Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 35 - 38)

2.1.5.1 Yếu tố khách quan * Chủ trương chính sách

Chính sách ruộng đất thể hiện trong luật đất đai năm 2003 được Quốc Hội thông qua, đã tạo được môi trường pháp lý thông thoáng và công bằng đối với người sử dụng đất. Đồng thời cũng khẳng định vai trò của Nhà nước là người bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Một trong chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện là chủ trương DĐĐT. Có thể khẳng định DĐĐT là hướng đi tất yếu để phát triển nông nghiệp vốn rất manh mún, nhỏ lẻ phát triển thành SXHH quy mô lớn. Sau hơn 10 năm thực hiện xuất phát từ những ý tưởng manh nha ban đầu rồi trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, DĐĐT đã thu được một số thành tựu đáng kể như: chủ trương đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Việc đưa máy móc vào SXNN đã góp phần giải phóng sức lao động của nông dân, cùng với đó năng suất, chất lượng cây trồng được nâng cao, thu nhập của hộ SXNN cũng được cải thiện.

Như vậy, có thể nói chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc chuyển đổi ruộng đất thực hiện'' dồn điền đổi thửa '' trong nông nghiệp đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tích tụ và tập trung đất đai. Tuy nhiên, khi văn bản pháp luật ban hành chậm, Chính phủ chưa có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể đối với các tỉnh, thành phố để hướng dẫn nông dân thực hiện DĐĐT sẽ dẫn đến việc các địa phương áp dụng một cách máy móc các chủ trương này. Điều này tất yếu dẫn đến việc không đạt được sự đồng thuận của người dân, gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của Nhà nước.

* Điều kiện đất đai

Điều kiện đất đai cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện DĐĐT. Đặc điểm địa hình đất đai của một số vùng không bằng phẳng, không chủ động được việc tưới tiêu nên gặp khó khăn cho công tác thủy lợi phục vụ nước SXNN. Khu đất cao thì khó cho việc bơm nước vào ruộng để

sản xuất, còn những nơi đất trũng thì hay bị ngập úng khi nước về. Nơi đất cao, đất trũng khác nhau rất khó khăn cho phân loại nhóm đất ảnh hưởng đến thực hiện DĐĐT. Mặt khác, thực tế ruộng đất của từng địa phương phân ở các vùng, các xứ đồng khác nhau cũng là cản trở không nhỏ đến thực hiện DĐĐT.

* Thiếu nguồn kinh phí

Nguồn ngân sách hỗ trợ cho việc thực hiện DĐĐT còn chưa đáp ứng kịp thời, nhiều địa phương cũng muốn thực hiện DĐĐT nhanh tạo điều kiện phát triển sản xuất nhưng do thiếu kinh phí cho công tác đo đạc, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ nên việc DĐĐT còn chậm. Do vậy, nguồn kinh phí đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động, thiếu kinh phí trong quá trình thực hiện sẽ cản trở đến tiến độ thực hiện DĐĐT.

* Công tác quy hoạch đất đai

Công tác quy hoạch đất đai là yếu tố quan trọng để thực hiện DĐĐT, quy hoạch đất công và đất giao khoán thầu thành vùng. Tuy nhiên, việc xây dựng các quy hoạch còn phụ thuộc lớn vào việc sử dụng đất vì đất quy hoạch trước khi thực hiện DĐĐT là diện tích đất giao chia lâu dài cho các hộ dân. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đất đai tạo điều kiện thúc đẩy nhanh thực hiện DĐĐT.

2.1.5.2 Yếu tố chủ quan * Về phía cán bộ địa phương

DĐĐT là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Quá trình thực hiện có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất của hộ nông dân cho nên vấn đề con người thực hiện quá trình này là rất quan trọng. Các cán bộ, thành viên trong Ban chỉ đạo DĐĐT phải là những người có chuyên môn, tâm huyết và am hiểu đồng ruộng có kinh nghiệm sản xuất và là người có uy tín, có tiếng nói quan trọng trong cộng đồng sẽ đảm bảo được sự công minh trong công việc và làm cho người dân yên tâm tin tưởng. Có được sự đồng tình của người dân sẽ giúp chủ trương DĐĐT được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ngược lại, khi tiến hành thực hiện DĐĐT mà các thành viên trong BCĐ chưa tập trung kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện thì hiệu quả thấp và dễ dẫn đến những tổ chức cá nhân lợi dụng chủ trương, chính sách DĐĐT để làm trái pháp luật, vi phạm quy chế dân chủ cơ sở.

Do vậy, phát huy vai trò chủ động của cán bộ địa phương và các tổ chức tham gia vào DĐĐT sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy nhanh quá trình DĐĐT đem lại hiệu quả tốt.

*Về phía người dân

Khi thực hiện chủ trương DĐĐT thì đã nhận được sự tán thành ủng hộ của đông đảo người dân họ đều thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện DĐĐT là hết sức cần thiết. Nhưng bên cạnh đó, thì vẫn còn một số bộ phận người dân nhận thức còn hạn chế chưa thông suốt chủ trương chính sách về DĐĐT, do còn băn khoăn không muốn dồn ruộng bởi tâm lý thích những ruộng gần và thuận tiện cho việc chăm sóc, và mang tư tưởng cố hữu sợ bị mất đất nên người dân vẫn không yên tâm. Mặt khác, trình độ văn hóa của người dân còn thấp khi tiến hành DĐĐT thì việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, muốn làm tốt tất cả các bước trong nội dung thực hiện DĐĐT thì vai trò của người dân là yếu tố quan trọng nhất, thúc đẩy thực hiện DĐĐT thành công. Để “dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm, dân thực hiện, dân đóng góp, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”. Thì người dân phải thực sự thông suốt và nhất trí với chủ trương chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước.

* Phong tục tập quán

Từ xa xưa người dân đã quen với tập quán sản xuất nhỏ lẻ, thích ruộng đất manh mún, có gần, có xa, có tốt có xấu để hạn chế rủi ro do thiên tai. Trong quá trình canh tác họ đã biết né tránh thiên tai, sâu bệnh bằng cách chia nhỏ diện tích ruộng, mỗi nơi có một mảnh. Hơn nữa với quan niệm lâu nay của mỗi người dân luôn muốn chia nhỏ ruộng đất để dễ dàng phân chia tài

sản. Chính vì vậy mà họ luôn quý trọng ruộng đất, coi đó là tài sản thiêng liêng mà tổ tiên, ông cha ta để lại cho các con cháu. Để dễ dàng phân chia cho nhiều người thì ruộng đất chia ra thành nhiều ô nhỏ, từ đó diện tích của mỗi ô thửa dần dần được tách nhỏ ra.

Những quan niệm, cùng với lối canh tác sản xuất từ bao đời nay của người dân khó có thể thay đổi luôn được gây ra những khó khăn khi tiến hành thực hiện DĐĐT.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 35 - 38)