các thôn tham gia.

-Trình độ chuyên môn của thành viên trong BCĐ

BCĐ xã được thành lập với một cơ cấu riêng theo trình độ, độ tuổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, cơ cấu BCĐ cấp xã được phân như sau:

Bảng 4.1: Thống kê trình độ chuyên môn của BCĐ xã theo độ tuổi và giới tính

Trình độ chuyên môn Số người Độ tuổi Giới tính

Nam Nữ Đại học 3 32-45 3 0 Cao đẳng 5 44-52 4 1 Trung cấp 6 35-55 5 1 Sơ cấp 4 42-60 4 0 Tổng số 18 32-60 16 2

Nguồn: Ban địa chính xã Quang Trung

Qua bảng trên ta thấy số người trong BCĐ DĐĐT của xã Quang Trung gồm 18 người, với độ tuổi trung bình từ 32 đến 60 tuổi. Trong đó số người có độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao, trình độ chuyên môn tương đối đồng đều chủ yếu là trình độ cao đẳng và trung cấp. Số thành viên đã được đào tạo ở cấp trung cấp chiếm 33,33%, trình độ cao đẳng chiếm 27,78%. Số

cán bộ có trình độ đại học chỉ có 3 người chủ yếu học đại học tại chức chiếm 16,67% còn lại là trình độ sơ cấp. Điều tra thực tế thì thấy rằng tỷ lệ nữ tham gia vào các cơ quan công quyền còn thấp cụ thể là ở xã chỉ có 2 thành viên là nữ tham gia vào BCĐ chiếm tỷ lệ rất thấp 11,11%. Qua đây, ta thấy trình độ chuyên môn của cán bộ cấp xã còn thấp, lực lượng chuyên trách quá mỏng và yếu về nghiệp vụ nên khi triển khai các hoạt động quy hoạch đất đai còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa do thiếu cán bộ chuyên trách nên một cán bộ xã thường phải kiêm nhiệm thêm các chức vụ khác nên khi giải quyết các công việc không thuộc trình độ chuyên môn gặp nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và hay xảy ra mâu thuẫn, hay có biểu hiện và hành vi tiêu cực nên khi gặp phải những khó khăn thì cán bộ quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết khéo léo hợp lòng dân.

*Việc thành lập tổ công tác tại các xóm điều tra.

Sau khi thành lập BCĐ DĐĐT, UBND xã đã quyết định thành lập các

tổ công tác DĐĐT ở các đơn vị thôn, xóm. Xã Quang Trung đã tổ chức 14 tổ công tác ở 14 đơn vị cơ sở thôn xóm. Mỗi xóm có 1 tổ công tác, phụ trách các hoạt động DĐĐT ở xóm mình do các đồng chí Bí thư chi bộ hoặc trưởng xóm làm trưởng ban, thành viên là các đồng chí trưởng các ban, ngành: trưởng ban công tác mặt trận tổ quốc, bí thư chi đoàn thanh niên, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất cứ hoạt động nào chính là sự tham gia của người dân. Tổ công tác tại các xóm tiến hành DĐĐT được thành lập theo chỉ đạo của BCĐ xã, tuỳ điều kiện từng xóm mà xem xét cơ cấu và số lượng thành viên tham gia. Qua điều tra ở các cơ sở xóm thấy rằng về cơ cấu tổ công tác: Đồng chí bí thư chi bộ làm trưởng ban, trưởng xóm là phó ban đây là 2 thành phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác DĐĐT tại địa phương. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan, minh bạch thì tổ công tác ở các xóm cũng đã cử đại diện từ phía nhân dân và yêu cầu đây là những người nắm rõ tình hình

ruộng đất ở xóm, có kinh nghiệm sản xuất, được nhân dân tín nhiệm và hăng hái nhiệt tình có khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Tổ công tác tại mỗi xóm có từ 9 đến 11 thành viên, các thành viên đều do dân bầu ra qua các cuộc họp, có ghi biên bản và có biểu quyết. Tổ công tác do UBND xã ký quyết định thành lập. Theo chỉ đạo của BCĐ xã và điều kiện thực tế của địa phương, do đó mỗi xóm thành lập 1 tổ công tác DĐĐT cụ thể ở bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Cơ cấu tổ công tác tại các xóm điều tra theo độ tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn STT Xóm Số người Giới tính Độ tuổi Trình độ chuyên môn Nam Nữ ĐH CĐ TC SC 1 Sôi 11 7 4 32-55 0 2 5 4 2 Quang Tiến 1 11 9 2 25-62 0 1 5 4 3 Đồng 10 8 2 23-53 0 1 4 3 4 Làng 2 9 7 2 30-58 0 0 4 3 5 Bất Di 1 10 9 1 25-52 0 0 3 5 Tổng 51 40 11 23-62 0 4 21 19

Nguồn: Số liệu điều tra ,2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua điều tra thực tế tại 5 xóm của xã Quang Trung ta thấy:

Xóm Sôi thành lập 1 tổ công tác với 11 thành viên trong đó 7 nam (chiếm 63,64%) và 4 nữ (chiếm 36,36%) nằm trong độ tuổi từ 32-55 tuổi. Trong đó 18,18% người có trình độ cao đẳng, 45,45% trình độ trung cấp và 36,36% trình độ sơ cấp.

Xóm Quang Tiến 1 cũng có 11 thành viên trong đó 9 nam (chiếm 81,82%) và 2 nữ (chiếm 18,18%) chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 25- 62 tuổi và người có trình độ cao đẳng chiếm 9,09%, trung cấp chiếm 45,45%, còn lại là trình độ sơ cấp.

Xóm Đồng có số thành viên ít hơn với 10 người trong đó 8 nam (chiếm 80%)và 2 nữ (chiếm 20%) ; 10% trình độ Cao đẳng và 30% trình độ sơ cấp , 40% trình độ trung cấp. Với độ tuổi từ 23 đến 53 tuổi.

Xóm Làng 2 thành lập tổ công tác có số thành viên ít nhất với 9 thành viên trong đó 77,78% nam và 22,22% nữ; không có ai trình độ cao đẳng, 44,44% trình độ trung cấp và 33,33% có trình độ sơ cấp. Với độ tuổi từ 30 đến 58 tuổi.

Xóm Bất Di 1 thành lập tổ công tác gồm 10 thành viên với 90% nam và 10% nữ ; không có ai có trình độ cao đẳng, 30% có trình độ trung cấp và 50% có trình độ sơ cấp. Với độ tuổi từ 23 đến 62 tuổi.

Nhìn chung tổ công tác thành lập ở các xóm chủ yếu là nam, tỷ lệ nữ giới tham gia rất ít, có trình độ chuyên môn không đồng đều chủ yếu trình độ trung cấp và sơ cấp nên hạn chế trong việc lập phương án DĐĐT, tính toán diện tích đất đai và thống kê sổ sách. Hạn chế về trình độ chuyên môn và năng lực nên khi vận động người dân tham gia các hoạt động do thôn xóm tổ chức còn khó khăn, chưa kêu gọi được sự tham gia của cộng đồng.

Kết quả công tác chỉ đạo tại xóm điều tra

Công tác chỉ đạo được thực hiện xuyên suốt nhất quán giữa BCĐ xã và người dân. Công tác chỉ đạo muốn thành công phụ thuộc chặt chẽ vào chất lượng cán bộ trong BCĐ và tổ công tác thực hiện DĐĐT. Cán bộ trong BCĐ xã và tổ công tác phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt và là người nhiệt tình năng nổ với công việc, không ngại khó khăn vất vả được nhân dân tin yêu bầu và đại diện cho dân nói những suy nghĩ nguyện vọng của họ. Khi phỏng vấn trực tiếp Chủ tịch UBND xã Quang Trung về công tác chỉ đạo thực hiện DĐĐT tại địa phương ông cho biết:

Hộp 4.1: Ý kiến của cán bộ xã về công tác chỉ đạo thực hiện DĐĐT tại xã Quang Trung

Ngoài công tác vận động tuyên truyền, xã đã thành lập Ban chỉ đạo và các tổ công tác ở 14 cơ sở thôn xóm với những người có năng lực và am hiểu đồng ruộng. Ban chỉ đạo tiến hành rà soát danh sách các hộ đã được giao đất trước đây rồi tiến hành khảo sát thực địa, phân loại đất để xây dựng phương án phù hợp ; đồng thời DĐĐT kết hợp với quy hoạch lại hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng đảm bảo các thuỷ ruộng tiếp giáp với đường giao thông và mương tiện cho việc tưới tiêu, vận chuyển. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn khó khăn về kinh phí tuy đã huy động sự đóng góp từ phía nhân dân và các tổ chức nhưng còn chưa đáp ứng đủ, hiện tại còn một cơ sở thôn xóm Bất Di 1 chưa thống nhất với phương án quy hoạch của xã nên đã làm chậm tiến độ khi triển khai kế hoạch. Trong thời gian tới xã sẽ tập trung nâng cao hơn nữa công tác chỉ đạo, tuyên truyền thuyết phục người dân để đẩy nhanh hoàn thiện công tác DĐĐT tại địa phương.

Ông Bùi Đức Hoạt, 45 tuổi, chủ tịch UBND xã Quang Trung

Do đó ta thấy khi làm bất cứ công việc gì cần phải có sự chỉ đạo quan tâm của các cấp chính quyền và sự đồng thuận trong dân mới thành công được. Khi đội ngũ cán bộ được nhân dân tin yêu giao phó trách nhiệm thì người dân sẽ nhiệt tình tham gia các công việc chung nếu cán bộ huy động. Qua bảng 4.3 ta thấy những chỉ tiêu đánh giá chung về công tác chỉ đạo của các cơ sở xóm điều tra.

Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu về công tác chỉ đạo DĐĐT tại các xóm điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Sôi Quang

Tiến 1 Đồng

Làng 2

Bất Di

1 Tổng

Số hộ tự nguyện tham gia

hiến đất làm GTTLNĐ hộ 63 98 108 116 149 534 Tổng số đất được hiến, đóng góp m 2 5.86 2 7.948 5.036 5.709 5.751 30.30 6

Số bờ quy hoạch làm mới

sau DĐĐT bờ thửa 1 2 1 1 2 7

Tổng chiều dài bờ thửa

quy hoạch lại sau DĐĐT m

1.61

8 2.286 1.324 1.754 1.657 8.639

Nguồn: Ban địa chính xã Quang Trung Chú thích: GTTLNĐ: giao thông thủy lợi nội đồng

Khi được vận động tuyên truyền và hiểu được lợi ích mà người dân được hưởng khi hiến đất làm GTTLNĐ thì 100% số hộ tự nguyện tham gia. Tổng số đất được hiến làm GTTLNĐ của 5 cơ sở xóm là 30.306m2, trong đó xóm Quang Tiến 1 đã hiến nhiều nhất với 7.948 m2 (chiếm 26,23%) để làm mới hoàn toàn 2 tuyến ở phía Nam và Bắc đồng đóc, sau đó là xóm Sôi các hộ đã hiến 5.862m 2 đất, tiếp đến là các cơ sở xóm Làng 2, xóm Bất Di 1 với diện tích đất đã hiến là 5.709m2 (chiếm 18,83%) và 5.751m2 (chiếm 18,97%). Không chỉ hiến đất làm GTTLNĐ mà xã còn huy động người dân đóng góp tài chính tính theo từng miền và thu theo đầu sào canh tác. Theo thống kê toàn xã đã đóng góp được 200 triệu đồng phục vụ công tác DĐĐT trong đó có kinh phí để xây dựng và làm mới các tuyến giao thông nội đồng thuận tiện cho bà con tiến hành SX, sau DĐĐT số tuyến bờ thửa được làm mới hoàn toàn của 5 xóm điều tra là 7 tuyến và sửa chữa tu bổ mở rộng thêm các tuyến cũ. Tổng chiều dài bờ quy hoạch lại sau DĐĐT là 8.639m.

Qua đây ta thấy được nhờ công tác chỉ đạo thống nhất nên đã huy động được người dân tham gia rất tích cực trong hiến đất làm GTTLNĐ và chỉnh trang lại đồng ruộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thống kê

* Hoạt động tuyên truyền

Công tác tuyên truyền có vai trò hết sức quan trọng để người dân biết được những chủ trương của Đảng và nhà nước đang làm và cụ thể là chương trình DĐĐT đang được tiến hành tại địa phương. Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp quá trình triển khai nhanh chóng và thuận lợi hơn, giảm được những băn khoăn thắc mắc trong nhân dân. Công tác tuyên truyền được tiến hành cụ thể như sau:

-Tại xã: UBND xã thường xuyên mở các cuộc họp bàn công khai về các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước tới các cán bộ Đảng viên trong xã. Để việc triển khai chủ trương đi vào chiều sâu, Đảng bộ xã đã quán triệt, huy động toàn Đảng bộ, các ban ngành trong xã, các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân, trưởng xóm và tổ công tác tại các thôn tới dự các buổi họp tuyên truyền. Các buổi họp chủ yếu xoay quanh vào nội dung: phổ biến chỉ đạo văn bản của UBND huyện về công tác DĐĐT, kế hoạch triển khai của huyện và chủ trương của cấp trên. Lấy ý kiến đóng góp của các cán bộ Đảng viên và người dân tham gia cuộc họp. Thông qua cuộc họp UBND xã sẽ công bố danh sách BCĐ thực hiện DĐĐT, tổ công tác và cán bộ chuyên trách hướng dẫn chỉ đạo thực hiện ở các thôn, xóm. Mọi hoạt động họp bàn tại xã được truyền tải trực tiếp trên hệ thống truyền thanh để mọi người dân được biết .

- Tại thôn: Hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh thông qua các cuộc họp bàn tại xóm. Nội dung tuyên truyền về trình tự các bước tiến hành thực hiện kế hoạch DĐĐT, động viên các hộ nông dân tích cực tham gia thực hiện DĐĐT. Động viên và phát huy ý thức trách nhiệm tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái nhường nhịn giúp đỡ nhau trong thực hiện DĐĐT của các hộ nông dân. Bên cạnh đó, tổ công tác cũng sử dụng các loại tài liệu để tuyên truyền gồm: luật đất đai, nghị định 64-CP, quyết định 115,990, các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, huyện, xã về DĐĐT. Ngoài ra xã còn vận động các xóm

treo băng rôn khẩu hiệu với tiêu đề: “Thực hiện dồn điền đổi thửa là góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn!”, tại các khu vực đường đi vào làng và cờ treo ở các khu nhà văn hoá của các xóm nhằm tạo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 68 - 86)