Kinh nghiệm của thế giới về dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 38 - 39)

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế vào khoảng cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, bắt đầu từ cải cách nông nghiệp, nông thôn, xóa bỏ chế độ sở hữu tập thể. Nhận thức được hình thức kinh tế hợp tác xã (HTX) không còn phù hợp, kìm hãm sự phát triển, Trung Quốc thay hình thức HTX bằng việc khoán tận hộ dân. Khi giao đất cho hộ dân thì người dân được tự chủ trên mảnh đất của mình. Chính vì điều đó mà nông nghiệp Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. Nhưng đến những năm 90 thì nền kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc bị chững lại, mà nguyên nhân chủ yếu là do diện tích quá manh mún, nhỏ lẻ. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã có phương án để phát triển kinh tế nông nghiệp, đó là thiết kế lại đồng ruộng thông qua DĐĐT Đây là một hình thức chuyển đổi mềm dẻo và đạt được kết quả ngoài mong đợi.Các hộ dân của Trung Quốc có trung bình khoảng 0,5ha ruộng đất chia làm 3-4 thửa (Phạm Thị Thương Huyền, 2013).

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Trước những năm 1960, mỗi hộ nông dân Nhật có nhiều thửa ruộng phân tán, xa nhau quy mô mỗi thửa chỉ từ 500 m2 đến 1.000 m2. Nhật Bản đã nhận thấy những hạn chế do tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất trong SXNN, hơn nữa SXNN chủ yếu sử dụng sức lao động thủ công và sức kéo gia súc, do đó đã xuất hiện sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa lao động nông

nghiệp và lao động của các ngành nghề khác. Để chấn hưng nền nông nghiệp, năm 1961 Nhật Bản đã ban hành Luật cơ bản về nông nghiệp. Nhật Bản đã tiến hành chuyển đổi ruộng đất từ các ô thửa có quy mô nhỏ xa nhau thành những ô thửa có quy mô lớn. Yêu cầu một thửa ruộng sau khi chuyển đổi phải đạt diện tích tối thiểu 3.000m2, nhưng phải tiếp giáp với mương tưới và đường giao thông.

Kết quả, khoảng 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước đã được xử lý, chuyển đổi, số còn lại chủ yếu là đất trồng cỏ. Trước chuyển đổi bình quân một hộ có 3,4 thửa ruộng, sau khi chuyển đổi còn 1,8 thửa ruộng. Việc DĐĐT đem lại hiệu quả kinh tế cao như: tăng năng suất máy móc, cơ giới hóa trong nông nghiệp, tăng năng suất lao động tạo điều kiện phát triển SXHH mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2013).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w