0
Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Nâng cao công tác tuyên truyền vận động người dân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ QUANG TRUNG, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 112 -113 )

DĐĐT là công việc khó khăn phức tạp có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng

đến tiến độ thực hiện, triển khai trong đó phải kể đến nhận thức của người dân. Một số người dân vẫn còn giữ thói quen, tư duy sản xuất manh mún nhỏ lẻ, tư tưởng ngại xáo trộn đã ăn sâu bám rễ vào nếp nghĩ, cộng thêm tính bảo thủ cố hữu, trình độ văn hoá còn thấp nên người dân vẫn còn chưa nhận thức hết được vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện DĐĐT điều này đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho công tác thực hiện DĐĐT tại địa phương. Vì vậy để tháo gỡ điều này thì việc làm quan trọng trước mắt là tập trung làm tốt công tác tuyên truyền vận động để người dân nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc DĐĐT, để làm được điều này thì bản thân cán bộ cấp xã cần thông suốt nắm rõ chủ trương này để tuyên truyền đến người dân. Bên cạnh đó cần phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các đoàn thể nhân dân các cấp cùng tham gia thực hiện. Ngoài ra trên các phương tiện truyền thanh của xã cần tăng thời lượng phát sóng các chương trình về chủ trương chính sách đất đai của Nhà nước và các chuyên mục, chuyên đề phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo và những bài học thành công của các địa phương đã thực hiện xong DĐĐT để người dân thấy được lợi ích thiết thực khi thực hiện DĐĐT. Từ đó

người dân sẽ thay đổi suy nghĩ và làm theo.

Để người dân hiểu và làm theo thì phải tạo cho người dân lòng tin mà

trước hết chính cán bộ đảng viên phải tiên phong gương mẫu trong thực hiện, không vụ lợi cá nhân thì người dân mới tin tưởng. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp tại thôn vận động người dân tham gia, trong các cuộc họp nêu nội dung, mục đích, ý nghĩa và lợi ích mà người dân sẽ được hưởng. Bên cạnh đó, nội dung các bước tiến hành, phương án triển khai, quy hoạch cần được đưa ra họp bàn công khai lấy ý kiến dân chủ của người dân rồi mới đi đến thống nhất dưới sự lãnh đạo của các cấp Đảng uỷ, quản lý của chính quyền và sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đánh giá, dân quản lý và dân hưởng lợi”. Một lần nữa phương châm quản lý “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong” lại chứng minh sự đúng đắn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI XÃ QUANG TRUNG, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 112 -113 )

×