Với mục đích xem xét được sự thay đổi về chi phí sản xuất của các hộ dân trước và sau DĐĐT, với sự thay đổi về ruộng đất có ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình sản xuất.
Quang Trung là một xã thuần nông với SXNN chủ yếu là trồng lúa, nên trong nghiên cứu chỉ xét sự biến động về chi phí sản xuất lúa và hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa trước và sau DĐĐT. Bảng dưới đây thể hiện mức chi phí bình quân trên 1 sào lúa trước và sau DĐĐT của các hộ đã thực hiện xong DĐĐT.
Bảng 4.16: Mức chi phí bình quân trên 1 sào lúa trước và sau dồn điền đổi thửa năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Trước DĐĐT Sau DĐĐT Tỷ lệ tăng giảm (%) 1.Tổng chi phí 1000đ 120 140 +16,67 2. Chi phí dịch vụ 1000đ 30 60 +100
3.Công lao động Công 9 6 -33,33
4.Năng suất Kg 150 170 +13,33
-Lãi/sào 1000đ 220 250 +13,63
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014
Qua bảng trên ta thấy: Tổng chi phí cho một sào lúa so sánh trước và sau DĐĐT tăng 16,67%. Tỷ lệ tăng lên này bởi các yếu tố:
- Chi phí vật chất: Mức đầu tư về phân bón sau DĐĐT tăng nhưng không đáng kể. Mức tăng này không phải do tác động của DĐĐT mà chủ yếu do các hộ đầu tư thâm canh sản xuất và một phần do tác động của giá cả thị trường làm giá các yếu tố đầu vào cao hơn trước.
- Chi phí dịch vụ: Sau DĐĐT thì mức chi phí bình quân về chi phí dịch vụ bao gồm (thuê làm đất, chăm sóc, thu hoạch…) tăng tới 100%. Mức tăng này theo ý kiến của các hộ nông dân do tác động trực tiếp của DĐĐT như: Thuê gặt, cấy, chăm sóc: So với trước thì việc gặt, cấy đã thuận tiện hơn. Lý do là vì thửa ruộng lớn nên hầu hết các hộ đều tiến hành nhờ hoặc thuê người làm giúp (chủ yếu là đổi công cho nhau). Mặt khác, các thửa ruộng tập trung làm giảm rất nhiều công vận chuyển đi lại trong đồng góp phần không nhỏ đến tăng năng suất lao động.
Thuê làm đất: Trước kia mảnh ruộng nhỏ nên phương thức làm đất là cày bừa bằng sức kéo của trâu, bò là chính. Hiện nay, những mảnh ruộng lớn hơn nên hầu hết các hộ nông dân đều thuê máy cày, máy kéo để làm đất mặc dù tăng chi phí để thuê máy (khoảng 45-50 nghìn đồng/sào) nhưng làm giảm
công lao động. Qua bảng 4.16 cho thấy công lao động giảm tới 33% so với trước DĐĐT cho tất cả các khâu như: Làm đất, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, thăm đồng…, lãi xuất trên sào lúa tăng 13%.
Xét về hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích thì ta thấy lãi thu được trên đơn vị diện tích tăng hơn so với trước DĐĐT tăng trên 13% đây là một trong những tác động tích cực của DĐĐT đối với SXNN, đặc biệt là sản xuất lúa đối với một xã thuần nông như ở xã Quang Trung.
Như vậy, đối với canh tác lúa thì sự thay đổi căn bản nhất là các hộ đã thay thế chi phí lao động thủ công gia đình trước đây bằng chi phí thuê mua dịch vụ làm đất, thu hoạch, thuỷ lợi. Bên cạnh đó, cũng giảm đi rất nhiều công lao động bỏ ra do phải mất nhiều công thăm đồng, vận chuyển.