Thực trạng tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 99 - 106)

Tại hầu hết các công ty, việc phân tích HĐKD nói chung hay phân tích HQKD nói riêng đều do bộ phận kế toán- tài chính tiến hành. Các công ty không tổ chức bộ phận riêng chuyên trách phân tích HĐKD. Phần lớn các công ty khi tiến hành lập các bản cáo bạch và báo cáo thường niên đều thuê các công ty chứng khoán tư vấn hoặc lập. Bởi vậy, các thông tin về phân tích HQKD trình bày trên các báo cáo này cũng do các công ty chứng khoán thực hiện.

Bảng 2.19: Kết quả khảo sát thực tế về tỷ trọng đối tượng thực hiện phân tích HQKD trong các CTCP niêm yết (%)

Đối tượng thực hiện Bản cáo bạch Báo cáo thường niên

1. CTCP niêm yết tự thực hiện 33 45

2. Thuê ngoài 67 55

Tổng 100 100

(Nguồn do tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát).

Việc phân tích HĐKD, cũng như phân tích HQKD tại các công ty không được tiến hành thường xuyên, định kỳ, mà chỉ thực hiện vào cuối năm. Các công ty thường không có báo cáo phân tích riêng, các nội dung phân tích HQKD chỉ được trình bày như một phần nhỏ trong bản cáo bạch hay báo cáo thường niên.

- Về nguồn số liệu phân tích:

Hầu hết các công ty đều lấy số liệu từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính toán các chỉ tiêu phân tích, song cũng có công ty lây số liệu từ các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán. Tuy nhiên, vẫn có công ty sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính chưa kiểm toán và sau khi kiểm toán có ý kiến điều chỉnh một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính nhưng các chỉ tiêu phân tích vẫn sử dụng số liệu trước kiểm toán, nên số liệu phân tích không đáng tin cậy. Như trường hợp của công ty Cao su Đồng Phú (mã chứng khoán DPR). Các chỉ tiêu phân tích trình bày trên báo cáo thường niên năm 2009 được tính từ báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, sau khi kiểm toán có một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của công ty phải điều chỉnh lại nhưng công ty không điều chỉnh các chỉ tiêu phân tích, do đó chỉ tiêu phân tích sẽ không chính xác.

Bảng 2.20: Kết quả khảo sát thực tế về tỷ trọng từng nguồn số liệu sử dụng để phân tích HQKD trong các CTCP niêm yết (%)

Chỉ tiêu Bản cáo

bạch Báo cáo thường niên

1. Báo cáo tài chính (đã kiểm toán) 95 98

2. Báo cáo tài chính (chưa kiểm toán) 05 02

Tổng 100 100

(Nguồn do tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát). - Về thời gian phân tích:

Kết quả khảo sat cho thấy:

- Về công bố thông tin HQKD:

Thông tin về HĐKD và đặc biệt là thông tin về HQKD của các công ty niêm yết hết sức quan trọng với nhà đầu tư. Những thông tin đó phải được cung cấp công khai cho người sử dụng qua nhiều hình thức khác nhau, đơn giản nhất là trên các

website của công ty, hay trên các báo cáo thường niên. Nhưng, trên thực tế không phải công ty nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin cho nhà đầu tư. Có một thực trạng đang được nhiều người quan tâm hiện nay là thông tin mà các công ty niêm yết cung cấp về HĐKD và đặc biệt là thông tin về HQKD còn hạn chế, nghèo nàn và thiếu tính chuyên nghiệp.Theo UBCKNN, tính đến 31-3-2009 [38], trên sàn Hà Nội có 95,8% công ty niêm yết đã xây dựng website của mình. Song, phần lớn trong số này còn sơ sài và chưa cập nhật đầy đủ thông tin. Còn tại sàn TPHCM, có 176/177 công ty có website nhưng vẫn có tới 31 công ty chưa cập nhật đầy đủ thông tin và một số website không truy cập được. Một trong những phương tiện cung cấp thông tin hữu dụng về HQKD của công ty cho các nhà đầu tư là báo cáo thường niên. Nhưng thực tế hiện nay, chất lượng thông tin về HQKD mà các công ty cung cấp trên các báo cáo thường niên chưa cao. Trong cuộc thi Báo cáo thường niên do Sở GDCK TPHCM phối hợp với báo Đầu tư tổ chức từ năm 2007, nhiều công ty đã đã đạt được giải thưởng cao. Nhưng ngay cả những báo cáo thường niên được đánh giá cao, những thông tin về HQKD cũng chưa được cung cấp một cách cụ thể, minh bạch. Thậm chí có nhiều công ty xem việc cung cấp thông tin trong báo cáo thường niên như một cách quảng cáo, cho nên chủ trương “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”.

Hoặc, các công ty chứng khoán cũng là một cầu nối giữa các công ty niêm yết với thị truờng, là một trong những kênh chuẩn hóa thông tin rất tốt trên thế giới, giúp công ty công bố thông tin tiết kiệm thời gian và chi phí. Thông qua tổ chức tài chính chuyên nghiệp - các công ty chứng khoán sẽ đưa ra báo cáo độc lập, thay mặt công ty niêm yết để truyền tải thông tin đến nhà đầu tư. Nhưng hiện nay, ngay chính các công ty chứng khoán cũng rất khó tiếp cận các thông tin của công ty niêm yết.

Một chuyên viên tài chính đã ví von “Báo cáo tài chính và câu chuyện công khai, minh bạch thông tin là một bài hát. Bài hát có thu phục được người nghe là giới đầu tư hay không, phải có nhạc hay, lời đẹp, giàu ý nghĩa và gợi mở tâm trạng vui buồn...Thông tin cũng vậy, những thông tin trung thực, nặng ký trong báo cáo thường niên không cứ nhất nhất phải là thông tin tích cực. Đã có những nhà đầu tư

quyết định mua cổ phiếu một công ty chỉ vì trong báo cáo thường niên, đơn vị ấy đã phân tích, giải thích thất bại của kinh doanh trong năm quá thuyết phục, phác họa những biện pháp khắc phục căn cơ để vượt qua bão tố”[9, tr 10]

Nhìn chung, việc phân tích HQKD đã được tiến hành tại các công ty niêm yết, nhưng thông tin về HQKD cung cấp cho người sử dụng còn sơ sài, chung chung, việc cung cấp thông tin cũng chưa thuận tiện nên chưa thực sự hữu ích cho người người sử dụng để đánh giá được thực chất hiệu quả HĐKD của công ty.

2.2.4 Kinh nghiệm phân tích hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết tại các công ty chứng khoán

Hầu hết các công ty niêm yết đều không tổ chức riêng bộ phận chuyên trách phân tích tài chính mà việc phân tích và lập các báo cáo như bản cáo bạch hay báo cáo thường niên đều thuê các công ty chứng khoán thực hiện. Bên cạnh đó, có rất nhiều nhà đầu tư dựa vào phân tích của các công ty chứng khoán để đưa ra quyết định đầu tư. Theo kết quả khảo sát của tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh trong luận văn thạc sỹ “Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối quan hệ với các quyết định đầu tư chứng khoán” [22, tr.84] thì có đến 37% các nhà đầu tư tham khảo ý kiến phân tích của các công ty chứng khoán khi đầu tư. Như vậy, việc phân tích tài chính nói chung và phân tích HQKD nói riêng của các công ty niêm yết tại các công ty chứng khoán có một tầm quan trọng nhất định, phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng cũng như quan điểm phân tích của các công ty niêm yết hay nhà đầu tư. Luận án đã tiến hành khảo sát việc phân tích HQKD của các công ty niêm yết tại một số các công ty chứng khoán để từ đó có những nhìn nhận đầy đủ hơn về việc phân tích HQKD trong các công ty niêm yết cũng như tại các công ty tư vấn cho công ty niêm yết.

Tại các công ty chứng khoán, một trong những nghiệp vụ phân tích quan trọng là phân tích đầu tư cổ phiếu nhằm đưa ra các khuyến nghị cũng như tư vấn cho khách hàng lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Để phân tích đầu tư chứng khoán có 2 phương pháp là phân tích cơ bản (fundamental Analysis) và phân tích kỹ thuật

(technical Analysis). Trong đó, phân tích cơ bản là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng, có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường. Trong phân tích này, nhà phân tích tiến hành nghiên cứu: Phân tích thông tin cơ bản về công ty, phân tích báo cáo tài chính của công ty, phân tích HĐKD của công ty, phân tích ngành mà công ty đang hoạt động và phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu. Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, giá trị hợp lý của cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán cổ phiếu trên thị trường. Còn phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà đầu tư thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.

Trong nội dung phần này tác giả chỉ đề cập đến phân tích cơ bản dưới góc độ báo cáo phân tích mà các công ty chứng khoán đã phân tích về cổ phiếu của các công ty niêm yết. Một phần quan trọng trong báo cáo phân tích đầu tư này là phân tích tài chính của công ty niêm yết, trong đó không thể thiếu phần phân tích về HQKD. Để có được những hiểu biết khát quát nhất về thực trạng phân tích HQKD của các công ty niêm yết tại các công ty chứng khoán, luận án đã tiến hành khảo sát tại một số các công ty chứng khoán như Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoản VNDirect, Công ty Chứng khoán Rồng Việt, Công ty chứng khoán SaigonBank Bejaya, Công ty Chứng khoán Miền Nam. Tại các công ty chứng khoán này có đội ngũ nhân viên với chuyên môn sâu về phân tích tài chính, có đầy đủ thông tin về DN, về các ngành nghề kinh doanh, về các chính sách vĩ mô, đặc điểm nền kinh tế nên các báo cáo phân tích đầu tư của các công ty chứng khoán rất có giá trị đánh giá DN và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Tuy nhiên, báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán cũng hết sức khác nhau, phần phân tích đánh giá về HQKD của các

công ty niêm yết cũng không giống nhau. Qua khảo sát báo cáo phân tích của 5 công ty chứng khoán ở trên về CTCP Dược Hậu Giang, phản ánh một thực trạng như sau:

- Về chỉ tiêu phân tích: để phân tích HQKD của công ty niêm yết các công ty chứng khoán cũng sử dụng nhiều các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh.

+ Thứ nhất là nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động: Nhóm chỉ tiêu này không được trình bày thống nhất tại các công ty, có công ty trình chỉ trình bày chỉ tiêu vòng quay tài sản như tại Công ty Chứng khoán SaigonBank Berjaya, nhưng tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt thì trình bày các chỉ tiêu vòng quay HTK, vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả. Hay tại Công ty Chứng khoán Miền Nam chỉ phản ánh qua các chỉ tiêu số ngày HTK, số ngày phải thu, số ngày phải trả. Còn công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán VNDirect thì không trình bày nhóm chỉ tiêu này.

+ Thứ hai là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi, nhìn chung các công ty đều thống nhất khi phản ánh nhóm chỉ tiêu này, bao gồm các chỉ tiêu: Tỷ lệ LN gộp/DT, tỷ lệ LN HĐKD/DT, tỷ lệ LN sau thuế/DT; khả năng sinh lời của tài sản (ROA); khả năng sinh lời VCSH (ROE)

+ Thứ ba là nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của cổ phiếu: 2 chỉ tiêu chính đều được các công ty đề cập là EPS, P/E, ngoài ra có công ty còn trình bày thêm chỉ tiêu P/B, tỷ suất cổ tức.

Một thực tế cho thấy, các chỉ tiêu phân tích HQKD mà các công ty chứng khoán đưa ra có thể giống nhau, nhưng cách tính các chỉ tiêu cũng không thống nhất. Khi tính chỉ tiêu ROA và ROE có công ty sử dụng mẫu số của chỉ tiêu là giá trị tài sản, VCSH cuối kỳ, có công ty sử dụng giá trị BQ trong kỳ dẫn đến số liệu tính toán cùng một chỉ tiêu nhưng hoàn toàn khác nhau. Có thể thấy kết quả khác nhau của cùng một chỉ tiêu ROA và ROE của Công ty Dược phẩm Hậu Giang do cách tính toán khác nhau tại các công ty chứng khoán qua bảng 2.15.

Trong cách tính 2 chỉ tiêu này, Công ty Chứng khoán Bảo Việt và Công ty Chứng khoán SaigonBank Berjaya lấy mẫu số của chỉ tiêu theo số liệu BQ của năm còn các công ty còn lại đều tính theo số liệu cuối năm.

BẢNG 2.21: So sánh kết quả tính toán chỉ tiêu ROA, ROE năm 2009 của Công ty Dược Hậu Giang tại các công ty chứng khoán:

Chỉ tiêu Công ty CK Bảo Việt Công ty CK Miền Nam Công ty CK Rồng Việt Công ty CK VNDirect Công ty SaigonBank Berjaya ROA 27,8% 23,81% 23,5% 24% 27,5% ROE 42,3% 35,59% 35,1% 35% 41,2%

(Nguồn số liệu từ báo cáo phân tích của các công ty Chứng khoán)

- Về phương pháp phân tích: Khi phân tích các chỉ tiêu HQKD của các công ty niêm yết tại các công ty chứng khoán cũng chỉ sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp biểu đồ mà không sử dụng thêm phương pháp khác như phương pháp thay thế, loại trừ, hay Dupont để phân tích nhân tố ảnh hưởng. Khi sử dụng phương pháp so sánh mới chỉ so sánh sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, khoảng thời gian sử dụng từ 2 đến 4 năm. Chỉ có Công ty Chứng khoán Rồng Việt và Công ty Chứng khoán Miền Nam là so sánh được các chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu BQ của ngành, còn các công ty còn lại không làm được điều này. Bên cạnh đó, phần nhận định, đánh giá sự biến động các chỉ tiêu cũng hết sức hạn chế. Chỉ có Công ty Chứng khoán Rồng Việt và Công ty Chứng khoán Miền Nam là đưa ra được các nhận xét, đánh giá về các chỉ tiêu phân tích và nêu được nguyên nhân ảnh hưởng. Các công ty còn lại không đưa thêm được bình luận, nhận xét cụ thể về HQKD của các công ty niêm yết mà thường nêu rất chung chung những khía cạnh hoạt động của DN như sản phẩm, thị trường, kế hoạch của DN...

- Về nguồn số liệu phân tích: Các số liệu phân tích HQKD đều được các công ty tính toán từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty niêm yết.

Như vậy, có thể thấy việc phân tích HQKD của các công ty niêm yết tại các công ty chứng khoán cũng có nhiều điểm khác nhau. Về cơ bản các công ty chứng khoán đã cung cấp những thông tin cần thiết để đánh giá cổ phiếu của công ty niêm yết nhằm khuyến nghị giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Các thông tin mà các công ty chứng khoán cung cấp thường sâu, rộng hơn bởi các công ty này có thông tin đầy đủ hơn về các ngành, các lĩnh vực kinh doanh của các công ty niêm yết. Thông tin phân tích thường được so sánh với xu hướng chung trong từng ngành, từng lĩnh vực. Tuy nhiên, các thông tin về HQKD mà các công ty chứng khoán phân tích cũng hết sức đơn giản, chưa thực sự chi tiết, cụ thể và cũng không thống nhất nên rất khó cho nhà đầu tư sử dụng để đưa ra quyết định khi tham khảo báo cáo của các công ty chứng khoán khác nhau.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 99 - 106)