Thực trạng nội dung và chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84 - 99)

Qua kết quả khảo sát thực tế tại các công ty niêm yết có thấy nội dung phân tích HQKD mà các công ty tiến hành chủ yếu là phân tích năng lực hoạt động, phân tích khả năng sinh lợi và phân tích hiệu quả đầu tư vào cổ phiếu công ty..

Khi chuẩn bị niêm yết trên sở GDCK, các công ty phải hoàn tất hồ sơ niêm yết và phải công khai các thông tin tài chính quan trọng trong bản cáo bạch, trong đó có thông tin về HQKD của công ty trong 2 năm gần nhất trước khi niêm yết. Trong bản cáo bạch mẫu ban hành theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC “Ban hành mẫu bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại sở GDCK, trung tâm GDCK”, ngày 13 tháng 3 năm 2007[14], nội dung chính về HQKD mà các công ty phải trình bày là năng lực hoạt động và khả năng sinh lợi. Theo hướng dẫn của bản cáo bạch mẫu, các công ty khi tiến hành phân tích HQKD đều tập trung vào 2 nội dung chính là phân tích năng lực hoạt động và phân tích khả năng sinh lợi (phụ lục số 02a). Tuy nhiên, mức độ phân tích cụ thể hay chi tiết tại mỗi công ty rất khác nhau.

BẢNG 2.5: Các chỉ tiêu phản ánh HQKD chủ yếu trình bày trong bản cáo bạch

Các chỉ tiêu Năm (X-1) Năm X Ghi chú

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

+ Vòng quay HTK GVHB

HTK BQ

+ DTT/Tổng tài sản

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi

+ Hệ số LN sau thuế/DTT + Hệ số LN sau thuế/ VCSH

+ Hệ số LN sau thuế/ Tổng tài sản + Hệ số LN từ HĐKD/DTT

(Trích mẫu bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại sở GDCK, trung tâm GDCK- Quyết định số 13/2007/QĐ- BTC).

2.2.2.1. Phân tích năng lực hoạt động

Theo các quy định về công bố thông tin của công ty niêm yết trên các bản cáo bạch và báo cáo thường niên, công ty phải cung cấp các thông tin phản ánh tình hình tài chính nói chung và HQKD của công ty nói riêng. Để phản ánh HQKD, trước tiến công ty phải trình bày các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động. Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng các nguồn lực của DN vào HĐKD, chỉ tiêu này cao thể hiện công ty sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó tạo tiền đề nâng cao HQKD. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy việc phân tích năng lực hoạt động tại các công ty cũng hết sức đa dạng.

Qua kết quả khảo sát trên các bản cáo bạch, có khoảng 5% trong số các công ty được khảo sát không tiến hành phân tích năng lực hoạt động. Thậm chí có những công ty gần như chỉ photo điều lệ công ty và các báo cáo tài chính để đưa vào mà không có thêm bất cứ thông tin phân tích nào về tình hình tài chính cũng như HQKD của công ty như trường hợp của CTCP Phân đạm và Hoá chất dầu khí (với mã chứng khoán DPM) (Phụ lục 03). Hoặc có công ty phân tích khả năng sinh lợi mà không phân tích năng lực hoạt động như CTCP Khu Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán ITA). Khoảng 95% các công ty còn lại trình bày đúng theo mẫu quy định, nhưng cũng chỉ có khoảng 70% các công ty tiến hành phân tích 2 chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động theo như hướng dẫn, các công ty còn lại phân tích các chỉ tiêu rất khác nhau (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực tế về tỷ trọng công ty tiến hành phân tích năng lực hoạt động (%)

thường niên

1. Vòng quay hàng tồn kho 70 05

2. Vòng quay hàng tồn kho/Doanh thu thuần 02 02

3. Doanh thu thuần/Tổng tài sản 62 02

4. Vòng quay tổng tài sản 02 05

5. Vòng quay tài sản cố định 08 02

6. Vòng quay vốn lưu động 08 02

7. Vòng quay các khoản phải thu 12 04

8. Vòng quay các khoản phải trả 12 10

Tổng 95 5

(Nguồn do tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát).

Trong số công ty được khảo sát, CTCP Xuyên Thái Bình Dương (mã chứng khoán PAN) chỉ phân tích 2 chỉ tiêu “Số vòng quay các khoản phải thu” và “Số vòng quay TSCĐ”, CTCP Dược Hậu Giang (mã chứng khoán DHG) công bố 3 chỉ tiêu (“Kỳ trả tiền bình quân”, “Kỳ thu tiền bình quân”, “Thời gian tồn kho bình quân”), Tổng CTCP Khoan & Dịch vụ Khoan dầu khí (mã chứng khoán PVD) công bố 5 chỉ tiêu (“Vòng quay tổng tài sản”, “Vòng quay tài sản cố định”, “Kỳ thu tiền bình quân”, “Kỳ trả tiền bình quân”, “Vòng quay hàng tồn kho”) hay như CTCP Traphaco (mã chứng khoán TRA) không hề phân tích và công bố năng lực hoạt động.

BẢNG 2.7: Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của CTCP xuyên Thái Bình Dương (mã chứng khoán PAN).

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động 30/9/2005

1/10/2005 đến 31/12/2005 9 tháng đầu năm 2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vòng quay TSCĐ (Vòng) 6,46 2,32 5,59

(Nguồn: Trích Bản cáo bạch của CTCP Xuyên Thái Bình Dương, Phòng Kế hoạch - Tài chính)

Hay tại CTCP Hoàng Anh Gia Lai chỉ phân tích chỉ tiêu DTT/tài sản mà không trình bày chỉ tiêu phản ánh vòng quay HTK.

BẢNG 2.8: Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của CTCP Hoàng Anh Gia lai (mã chứng khoán HAL)

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Năm 2006 Năm2007 9 tháng đầu năm2008

- DTT/tổng tài sản 0,38 0,23 0,26

(Nguồn: Trích bản cáo bạch của CTCP Hoàng Anh Gia Lai, Phòng Kế hoạch - Tài chính)

Một số công ty ngoài 2 chỉ tiêu trình bày theo yêu cầu còn trình bày thêm các chỉ tiêu khác như: Vòng quay HTK/DTT, vòng quay tổng tài sản, vòng quay TSCĐ, vòng quay TSLĐ, vòng quay nợ phải thu, vòng quay nợ phải trả. Như trên bản cáo bạch của CTCP Công nghệ CMC (mã chứng khoán CMG), các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động trình bày các chỉ tiêu phản ánh vòng quay tổng tài sản, vòng quay TSCĐ, vòng quay TSLĐ, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay các khoản phải trả nhưng lại không phản ánh chỉ tiêu vòng quay HTK.

BẢNG 2.9: Chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động của CTCP Công nghệ CMC

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Năm 2007

Năm 2008

30/9/2 009

- Vòng quay tổng tài sản (DTT/Tổng tài sản BQ) 1,14 1,20 1,58

- Vòng quay TSCĐ (DTT/TSCĐBQ) 55,09 15,14 11,46

- Vòng quay vốn lưu động (DTT/TSLĐBQ) 1,18 1,5 2,12 - Vòng quay các khoản phải thu (DTT/Phải thu BQ) 2,54 3,24 4,14 - Vòng quay các khoản phải trả (DTT/Phải trả BQ) 5,6 6,44 13,51

(Nguồn: Trích bản cáo bạch của CTCP Công nghệ CMC, Phòng Kế hoạch - Tài chính).

Trên bản cáo bạch của CTCP Dược Hậu Giang (mã chứng khoán DHG) chỉ tiêu về năng lực hoạt động trình bày rất nhiều các chỉ tiêu như vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản dài hạn, vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay các khoản phải trả...

BẢNG 2.10: Chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động của CTCP Dược Hậu Giang

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 - Vòng quay tổng tài sản (DTT/Tổng TS) (lần) 2,05 8,59 1,8 - Vòng quay TSCĐ (DTT/TS dài hạn) (lần) 7,17 8,59 5,66 - Vòng quay vốn lưu động (DTT/TS ngắn hạn) (lần) 2,88 2,43 2,63 - Vòng quay các khoản phải thu (DTT/Phải thu BQ) 12,74 9,08 7,07 - Vòng quay các khoản phải trả (DTT/Phải trả BQ)(lần) 3,69 3,89 3,67 - Vòng quay HTK (GVHB/HTK BQ) (lần) 4,00 2,94 3,43

(Nguồn: Trích bản cáo bạch của CTCP Dược Hậu Giang, Phòng Kế hoạch - Tài chính).

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát trên các báo cáo thường niên của công ty niêm yết, có 6% các công ty không trình bày bất cử chỉ tiêu nào phản ánh HQKD như CTCP GEMADEP (mã chứng khoán GMD) (phụ lục 03). Đây là một CTCP lớn nhất trong lĩnh vực vận chuyển, nhưng trong báo cáo thường niên của công ty chỉ trình bày các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các chỉ tiêu phản ánh phân tích tình hình tài chính và HQKD của công ty không được trình bày. Một số các công ty khác, trong phần báo cáo của Ban Giám đốc cũng chỉ đưa ra các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của DN trong kỳ. Hay trong trong báo cáo thường niên của CTCP Kinh Đô (mã chứng khoán KDC) (phụ lục số 05) trình bày rất cầu kỳ với rất nhiều thông tin quảng bá về DN nhưng chỉ có 2 chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh là DTT và tổng LN trước thuế. Hai chỉ tiêu này đơn thuần chỉ thể hiện kết quả kinh doanh của DN mà chưa thể hiện được HQKD, qua đó chưa thể đánh giá

được hiệu quả hoạt động của công ty. Qua đó cho thấy, những công ty này chưa thực sự quan tâm đến việc cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, cũng như chưa nhận thức đúng đắn về tác dụng của việc quảng bá hình ảnh DN thông qua các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phản ánh HQKD. Trong số các công ty còn lại, nội dung phân tích về năng lực hoạt động không được các công ty quan tâm, chỉ có khoảng 5% các công ty có phân tích các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động. Các chỉ tiêu chủ yếu được trình bày là: vòng quay HTK, vòng quay khoản phải thu, vòng quay TSLĐ, vòng quay TSCĐ, vòng quay tổng tài sản, kỳ thu tiền, kỳ trả tiền.

Mặt khác, không có sự thống nhất giữa các công ty khi tính các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động. Khi tính các chỉ tiêu phản ánh vòng quay tài sản và HTK

hầu hết các công ty lấy giá trị mẫu số của chỉ tiêu là số cuối kỳ, chỉ có một vài công ty lấy mẫu số là số BQ của cả kỳ. Khi trình bày chỉ tiêu vòng quay HTK đặc biệt có công ty lấy giá trị tử số là DTT như tại Công ty Cao su Đồng Phú (mã chứng khoán DPR) (phụ lục 06). Theo số liệu trình bày ở mục 1 phần III- Báo cáo của Ban giám đốc trong báo cáo thường niên của Công ty Cao su Đồng phú năm 2009:

Vòng quay HTK = DTT = 12,15 (2.1)

HTK

Và công ty có giải thích là: Năm 2009 thành phẩm tồn kho của công ty là 39.476.886.041 đồng, quay khoảng 18 ngày 1vòng.

(Nguồn: Trích báo cáo thường niên Công ty Cao su Đồng Phú năm 2009, Phòng Kế hoạch - Tài chính).

Qua cách tính của công ty cho thấy, thứ nhất công ty không hiểu bản chất của chỉ tiêu tính toán do đó tính toán chỉ tiêu không chính xác. Giá trị HTK sử dụng để tính chỉ tiêu này chỉ lấy giá trị của thành phẩm mà bỏ qua giá trị của các loại HTK khác như nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang …và tính theo giá gốc mà bỏ qua dự phòng giảm giá HTK. Thứ hai, để tính vòng quay HTK, tử số của chỉ tiêu phải là GVHB, đây là chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với HTK chứ không thể dùng chỉ tiêu DTT như công ty đã tính. Thứ ba, là sau khi

tính được trị số của chỉ tiêu công ty giải thích ý nghĩa của chỉ tiêu cũng không chính xác. Chỉ tiêu vòng quay HTK thể hiện số lần quay vòng của HTK trong kỳ chứ không phải là thời gian HTK quay được 1 vòng, còn nếu muốn xác định thời gian HTK quay được một vòng thì phải thể hiện qua chỉ tiêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian quay 1 vòng của HTK

Số ngày trong kỳ(30,90,360)

(2.2) Số vòng vòng quay của HTK

Có thể so sánh số liệu công ty đã trình bày về vòng quay HTK với số liệu được tính toán lại như sau:

BẢNG 2.11: So sánh chỉ tiêu phản ánh vòng quay HTK của Công ty Cao su Đồng Phú theo 2 cách tính Số liệu công ty đã tính Số liệu tính toán lại

Vòng quay HTK (vòng) 12,15 Vòng quay HTK (vòng) 8,34 Thời gian quay 1vòng HTK (ngày) 18 Thời gian 1vòng quay HTK (ngày) 43,16 Trong đó số liệu tính lại được tính như sau:

Vòng quay HTK = GVHB = 414.850.230.557 =8,34 HTK BQ (38.431.800.755+60.958.415.786)/2

Thời gian quay1 vòng của HTK = 360/8,34= 43.16 (ngày)

(Nguồn số liệu được tính từ báo cáo tài chính năm 2009 đã được kiểm toán của Công ty Cao su Đồng Phú )

Qua đó, có thể thấy kết quả tính toán vòng quay HTK của công ty đã trình bày có sự sai lệch với số liệu thực tế rất nhiều và dẫn đến phản ánh sai lệch hiệu quả hoạt động của công ty.

Bên cạnh đó, việc vận dụng các phương pháp phân tích để đánh giá xu hướng biến động cũng như nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích còn nhiều hạn chế.

phân tích giữa các năm. Trong đó, 50% các công ty sử dụng số liệu so sánh của 2 năm liên tiếp là năm hiện hành và năm liền kề để phân tích, khoảng 40% các công ty được khảo sát sử dụng số liệu 3 năm liên tiếp để phân tích. Số các công ty sử dụng số liệu so sánh 4, 5 năm là rất ít, chỉ tập trung ở một số các công ty được giải thưởng báo cáo thường niên xuất sắc hàng năm như Công ty Dược phẩm Hậu Giang, Công ty Hoà Phát… Với số liệu phân tích trong khoảng thời gian ngắn như vậy việc đánh giá năng lực hoạt động của công ty sẽ không khách quan và đặc biệt khó nhìn nhận được xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Ngoài việc so sánh số liệu giữa các năm, các công ty cần phải so sánh chỉ tiêu phân tích với các DN khác trong cùng ngành, cùng lĩnh vực để đánh giá vị thế cạnh tranh của mình. Song, rất ít các công ty nào làm được điều này, chỉ có một vài công ty so sánh được chỉ tiêu phân tích với các công ty khác trong cùng ngành như Công ty Dược phẩm Hậu Giang. Khi tiến hành phân tích, các công ty không sử dụng thêm bất cứ phương pháp nào khác để đánh giá xu hướng, nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Bởi vậy, hầu hết các công ty chỉ liệt kê số liệu phân tích mà không có thêm bất cứ bình luận, giải thích nào khác về năng lực hoạt động của công ty mình. Cho nên, thông tin phân tích năng lực hoạt động của các công ty cung cấp chưa thể hiện hết khả năng sử dụng các nguồn lực kinh tế của DN và ít có giá trị hữu ích cho người sử dụng.

Tóm lại, việc phân tích năng lực hoạt động tại các công ty niêm yết chưa có sự thống nhất về chỉ tiêu phân tích, về cách tính các chỉ tiêu, nhiều công ty chưa quan tâm đến việc phân tích năng lực hoạt động để qua đó phản ánh HQKD của mình. Phương pháp phân tích sử dụng trong phân tích năng lực hoạt động cũng chỉ dừng lại ở phương pháp so sánh các chỉ tiêu phân tích giữa các năm, chưa có những đánh giá, nhận xét, nêu nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích nên thông tin phân tích còn chung chung, chưa thể hiện đúng thực trạng năng lực hoạt động của DN.

Phân tích khả năng sinh lợi là nội dung quan trọng nhất trong phân tích HQKD. Bởi vậy, các công ty đều hết sức quan tâm đến nội dung phân tích này khi trình bày trên các bản cáo bạch và báo cáo thường niên. Theo kết quả khảo sát trên bản cáo bạch, 100% các công ty đều trình bày 3 chỉ tiêu: hệ số LN sau thuế/DTT, LN sau thuế/tổng tài sản (ROA) và LN sau thuế/VCSH (ROE), riêng chỉ tiêu LN từ HĐKD/DTT chỉ có 95% các công ty trình bày. Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát trên các báo cáo thường niên, các công ty cũng chủ yếu tập trung trình bày 3 chỉ tiêu chính là hệ số LN/DT, hệ số khả năng sinh lợi của tài sản (ROA) và hệ số khả năng sinh lợi của VCSH (ROE). Ngoài ra, một số các công ty còn trình bày thêm các chỉ tiêu: hệ số LN sau thuế/ vốn cổ phần, hệ số LN sau thuế/vốn điều lệ, hệ số LN HĐKD/DTT….

Kết quả khảo sát cũng cho thấy: Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi mà

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84 - 99)