Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 47 - 50)

3.1.1.1 Vị trí địa lý, giới hạn

Xã Quang Trung là một xã nằm ở phía Đông Bắc huyện Vụ Bản, cách thành phố Nam Định 7km về phía Đông. Với tổng diện tích tự nhiên là 464,08 ha và 3 thôn trong đó có 14 xóm cơ sở. Xã có vị trí địa lý như sau:

-Phía Đông giáp xã Đại An

-Phía Tây giáp xã Trung Thành, Kim Thái -Phía Nam giáp xã Liên Bảo

-Phía Bắc giáp xã Đại An, Hợp Hưng

Với hệ thống giao thông của xã tương đối hoàn chỉnh và vị trí địa lý thuận lợi, Quang Trung có điều kiện để giao lưu phát triển kinh tế- xã hội. Xã Quang Trung có đường quốc lộ 38B chạy từ thành phố Nam Định đến huyện Ý Yên đi qua địa bàn xã (Từ cầu Bất Di đến bưu điện chợ Dần) dài 1,0 km và các đường giao thông huyện lộ là các trục giao thông chính phục vụ cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa – xã hội với các xã trong huyện và các địa phương khác.

3.1.1.2 Địa hình

Quang Trung là một xã thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao cốt đất trung bình khoảng 1,2 m-1,5 m so với mực nước biển, chênh lệch địa hình không lớn cao ở phía Nam thấp dần xuống phía Bắc khoảng 55,5 ha đất trồng lúa giáp với xã Hợp Hưng và xã Đại An. Với đặc điểm địa hình trên đây xã Quang Trung có tiềm năng thuận lợi lớn nhưng cũng có những khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

-Đường giao thông chính trong xã có cao độ trung bình từ 2,5 m-3,0 m. - Đồng ruộng có cao độ trung bình từ 0,9 m-1 ( Báo cáo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 2011).

3.1.1.3 Khí hậu thời tiết

Xã Quang Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, một năm chia 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

+ Nhiệt độ trung bình năm 23-240C. Mùa đông nhiệt độ trung bình là

17,10C-18,10C, tháng lạnh nhất là tháng 1, tháng 2, có ngày nhiệt độ xuống đến 5-60C. Mùa Hạ, nhiệt độ trung bình 27-28oC, tháng nóng nhất là tháng 7, 8, 9. Riêng tháng 7 có ngày nhiệt độ lên tới trên 360C.

+ Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình năm là 80- 84%, tháng cao nhất là tháng 3 có độ ẩm 87% và tháng thấp nhất là tháng 11 độ ẩm là 79%.

+ Mưa: lượng mưa bình quân năm là 1.700- 1.800mm, lượng mưa phân bố đồng đều, trong năm lượng mưa phân bố như sau: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm. Các tháng mưa nhiều tập trung vào tháng 7,8,9,10 mưa nhiều gây ngập úng làm ảnh hưởng đến SXNN.

Mùa khô từ tháng 11đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm, các tháng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1, tháng 2, có tháng hầu như không có mưa. Vì vậy gây nên hạn hán thiếu nước sản xuất và gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng các loại.

+ Nắng: Hàng năm có 250 ngày nắng. Tổng số giờ nắng 1650 giờ- 1700giờ/năm.Vụ hè thu có số giờ nắng từ 1.100 giờ -1.200 giờ/năm, chiếm 70% tổng số giờ nắng trong năm.

+ Gió: Hướng gió thịnh hành theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2-3m/s. Mùa Đông, gió mùa đông bắc xuất hiện, tốc độ gió trung bình là 2,4- 2,6 m/s, tần suất 60-70%. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam, với tần suất 50-60%, tốc độ gió trung bình là 1,9-2,2m/s. Tháng 7, 8, 9 thường có bão, tốc độ gió lớn nhất là 40m/s. Đầu mùa hè vào các tháng 4,5 thường xuất hiện các đợt gió Tây khô nóng gây ảnh hưởng đến cây trồng.

Nhìn chung, xã Quang Trung có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp ổn định và bền vững (Báo cáo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 2011).

3.1.1.4 Chế độ thủy văn

Xã Quang Trung chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đào cả về

mùa mưa và mùa khô.

- Hệ thống sông ngòi: Sông Tiên Hương chảy qua xã dài 1km, là trục cung cấp nước tưới, tiêu chủ yếu của xã. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các tuyến sông nội đồng phân bố đều khắp trên địa bàn theo dạng xương cá. Chế độ nước của hệ thống sông chia theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa cạn, hệ thống sông cùng với kênh mương thủy lợi các cấp ở nội đồng, các công trình đầu mối, trạm bơm đã đáp ứng được nước tưới cho SXNN.

- Chất lượng nước tưới: Phần lớn nguồn nước chưa bị ô nhiễm. Mùa lũ nguồn nước phù sa được khai thác triệt để làm giàu thêm độ phì nhiêu đất đai thông qua hệ thống trạm bơm và hệ thống công trình trên đê.

- Chế độ tưới tiêu: Đất đai của xã được tưới tiêu chủ động bằng động lực thông qua 5 trạm bơm điện, với tổng công suất là 12.000m2/h. Những diện tích đất cao, xa nguồn tưới được tạo nguồn bằng các trạm bơm dã chiến (bơm dầu).

Chế độ thủy văn thuận lợi có hệ thống kênh mương, sông ngòi dày đặc và hệ thống tưới tiêu tạo điều kiện cho SXNN và các hoạt động sản xuất khác

(Báo cáo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 2011). 3.1.1.5 Thực trạng môi trường đồng ruộng

Những năm qua cùng với quá trình phát triển xã hội, vấn đề về môi trường, những thói quen xấu trong canh tác của bà con nông dân đã khiến đồng ruộng ở nhiều thôn xóm bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới năng suất cây trồng và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt Quang Trung là xã có nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển (nghề rèn), nên trong quá trình sản xuất nhiều nước thải, rác thải chưa qua xử lý xâm nhập vào đồng ruộng và việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón là hai nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường đồng ruộng. Nguồn nước thải từ các khu dân cư chủ yếu thải ra hệ thống sông, kênh mương nội đồng làm cho các nguồn nước bị ô nhiễm. Nếu sử dụng nhiều sẽ làm lúa rau màu bị chết. Mức ô nhiễm nhẹ hơn

sẽ dần tích tụ vào đất, nước ảnh hưởng lâu dài tới đồng ruộng (Báo cáo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 2011).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w