Đặc điểm của công ty cổ phần niêm yết có ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 57)

niêm yết trên thị trường chứng khoán

1.3.1 Đặc điểm của công ty cổ phần niêm yết có ảnh hưởng đến phân tíchhiệu quả kinh doanh hiệu quả kinh doanh

CTCP niêm yết là CTCP có chứng khoán được phép niêm yết trên sở GDCK. Mục đích của việc niêm yết chứng khoán là để huy động vốn dài hạn cho HĐKD. Ngoài ra, việc niêm yết chứng khoán sẽ giúp các công ty có thể dễ dàng huy động được một khối lượng vốn lớn với chi phí thấp vì công chúng đầu tư tin tưởng vào công ty niêm yết do tính thanh khoản của chứng khoán niêm yết cao hơn CTCP thường. Bên cạnh đó, việc niêm yết trên TTCK sẽ giúp nâng cao uy tín, hình ảnh của DN trên thị trường từ đó sẽ đem lại cho công ty các cơ hội thuận lợi trong kinh doanh. Tuy nhiên, công ty tham gia niêm yết phải tuân thủ chế độ báo cáo, chế độ công bố thông tin chặt chẽ hơn, dễ bị thâu tóm, sát nhập, quyền sở hữu dề bị “pha loãng”. Về phía nhà nước, bên cạnh việc tạo điều kiện cho DN được phép niêm yết

trên TTCK nhưng vẫn phải bảo vệ nhà đầu tư và tạo dựng thị trường phát triển ổn định có độ tin cậy cao, nên các công ty muốn tham gia niêm yết trên TTCK phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính sách phát triển thị trường và tương quan cung- cầu chứng khoán mà các tiêu chuẩn đó có thể khác nhau. Thông thường, các tiêu chuẩn niêm yết thường bao gồm tiêu chuẩn định lượng và định tính [2],[20].

- Về tiêu chuẩn định lượng: Tiêu chuẩn này thường được xác định thông qua một số các tiêu chí sau:

+, Quy mô công ty: Quy mô công ty phải đủ lớn để tạo nên tính thanh khoản tối thiểu cho các chứng khoán của công ty. Quy mô công ty được xác định thông qua ba tiêu chí chính là vốn cổ phần, vốn cổ đông và tổng số chứng khoán bán ra. Tiêu chuẩn vốn cổ phần tuỳ theo từng thời kỳ mà có quy định khác nhau. Tiêu chuẩn về vốn cổ đông cũng có thể thay đổi theo từng thời kỳ và thường được yêu cầu cao hơn vốn cổ phần. Về tổng số chứng khoán bán ra thường xét theo kết quả báo cáo của ba năm gần nhất. Tổng số chứng khoán bán ra của năm cuối cùng phải lớn hơn tổng số chứng khoán bán ra BQ của hai năm trước.

+, LN thu được từ vốn cổ phần: Là số tiền lãi thu về trên vốn cổ phần, đây là tiêu thức quan trọng để làm tăng tính thanh khoản chứng khoán của công ty. Ở một số sở giao dịch quy định tiêu chuẩn về LN được đo bằng một con số cụ thể, một số sở giao dịch khác lại quy định tiêu chuẩn LN theo tỷ lệ phần trăm (%). Tại Việt Nam, theo Nghị định số 14/2007.NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 19/01/2007[9], sở giao dịch có thể sử dụng cả hai cách để xác định tiêu chuẩn này như tổng mức LN thu được trên vốn cổ phần trong 3 năm gần nhất phải nhiều hơn thu được từ tiền gửi có kỳ hạn 1 năm, LN thu được từ vốn cổ phần năm cuối cùng phải lớn hơn một số lần tỷ lệ lãi tiền gửi có kỳ hạn một năm.

+, Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần: Tỷ lệ này phải thấp hơn mức quy định, thể hiện công ty có tình hình tài chính lành mạnh. Tuy nhiên, không thể quy định tỷ lệ này

cho cả các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thuê mua vì hoạt động của họ khác với các công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+, Sự phân bố cổ đông: Điều kiện quy định số lượng và tỷ lệ cổ phiếu do các cổ đông thiếu số nắm giữ. Điều kiện này nhằm phân bổ cổ đông giúp tăng tính thanh khoản chứng khoán của công ty.

- Về tiêu chuẩn định tính: Điều kiện thứ nhất của tiêu chuẩn này thể hiện ở khả năng chuyển nhượng cổ phiếu nêu trong điều lệ công ty. Nếu công ty không nới lỏng điều kiện chuyển nhượng cổ phiếu chặt chẽ đã quy định trong điều lệ công ty thì công ty không thể niêm yết. Điều kiện thứ hai là ý kiến của kiểm toán viên về bản báo cáo tài chính của công ty trong 3 năm gần nhất có đạt tiêu chuẩn hay không. Để đảm bảo sự trung thực của báo cáo tài chính công ty phải mời các kiểm toán viên độc lập bên ngoài.

1.3.2 Đặc điểm phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán

Như đã phân tích ở trên, CTCP niêm yết là những công ty có quy mô lớn, cổ phiếu được nắm giữ bởi số lượng lớn các cổ đông. HQKD của công ty không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản lý công ty mà là mối quan tâm của đông đảo các cổ đông. Việc phân tích HQKD của công ty niêm yết rất có giá trị cho các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định lựa chọn đầu tư. Chính vì vậy, phân tích hiệu quả của công ty niêm yết phải đặt trọng tâm vào việc cung cấp thông tin chính xác, minh bạch về hiệu quả sử dụng vốn cổ phần.

- Về nội dung phân tích: Khi phân tích HQKD của công ty niêm yết ngoài việc phân tích hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi của các nguồn lực giống như các DN khác còn đặc biệt phải chú trọng phân tích hiệu quả sinh lợi từ cổ phiếu công ty. Nội dung phân tích HQKD của các CTCP niêm yết cần tập trung vào các nội dung sau:

- Phân tích hiệu quả hoạt động: Để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết cần phân tích các chỉ tiêu cơ bản phản ánh số vòng quay và thời gian quay vòng của các yếu tố đầu vào như: vòng quay tổng tài sản, vòng quay TSCĐ, vòng quay tài sản dài hạn, vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay HTK, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay các khoản phải trả và thời gian quay vòng của từng chỉ tiêu này.

- Phân tích khả năng sinh lợi: Để đánh giá khả năng sinh lợi cần phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của các yếu tố cơ bản như: hệ số khả năng sinh lời DT, hệ số khả năng sinh lời tổng tài sản, hệ số khả năng sinh lời VCSH, hệ số khả năng sinh lời vốn thường xuyên, hệ số khả năng sinh lời vốn cổ phần thường, hệ số khả năng sinh lời vốn đầu tư...Cũng giống như các DN khác, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi được đánh giá là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá HQKD của công ty niêm yết. Song, đặc điểm của công ty niêm yết là VCSH của công ty thuộc về các cổ đông, nên trong nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi cần phải tập trung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt là các chỉ tiêu hệ số khả năng sinh lợi của VCSH, hệ số khả năng sinh lợi vốn cổ phần thường, hệ số khả năng sinh lợi của vốn đầu tư của các chủ sở hữu.

- Phân tích hiệu quả đầu tư của cổ phiếu công ty: Trong nhóm chỉ tiêu này tập trung phân tích khả năng sinh lời từ việc đầu tư vào cổ phiếu của công ty như:

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS), mức chi trả cổ tức so với LN cổ phiếu (DPT), mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), mức cổ tức so với giá thị trường của cổ phiếu (DYR), hệ số giá so với LN cổ phiếu (P/E), hệ số giá thị trường so với giá trị sổ sách (P/B). Đây là nhóm chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Khi phân tích các chỉ tiêu này cần so sánh với hiệu quả đầu tư theo các hình thức khác như gửi tiết kiệm, đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, so sánh với tỷ lệ lạm phát…để đánh giá được hiệu quả đầu tư thực và khả năng cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư vào cổ phiếu công ty so với các hình thức đầu tư khác.

- Về phương pháp phân tích: Khi phân tích HQKD của công ty niêm yết, các nhà phân tích có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont…Tuy nhiên, đối với các công ty niêm yết trên TTCK tính cạnh tranh rất cao, HQKD của công ty phải được so sánh với các DN khác. Nên khi sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích HQKD của công ty niêm yết, các nhà phân tích ngoài việc so sánh chỉ tiêu phân tích theo thời gian cần phải ý so sánh HQKD của công ty với các công ty khác trên thị trường có cùng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh hay quy mô để làm nổi bật vị thế, tính cạnh tranh của công ty so với các công ty khác.

- Về tổ chức phân tích: Công ty niêm yết là những công ty có quy mô lớn, HĐKD đa dạng, phức tạp, rất nhiều đối tượng quan tâm đến HQKD của công ty. Bởi vậy, việc phân tích kinh doanh nói chung, phân tích HQKD nói riêng phải được tổ chức khoa học. Mỗi công ty cần phải tổ chức bộ phận phân tích riêng, có đội ngũ cán bộ phân tích chuyên trách có chuyên môn cao về phân tích kinh doanh nói chung và phân tích HQKD nói riêng. Hoạt động phân tích HQKD cần phải tiến hành thường xuyên và định kỳ để kịp thời cung cấp thông tin. Đặc biệt thông tin về HQKD ngoài việc cung cấp cho nhu cầu quản lý công ty, cho nhu cầu quản lý theo quy định của nhà nước cần phải được cung cấp công khai công khai, minh bạch và thuận tiện cho nhà đầu tư có thể tra cứu.

1.4 Kinh nghiệm phân tích hiệu quả kinh doanh trong các CTCP tại các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 57)