Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa tại xã Quang Trung

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 86 - 94)

4.1.2.1 Sau dồn điền đổi thửa, toàn bộ đất nông nghiệp đã được quy hoạch gọn hơn

Đến nay, toàn bộ đất nông nghiệp của xã được quy hoạch gọn thành 5 vùng sản xuất chính gồm vùng sản xuất lúa đảm bảo an toàn lương thực với diện tích 229,569 ha trong đó 43ha vùng sản xuất chất lượng lúa cao; vùng đất trồng 2 vụ lúa+ vụ đông là 18,83 ha; vùng đất trồng 1 lúa+ 2 màu là 10,36 ha; vùng đất chuyên trồng màu là 19,08 ha và vùng nuôi trồng thuỷ sản, phát triển kinh tế trang trại, gia trại với diện tích 14,82 ha.

Theo tổng hợp kết quả DĐĐT của 3 thôn ta thấy sự thay đổi rõ rệt giữa trước và sau khi tiến hành DĐĐT, tổng số hộ của 3 thôn trong xã là 1556 hộ, đạt

tỷ lệ 90% số hộ tham gia tiến hành DĐĐT. Kết quả sau khi DĐĐT có sự thay đổi về tổng số thửa, bình quân diện tích trên thửa, bình quân số thửa trên hộ và diện tích thửa nhỏ nhất. Trước khi tiến hành DĐĐT trên địa bàn xã có tổng số thửa 5412 thửa, sau DĐĐT số thửa giảm còn 3354 thửa, tức là đã giảm so với trước 2058 thửa (giảm 38%). Theo thống kê của Ban địa chính xã thì trước DĐĐT bình quân mỗi hộ có 3,48 thửa với diện tích trung bình mỗi thửa là 497 m2/ thửa và diện tích thửa nhỏ nhất là 34m2 (đất mạ). Sau khi DĐĐT đã có sự thay đổi rõ về số thửa, diện tích bình quân mỗi thửa, số thửa của mỗi hộ đã giảm còn 2,35 thửa đã giảm so với trước DĐĐT là 1,13 thửa với diện tích trung bình mỗi thửa là 649 m2/ thửa tăng 30,58% và diện tích thửa nhỏ nhất ở 3 thôn là 173,3 m2.

Trước DĐĐT ta thấy thôn Giáp Ba có tổng số thửa nhiều nhất trong 3 thôn với 2103 thửa, bình quân diện tích trên thửa 472 m2, trung bình mỗi hộ nhận được 3,72 thửa/hộ và diện tích thửa nhỏ nhất là 30m2. Sau khi tiến hành DĐĐT tổng số thửa giảm còn 1353 thửa giảm 35,66 % , bình quân diện tích trên thửa tăng lên 718 m2, mỗi hộ sản xuất bình quân 2,34 thửa/hộ giảm so với trước 1,38 thửa và diện tích thửa nhỏ nhất sau DĐĐT là 200m2. Thôn Giáp Nhất trước DĐĐT có tới 1880 thửa, mỗi hộ nhận được 3,21 thửa, diện tích trung bình trên thửa 438 m2 và thậm chí có thửa nhỏ nhất chỉ tới 45 m2. Sau DĐĐT số thửa giảm xuống đáng kể còn 1405 thửa giảm 475 thửa, mỗi hộ sản xuất nhận được 2,38thửa/hộ với diện tích bình quân trên thửa tăng lên 533 m2, diện tích thửa nhỏ nhất sau DĐĐT chỉ còn 150 m2. Thôn Bất Di trước khi DĐĐT có số hộ là 404 hộ và số hộ tham gia DĐĐT chỉ có 255 hộ của 2 xóm Bất Di 2 và Bất Di 3 ít hơn so với thôn Giáp Ba, thôn Giáp Nhất, tổng số thửa 1429 thửa, bình quân mỗi hộ nhận được 3,54 thửa/hộ với diện tích trung bình trên thửa là 581m2. Sau DĐĐT tổng số thửa đã giảm còn 596 thửa giảm so với trước 833 thửa (giảm 58,29%), bình quân mỗi hộ sản xuất có 2,33 thửa/hộ, diện tích trung bình trên thửa tăng lên 697 m2 và diện tích thửa nhỏ nhất là 170m2.

của cả 3 thôn. Thể hiện rõ nhất là số thửa đã giảm đáng kể không còn thấy tình trạng một hộ có từ 3-5 thửa nữa, còn bình quân diện tích trên thửa thì tăng lên, số thửa trên hộ đã giảm xuống bình quân mỗi hộ chỉ còn 1 đến 2 thửa khắc phục được tình trạng đất đai phân tán manh mún, nhỏ lẻ và diện tích thửa nhỏ nhất cũng đã tăng lên không còn những thửa ruộng nhỏ chỉ có 27 m2 như trước kia nữa.

Điều đó chứng tỏ rằng việc thực hiện DĐĐT ở xã Quang Trung là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế của địa phương và xu thế phát triển nông nghiệp theo hướng SXHH. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất và đem lại thu nhập cao hơn cho bà con nông dân. Kết quả DĐĐT tại xã được thể hiện qua bảng 4.9:

Bảng 4.9: So sánh sự thay đổi diện tích, số thửa trước và sau DĐĐT tại xã Quang Trung năm 2012 STT Thôn Tổng số hộ (hộ) Tổng số thửa (thửa) Bình quân diện tích/thửa (m2/thửa) Bình quân thửa/ hộ (thửa) Diện tích thửa nhỏ nhất (m2)

Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau

1 Giáp Ba 566 577 2103 1353 472 718 3,72 2,34 30 200

2 Giáp Nhất 586 590 1880 1405 438 533 3,21 2,38 45 150

3 Bất Di 404 255 1429 596 581 697 3,54 2,33 27 170

TỔNG 1556 1422 5412 3354 497 649 3,48 2,35 34 173,3

Sau dồn điền đổi thửa số thửa ruộng giảm đáng kể

Sau khi thực hiện DĐĐT tại 3 thôn đã đạt được những thành công bước đầu bình quân số thửa đã giảm xuống còn 2,35 thửa/ hộ. Nhìn vào biểu đồ thấy được thôn Giáp Ba và thôn Giáp Nhất đã thực hiện thành công chương trình DĐĐT do UBND xã phát động, đã giảm hẳn về số thửa. Toàn xã có 1422 hộ tham gia DĐĐT thì có 1287 hộ được giao nhận từ 1 đến 2 thửa ruộng đạt 90,51%, có 135 hộ nhận được từ 3 thửa trở lên chiếm tỷ lệ 9,49%.

Thôn Giáp Ba: Với tổng số hộ tham gia nhận ruộng là 577 hộ thì số hộ được giao từ 1 đến 2 thửa có 539 hộ, đạt tỷ lệ 93,41% , có 38 hộ nhận được 3 thửa trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ 6,6%. Sở dĩ những hộ có từ trên 3 thửa là do nguyên nhân trong quá trình sắp xếp lại ruộng có sự nhảy bờ, nhảy thửa. Thôn Giáp Nhất: Với tổng số hộ tham gia nhận ruộng là 590 hộ thì số hộ được giao đến 2 thửa ruộng là 523 hộ chiếm tỷ lệ 88,6% vẫn còn 67 hộ nhận từ 3 thửa trở lên nhiều hơn so với 2 thôn Bất Di và Giáp Ba đạt tỷ lệ 11,4%.

Thôn Bất Di: Có tổng số hộ tham gia nhận ruộng của 2 xóm Bất Di 2 và Bất Di 3 là 255 hộ. Riêng Bất Di 1 có 149 hộ chưa DĐĐT được nên tỷ lệ các hộ tham gia DĐĐT còn thấp. Đối với 2 xóm đã tham gia DĐĐT thì số hộ nhận được 2 thửa là 216 hộ chiếm 84,7% và có tới 39 hộ được giao nhận từ 3 thửa trở lên chiếm 15,3% .

Như vậy ta thấy số hộ tham gia DĐĐT của 2 thôn Giáp Ba và Giáp Nhất chiếm tỷ lệ cao hơn so với thôn Bất Di cho thấy rằng các hộ ở 2 thôn trên đã tham gia rất tích cực thực hiện đúng chủ trương của UBND xã phát động và nhờ DĐĐT thành công đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh và tăng đầu tư để đưa năng suất cây trồng tăng cao, thúc đẩy SXNN hàng hoá phát triển. Bên cạnh đó, còn nhiều hộ có tới 3 thửa trở lên chứng tỏ phương án DĐĐT của xã vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, đó là phấn đấu sau DĐĐT 60% số hộ gia đình chỉ còn từ 1 thửa và 40% số hộ có từ 2 thửa

ruộng. Kết quả thực tế vẫn còn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra một phần là do xã chưa tính toán hết được khả năng dồn đổi của địa phương dựa vào thực trạng địa hình thực tế của địa phương đa phần là địa hình không bằng phẳng, diện tích đất công ích của xã còn manh mún, nhỏ lẻ xen kẽ vào đất giao ổn định cho các hộ gia đình nên khó khăn trong công tác quản lý và quá rập khuôn máy móc theo sự chỉ đạo của cấp trên. Một phần nữa là những phần đất nằm ở gần trục đường chính thuận tiện cho việc đi lại hộ nào cũng muốn có được phần đất ở khu vực đó nên không chịu giao ra để chia lại nên số thửa ở đó tương đối nhiều mà diện tích lại nhỏ và hẹp.

Nguồn: Ban địa chính xã Quang Trung

Biểu đồ 4.2: Số lượng hộ phân theo số thửa tại xã Quang Trung

Hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng được mở rộng, nâng cấp

Trước kia tình trạng manh mún ruộng đất gây nên những khó khăn trong phát triển thuỷ lợi nội đồng, các cánh đồng với nhiều thửa ruộng sắp xếp lộn xộn chỗ đất cao, đất trũng gây khó khăn cho canh tác, mất nhiều thời

gian đi lại và việc tưới tiêu nước vào các thửa ruộng cũng rất vất vả có khi phải mất cả ngày nước mới vào được tới ruộng đặc biệt những chân ruộng cao thì càng khó hơn. Thấy được những bất cập đó, sau DĐĐT năm 2012 xã đã chú trọng chỉnh trang lại đồng ruộng, hệ thống kênh mương được đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây mới thuận tiện cho việc lấy nước vào ruộng và các tuyến đường nội đồng cũng được mở rộng. Hình ảnh dưới đây minh chứng cho điều đó:

Hình ảnh 4.1: Kênh mương nội đồng sau DĐĐT năm 2013 tại xã Quang Trung

Nguồn: Tư liệu điều tra Xác định GTTLNĐ là chìa khoá chính, ngay sau khi tiến hành DĐĐT xã Quang Trung đã tập trung huy động người dân hiến đất làm GTTLNĐ là 86.964m2 và nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng đến nay toàn xã đã đắp mới và mở rộng 80 tuyến đường nội đồng có chiều rộng trên 2m với tổng chiều dài 25.248m trong đó 8.320m đường sỏi, 16.928m đường đất và 58 tuyến kênh mương trong đó nạo vét toàn bộ 5.497m kênh mương, trên 5km đường bờ mương dài được ấp trúc, nới rộng 4-5m, các bờ ngang được quy

hoạch thành đường bờ vùng với tổng khối lượng đào đắp 42.910m3, đã kiên cố được 4,83km kênh mương, tu bổ lại 50 cống tưới tiêu dẫn nước trên khắp các xứ đồng, các tuyến đường chính và tuyến đường trục nội đồng được xây mới chắc chắn, rộng rãi thuận lợi cho cơ giới hoá đồng ruộng.

Qua đây thấy được nhờ sự quyết tâm cao của chính quyền địa phương và sự đồng lòng của người dân trong việc thiết kế, chỉnh trang lại hệ thống GTTLNĐ sau DĐĐT ở địa phương đã đạt được hiệu quả thiết thực.

Bảng 4.10 : Đánh giá kết quả đạt được về giao thông thủy lợi nội đồng

Thôn

Giao thông thủy lợi nội đồng Số tuyến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(tuyến)

Chiều dài (m)

Khối lượng thi công (m3) Giáp Ba 37 12.048 19.869 Giáp Nhất 24 7.076 9.441 Bất Di 19 6.124 13.600 Tổng 80 25.248 42.910

Nguồn: Ban địa chính xã Quang Trung

Cách thức tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa ở địa phương hợp lý

Sự sắp xếp thành phần BCĐ xã và tổ công tác hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống kê diện tích đất, đo đạc, quy hoạch… và giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Qua khảo sát thì thấy các cơ sở thôn xóm hoàn thành xong sớm việc thực hiện DĐĐT thì những cơ sở đó đều có những cán bộ có trình độ trung cấp và cao đẳng còn lại là sơ cấp. Những cán bộ đó đều là những người uy tín trong làng và được dân tin yêu bầu ra nên trong quá trình thực hiện DĐĐT không gặp nhiều khó khăn.

Sự tham gia của người dân trong các cuộc họp bàn để lên kế hoạch và xây dựng phương án DĐĐT là rất quan trọng ý kiến đóng góp của người dân sẽ làm cho phương án có tính khả thi hơn bởi chính người dân là người hiểu rõ nhất về tình hình đất đai của địa phương. Chẳng hạn tại cơ sở xóm Sôi trong một cuộc họp thôn tổ công tác sau khi đã lên phương án giao chia và đưa ra cuộc họp lấy ý kiến biểu quyết của các hộ dân đã nhận được những

góp ý rất chân thành từ phía người dân, các thành viên trong tổ công tác lắng nghe, tiếp thu những ý kiến hợp lý và bổ sung vào phương án sau đó thông qua lại cho người dân biết. Khi người dân không có ý kiến gì thêm và đồng thuận 100% thì tổ công tác tiến hành thực hiện phương án đã thống nhất. Do đó việc thực hiện DĐĐT diễn ra thuận lợi bởi đã có sự nhất trí cao trong dân.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN dồn điền đổi THỬA tại xã QUANG TRUNG, HUYỆN vụ bản, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 86 - 94)