Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 63 - 134)

3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được thu thập tại ban địa chính-văn hóa thông tin của xã, Ban công an xã, các báo cáo hàng năm, các báo cáo quy hoạch sử dụng đất, báo cáo thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai và một số tài liệu sách báo khác liên quan đến DĐĐT. Dựa vào các nguồn số liệu trên để tổng hợp thành bảng sau:

Bảng 3.8: Các nguồn thu thập số liệu

STT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp

thu thập

1 Phần cơ sở lý luận, thực tiễn ở Thế giới và Việt Nam

Sách, tạp trí, internet, báo cáo có liên quan

Tìm hiểu,tra cứu và chọn lọc thông tin 2 Các số liệu về đặc điểm địa

bàn nghiên cứu: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, chế độ thủy văn, tình hình sử dụng đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng và tình hình phát triển kinh tế của xã

Ban địa chính xã, Ban công an xã và các Báo cáo thuyết minh quy hoạch XDNTM, Báo cáo quy hoạch phát triển SXNN đến năm 2020, Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

Tìm hiểu, tra cứu, chọn lọc, tổng hợp thông tin và chụp ảnh

3 Các số liệu về thực trạng đất canh tác của xã, cơ sở pháp lý liên quan đến DĐĐT và kết quả thực hiện DĐĐT

Ban địa chính xã Quang Trung

Tìm hiểu,ghi chép, chọn lọc tổng hợp thông tin qua các báo cáo đánh giá kết quả

3.2.2.2Thu thập thông tin sơ cấp

Bảng 3.9: Thông tin điều tra hộ nông dân và cán bộ địa phương

Đối tượng điều tra Nội dung điều tra Phương pháp chọn hộ điều tra Số lượng mẫu

điều tra Phương pháp điều tra

Hộ nông dân -Các thông tin cá nhâncủa chủ hộ:Họ

tên, trình độ văn hóa, việc làm

-Số nhân khẩu, số lao động của hộ giađình, sốthửaruộng, bình quân diện tích/thửa, sốthửa trước DĐĐT và sau DĐĐT

-Hiểu biết của hộ vềhoạtđộng DĐĐT - Ý kiến của hộ khi thực hiện DĐĐT.

- Chọn các hộ đại diện cho thôn theo số nhân khẩu của mỗi hộ trong gia đình vì số nhân khẩu liên quan đến số thửa. Trong đó chọn 5 xóm trong tổng số 14 xóm của 3 thôn. 60hộ nôngdân Chọn 5xóm: xómSôi(10hộ); xómQuangTiến 1 (10hộ); xóm Đồng (10 hộ); xóm Làng 2(10 hộ) và xóm Bất Di 1(20 hộ).

-Chuẩn bị câu hỏi đóng và câu hỏi mở linh hoạt -Bộ câu hỏi trắc nghiệm nhanh -Phỏng vấn trực tiếp các hộ.

Cán bộ xã -Thông tin chung: họ tên, tuổi, chức

vụ, trình độ chuyên môn

-Số lượng cán bộ tham gia quá trình DĐĐT, chủ trương của xã về DĐĐT, các bước tiến hành DĐĐT, kinh phí thực hiện

- Thuận lợi và khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện DĐĐT

-Công tác tuyên truyền vận động người dân.

- Chọn cán bộ xã chịu trách nhiệm thực thi công tác DĐĐT: Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính xã, công an xã, trưởng xóm (5người). 4cán bộxã 5trưởng xóm -Phỏng vấn nhanh -Đưa ra câu hỏi mở linh hoạt

-Tổng hợp ý kiến chính liên quan đến DĐĐT và đưa ra kết luận cho từng vấn đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.10: Đặc điểm và cách phân bố số lượng các hộ được điều tra

Thôn Xóm Số hộ

điều tra

Nhóm hộ phân theo nhân khẩu 1-4 khẩu 5-6 khẩu ≥ 7 khẩu

Giáp Ba Sôi 10 3 4 3 Quang Tiến1 10 4 3 3 Giáp Nhất Đồng 10 3 5 2 Làng 2 10 5 3 2 Bất Di Bất Di 1 20 8 6 6 Tổng 60 23 21 16 3.2.3 Phương pháp tổng hợp số liệu

-Kiểm tra phiếu điều tra: tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chưa đầy đủ, sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm, từ đó tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả đặc trưng cho từng nhóm hộ và có sự so sánh trước và sau quá trình DĐĐT.

-Tổng hợp và xử lý thông tin

+ Đối với các thông tin đã được công bố:phải tổng hợp, chọn lọc, đối

chiếu, để chọn ra những thông tin phù hợp cho đề tài. Một số chỉ tiêu so sánh, tính toán số bình quân, chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu …được tính toán dựa vào các thông tin có sẵn.

+ Đối với thông tin điều tra: các thông tin điều tra về hộ như: tên, tuổi, trình độ, việc làm, số nhân khẩu, số lao động,số hộ… các thông tin về diện tích đất canh tác/ thửa, bình quân số thửa/ hộ, chi phí sản xuất. Các số liệu được tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích.

-Xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu: sử dụng phần mềm Excel để

tổng hợp tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, tốc độ phát triển bình quân.

- Sử dụng bảng, đồ thị để mô tả về tình hình đất đai,cơ cấu dân số, cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển kinh tế- xã hội, quy mô diện tích số thửa trước và sau DĐĐT trên địa bàn xã và hộp ý kiến định tính để phỏng vấn nông dân, cán bộ địa phương.

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, những thuận lợi và khó khăn trong SXNN ảnh hưởng đến phát triển sản xuất của các hộ dân trên địa bàn xã Quang Trung. Mô tả tình hình SXNN tại xã trước và trong quá trình DĐĐT thông qua một số chỉ tiêu thống kê (giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, bình quân..), mô tả quá trình thực hiện công tác DĐĐT và kết quả đạt được.

b) Phương pháp so sánh

So sánh trước và sau quá trình DĐĐT để thấy được kết quả của công tác thực hiện DĐĐT ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

+ So sánh sự thay đổi về quy mô diện tích, số thửa của các nhóm hộ điều tra.

+ So sánh mức độ đầu tư máy móc cơ giới hóa vào SXNN, hiệu quả trong sản xuất của hộ trước và sau khi DĐĐT của các nhóm hộ điều tra.

+ So sánh các khoản chi phí cho SXNN trước và sau DĐĐT.

+ So sánh tình hình triển khai thực hiện DĐĐT tại địa phương với quy trình DĐĐT đã được quy định trong văn bản.

c) Phương pháp PRA

+ Phương pháp hỏi những người am hiểu (KIP: Key Informant Panel): Nghiên cứu tiến hành tiếp xúc với chính quyền địa phương hoặc người đứng đầu một tổ chức, một cơ quan, cộng đồng của xã, thảo luận và tham khảo ý kiến tổng quan của họ về vấn đề nghiên cứu.

+ Phỏng vấn sâu nông dân theo bảng câu hỏi: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân bằng phiếu xin ý kiến đã xây dựng từ trước gồm các chỉ tiêu về điều kiện sản xuất chung của hộ, thông tin của hộ nông dân. Thông tin tìm hiểu được liên quan đến tình hình thực hiện DĐĐT, lợi ích mà các hộ nhận được khi thực hiện DĐĐT.

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tổng diện tích đất canh tác của xã. - Số thửa.

- Bình quân số thửa/hộ. - Bình quân diện tích/thửa.

- Số thửa nhiều nhất và số thửa ít nhất.

* Nhóm chỉ tiêu về tình hình thực hiện DĐĐT

- Số lượng ruộng đất tham gia DĐĐT. - Số hộ tham gia DĐĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phản ứng của hộ dân về DĐĐT.

- Tỷ lệ số hộ đồng tình và số hộ không đồng tình phương án DĐĐT. - Số lượng buổi họp ớ các thôn để triển khai thực hiện DĐĐT.

* Nhóm chỉ tiêu về kết quả thực hiện DĐĐT

-Bình quân diện tích/thửa trước và sau DĐĐT. -Bình quân số thửa/ hộ trước và sau DĐĐT. -Diện tích bình quân/ hộ trước và sau DĐĐT

- Tỷ lệ thay đổi mức độ cơ giới hóa trước và sau DĐĐT.

- Tỷ lệ thay đổi mức độ đầu tư của hộ và các khoản chi phí khác trước và sau DĐĐT.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã Quang Trung

4.1.1 Tình hình triển khai các hoạt động thực hiện dồn điền đổi thửa tại xãQuang Trung Quang Trung

4.1.1.1 Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác

* Về việc thành lập BCĐ:

Theo Quyết định số 06/QĐ-ĐU của Đảng uỷ xã Quang Trung về việc thành lập BCĐ DĐĐT tại xã với 5 điều cơ bản như sau: điều 1: thành lập các tiểu ban tuyên truyền vận động thực hiện DĐĐT; điều 2: thành lập tiểu ban xây dựng các văn bản và triển khai tổ chức thực hiện DĐĐT; điều 3: thành lập tiểu ban an ninh-trật tự; điều 4: thành lập các tiểu ban (tổ công tác) ở các cơ sở thôn xóm; điều 5: các tiểu ban thực hiện công tác DĐĐT theo đúng nhiệm vụ được giao. Từ đó xã đã thành lập BCĐ DĐĐT với 18 đồng chí là những người thuộc các ban ngành đoàn thể, được nhân dân bầu ra, am hiểu tình hình đồng ruộng, địa hình tại địa phương. Trong đó trực tiếp Bí thư Đảng uỷ-CTHĐND xã làm trưởng ban và Chủ tịch UBND xã, phó Chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính- nông nghiệp làm phó ban, BCĐ đã phân rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành viên, các ban ngành đoàn thể với mục đích đưa nhanh các nội dung của chương trình vào thực tế địa phương. Sơ đồ 4.1 thể hiện rõ cơ cấu thành phần BCĐ DĐĐT tại xã.

Sơ đồ 4.1: Thành phần BCĐ DĐĐT tại xã Quang Trung

Nguồn: Ban địa chính xã Quang Trung

Thành phần Chức vụ Thành phần Chức vụ

Phó BT TT ĐU Uỷ viên Cán bộ VHTT Uỷ viên Chủ tịch UBMTTQ Uỷ viên Cán bộ ĐC-XD Uỷ viên Chủ tịch Hội CCB Uỷ viên Cán bộ tư pháp Uỷ viên Chủ tịch Hội ND Uỷ viên Cán bộ VP-UBND Uỷ viên Chủ tịch Hội PN Uỷ viên Trưởng CA Uỷ viên Bí thư ĐTN Uỷ viên Bí thư chi bộ các thôn xóm Uỷ viên Phó ban TG Uỷ viên Trưởng các thôn Uỷ viên Chủ nhiệm HTXNN Uỷ viên

Kế toán ngân sách Uỷ viên

Chủ tịch UBND xã

(Phó ban) Phó CT-UBND xã(Phó ban)

Cán bộ địa chính-nông nghiệp

(Phó ban)

BTĐU-CT HĐND xã

Việc thành lập BCĐ để trực tiếp chỉ đaọ công tác DĐĐT của xã. Trưởng ban và phó trưởng ban phân công các thành viên trong BCĐ trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo từng thôn thực hiện đúng chủ trương. Tuyên truyền phổ biến để toàn thể người dân trong xã đều nắm bắt được các chính sách của xã. BCĐ cấp xã chia làm 2 tổ: tổ tuyên truyền và tổ chuyên môn. Tổ tuyên truyền do các cán bộ văn hoá thông tin và trưởng các ban ngành đoàn thể hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh chịu trách nhiệm tuyên truyền vận động người dân tham gia DĐĐT. Tổ chuyên môn do các cán bộ địa chính xã chịu trách nhiệm. Ngoài ra còn có các bí thư chi bộ, trưởng thôn đại diện cho các thôn tham gia.

-Trình độ chuyên môn của thành viên trong BCĐ

BCĐ xã được thành lập với một cơ cấu riêng theo trình độ, độ tuổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, cơ cấu BCĐ cấp xã được phân như sau:

Bảng 4.1: Thống kê trình độ chuyên môn của BCĐ xã theo độ tuổi và giới tính

Trình độ chuyên môn Số người Độ tuổi Giới tính

Nam Nữ Đại học 3 32-45 3 0 Cao đẳng 5 44-52 4 1 Trung cấp 6 35-55 5 1 Sơ cấp 4 42-60 4 0 Tổng số 18 32-60 16 2

Nguồn: Ban địa chính xã Quang Trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng trên ta thấy số người trong BCĐ DĐĐT của xã Quang Trung gồm 18 người, với độ tuổi trung bình từ 32 đến 60 tuổi. Trong đó số người có độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao, trình độ chuyên môn tương đối đồng đều chủ yếu là trình độ cao đẳng và trung cấp. Số thành viên đã được đào tạo ở cấp trung cấp chiếm 33,33%, trình độ cao đẳng chiếm 27,78%. Số

cán bộ có trình độ đại học chỉ có 3 người chủ yếu học đại học tại chức chiếm 16,67% còn lại là trình độ sơ cấp. Điều tra thực tế thì thấy rằng tỷ lệ nữ tham gia vào các cơ quan công quyền còn thấp cụ thể là ở xã chỉ có 2 thành viên là nữ tham gia vào BCĐ chiếm tỷ lệ rất thấp 11,11%. Qua đây, ta thấy trình độ chuyên môn của cán bộ cấp xã còn thấp, lực lượng chuyên trách quá mỏng và yếu về nghiệp vụ nên khi triển khai các hoạt động quy hoạch đất đai còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa do thiếu cán bộ chuyên trách nên một cán bộ xã thường phải kiêm nhiệm thêm các chức vụ khác nên khi giải quyết các công việc không thuộc trình độ chuyên môn gặp nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và hay xảy ra mâu thuẫn, hay có biểu hiện và hành vi tiêu cực nên khi gặp phải những khó khăn thì cán bộ quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết khéo léo hợp lòng dân.

*Việc thành lập tổ công tác tại các xóm điều tra.

Sau khi thành lập BCĐ DĐĐT, UBND xã đã quyết định thành lập các

tổ công tác DĐĐT ở các đơn vị thôn, xóm. Xã Quang Trung đã tổ chức 14 tổ công tác ở 14 đơn vị cơ sở thôn xóm. Mỗi xóm có 1 tổ công tác, phụ trách các hoạt động DĐĐT ở xóm mình do các đồng chí Bí thư chi bộ hoặc trưởng xóm làm trưởng ban, thành viên là các đồng chí trưởng các ban, ngành: trưởng ban công tác mặt trận tổ quốc, bí thư chi đoàn thanh niên, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất cứ hoạt động nào chính là sự tham gia của người dân. Tổ công tác tại các xóm tiến hành DĐĐT được thành lập theo chỉ đạo của BCĐ xã, tuỳ điều kiện từng xóm mà xem xét cơ cấu và số lượng thành viên tham gia. Qua điều tra ở các cơ sở xóm thấy rằng về cơ cấu tổ công tác: Đồng chí bí thư chi bộ làm trưởng ban, trưởng xóm là phó ban đây là 2 thành phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác DĐĐT tại địa phương. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khách quan, minh bạch thì tổ công tác ở các xóm cũng đã cử đại diện từ phía nhân dân và yêu cầu đây là những người nắm rõ tình hình

ruộng đất ở xóm, có kinh nghiệm sản xuất, được nhân dân tín nhiệm và hăng hái nhiệt tình có khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Tổ công tác tại mỗi xóm có từ 9 đến 11 thành viên, các thành viên đều do dân bầu ra qua các cuộc họp, có ghi biên bản và có biểu quyết. Tổ công tác do UBND xã ký quyết định thành lập. Theo chỉ đạo của BCĐ xã và điều kiện thực tế của địa phương, do đó mỗi xóm thành lập 1 tổ công tác DĐĐT cụ thể ở bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Cơ cấu tổ công tác tại các xóm điều tra theo độ tuổi, giới tính và trình độ chuyên môn STT Xóm Số người Giới tính Độ tuổi Trình độ chuyên môn Nam Nữ ĐH CĐ TC SC 1 Sôi 11 7 4 32-55 0 2 5 4 2 Quang Tiến 1 11 9 2 25-62 0 1 5 4 3 Đồng 10 8 2 23-53 0 1 4 3 4 Làng 2 9 7 2 30-58 0 0 4 3 5 Bất Di 1 10 9 1 25-52 0 0 3 5 Tổng 51 40 11 23-62 0 4 21 19

Nguồn: Số liệu điều tra ,2014

Qua điều tra thực tế tại 5 xóm của xã Quang Trung ta thấy:

Xóm Sôi thành lập 1 tổ công tác với 11 thành viên trong đó 7 nam (chiếm 63,64%) và 4 nữ (chiếm 36,36%) nằm trong độ tuổi từ 32-55 tuổi. Trong đó 18,18% người có trình độ cao đẳng, 45,45% trình độ trung cấp và 36,36% trình độ sơ cấp.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 63 - 134)