0
Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Đa dạng hoá nguồn tài chính phục vụ hoạtđộng thực hiện dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ QUANG TRUNG, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 113 -114 )

đổi thửa

Khi triển khai bất cứ hoạt động gì cần phải có nguồn lực đầy đủ vững chắc mới có thể thực hiện được. Qúa trình DĐĐT cũng thế, để thực hiện được phải trải qua rất nhiều bước nó tuỳ thuộc vào cách làm của từng địa phương và trong các bước yều cầu phải có đủ kinh phí mới thực hiện được. Việc triển khai công tác này phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và người dân, chính quyền đứng ra chỉ đạo kết hợp với sự tự nguyện tham gia của người dân thì việc thực hiện mới diễn ra nhanh chóng. Trên thực tế các cấp chính quyền phải thống nhất chủ trương sau đó quán triệt triển khai đến người dân còn phải qua nhiều bước: họp bàn, đo đạc diện tích, lập bản đồ, hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tất cả các bước công việc đó đều phải đòi hỏi có một nguồn kinh phí cần thiết.

Theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm thì phần kinh phí do nhân dân đóng góp chủ yếu sử dụng phục vụ làm GTTLNĐ, các cuộc họp,

đo đạc, cắm mốc để chia cho từng hộ gia đình và xây dựng phương án cho từng hộ dân đóng góp theo đầu sào là 20.000đ/sào. Để đảm bảo tính khách quan và trung thực khi sử dụng nguồn kinh phí này thì mỗi trưởng thôn chịu trách nhiệm thu, điều hành toàn bộ kinh phí và cuối cùng phải thông qua hội nghị của thôn. Trong quá trình thực hiện phải cụ thể rõ ràng các khoản chi tiêu, phần kinh phí của Nhà nước hỗ trợ để thực hiện các công việc sau: tu sửa, làm mới cống dẫn nước, nạo vét kênh mương, lập bản đồ, xây dựng lại hệ thống GTTLNĐ, rà soát xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai lâu dài, hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ cho các hộ nông dân, chi phí cho hội họp và bồi dưỡng cho BCĐ và tổ công tác tại cơ sở xóm. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ thêm về tài chính và tạo mọi điều kiện để các địa phương hoàn thành xong sớm thực hiện DĐĐT.

Bên cạnh đó khi người dân chuyển sang sản xuất với quy mô lớn thì hầu hết các hộ đều thiếu vốn, muốn mở rộng mô hình nuôi cá kết hợp nhưng thiếu kiến thức chọn lựa giống, áp dụng khoa học kỹ thuật nên người dân vẫn chưa mạnh dạn thực hiện. Do đó, cần có sự hỗ trợ bước đầu từ phía Nhà nước về các chương trình, chính sách tín dụng phù hợp để người dân sẵn sàng đầu tư thể hiện khát vọng muốn làm giàu của bản thân.

Như vậy, việc hỗ trợ tài chính trong quá trình thực hiện DĐĐT là rất cần thiết, bởi vì nó thúc đẩy cho quá trình DĐĐT được nhanh hơn theo đúng tiến độ triển khai. Ngoài ra, giải pháp về tài chính còn giúp các hộ dân sau DĐĐT yên tâm hơn trong SXNN.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ QUANG TRUNG, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 113 -114 )

×