khoán Việt Nam
Sau 10 năm hoạt động, từ lúc chỉ có vài DN niêm yết, tính đến hết tháng 10/2010 trên cả hai sàn TPHCM và Hà Nội đã có hơn 600 công ty niêm yết. Từ lúc vốn hóa chỉ đạt 0,28% GDP năm 2000, đến tháng 10/2010 hiện TTCK Việt Nam có mức vốn hóa khoảng 38 tỷ USD, chiếm khoảng 40% GDP, trong đó, tổng giá trị danh mục của khối nhà đầu tư nước ngoài đạt 7,6 tỷ USD. Có thể thấy được quy mô của các công ty niêm yết tính đến tháng 10/2010 trên cả 2 sàn như sau:
BẢNG 2.3: Số lượng các công ty niêm yết theo ngành tại 2 sàn HOSE và HNX tính đến tháng 10/2010 DANH SÁCH NGÀNH HOSE HNX Số DN Tỷ trọng theo số Dn MỨC VỐN HÓA Tỷ trọng theo mức vốn hoá Số DN Tỷ trọng theo số Dn MỨC VỐN HÓA Tỷ trọng theo mức vốn hoá (Tr.VNĐ) (Tr.VNĐ)
Sản xuất Nông - Lâm -
Ngư nghiệp 5 0,79% 45.424.775 8,87% 0 0,00% 0 0,00% Khai khoáng 10 1,57% 14.211.522 2,78% 18 2,83% 15.108.87 6 2,95% Tiện ích cộng đồng 12 1,89% 10.905.867 2,13% 8 1,26% 1.683.174 0,33% Xây dựng và BĐS 64 10,08% 1.152.110 0,23% 105 16,54% 1.197.868 0,23% Sản xuất công nghiệp 106
16,69
% 152.153.223 29,72% 120 18,90%
14.868.57
3 2,90% Vận tải và kho bãi 23 3,62% 13.895.383 2,71% 22 3,46% 4.610.118 0,90% Công nghệ - Truyền
Tài chính và bảo hiểm 16 2,52% 171.985.792 33,59% 28 4,41% 25.677.812 5,01% Dịch vụ chuyên môn - Khoa học - Kỹ thuật 1 0,16% 102.000 0,02% 6 0,94% 518.114 0,10% Dịch vụ hỗ trợ - Dịch vụ xử lý và tái chế rác thải 0 0,00% 0 0,00% 3 0,47% 58.615 0,01% Dịch vụ hỗ trợ (hành chính, du lịch, kiểm định.. 0 0,00% 0 0,00% 3 0,47% 58.615 0,01% Nghệ thuật và dịch vụ giải trí 2 0,31% 1.107.254 0,22% 0 0,00% 0 0,00% Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3 0,47% 7.258.297 1,42% 1 0,16% 176.453 0,03% Dịch vụ khác 0 0,00% 0 0,00% 1 0,16% 107.000 0,02% Thương mại (Bán sỉ và bán lẻ) 27 4,25% 10.530.805 2,06% 22 3,46% 1.579.800 0,31% Tổng 275 43,31% 445.501.283 87,01% 360 56,69% 66.523.522 12,99%
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của Vietstock)
Có thể thấy số lượng các công ty niêm yết trên TTCK trong tổng số các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng qua biểu đồ 2.3:
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của Vietstock)
BIỂU ĐỒ 2.3: Tỷ trọng công ty niêm yết trong tổng số công ty phát hành chứng khoán
Như vậy, mặc dù số lượng các công ty niêm yết liên tục tăng nhưng quy mô các công ty niêm yết trên thị trường còn khá kiêm tốn, so với tổng số các công ty OTC còn quá nhỏ, trên cả 2 sàn mới chỉ chiếm 28% trong tổng số các công ty đã
12% 16% 72% HOSE HNX OTC
phát hành chứng khoán ra công chúng. Để đạt được mức độ vốn hoá thị trường từ 90%-100% GDP vào năm 2015 như chiến lược phát triển thị trường đã dự định thì số lượng và quy mô của công ty cần phải tăng lên rất nhiều.
Theo như biểu đồ 2.4 minh hoạ cơ cấu của công ty niêm yết theo ngành kinh doanh, thì các công ty trong lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất tổng số 226 công ty trong số 635 công ty niêm yết chiếm tỷ lệ 36%, sau đó là các công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản tổng số 169 công ty ty chiếm tỷ lệ 27%. Các công ty tài chính bảo hiểm, vận tải kho bãi, thương mại có số lượng các công ty niêm yết cũng không nhiều mỗi ngành này chiếm khoảng 7%-8%. Các ngành cung cấp dịch vụ như dịch vụ chuyên môn, khoa học, hỗ trợ hành chính du lịch, xử lý tái chế rác thải, nghệ thuật vui chơi, giải trí chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tổng số các công ty cung cấp dịch vụ 20 công ty trong tổng số 635 công ty niêm yết chỉ chiếm tỷ lệ 3%
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của Vietstock)
BIỂU ĐỒ 2.4: Cơ cấu các công ty niêm yết theo ngành kinh doanh
Tuy nhiên, nếu xem xét các công ty niêm yết theo mức độ vốn hóa theo biểu đồ 2.5, thì nhóm các công ty tài chính và bảo hiểm chiếm có mức độ vốn hoá cao nhất chiếm 36,6%, điều này cũng dễ hiểu vì các công ty này đòi hỏi phải có vốn kinh doanh cao. Sau ngành tài chính và bảo hiểm, các DN trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp có tỷ lệ vốn hoá cũng khá cao, chiếm tỷ lệ là 32,62%. Cung cấp dịch vụ và nghệ thuật giải trí là những ngành có tỷ lệ vốn hoá thấp nhất.
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của Vietstock)
BIỂU ĐỒ 2.5: Cơ cấu công ty niêm yết theo mức độ vốn hoá
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam
Tổ chức quản trị của các công ty niêm yết trên sở GDCK (hay trước đây là trung tâm GDCK) đều phải tuân thủ theo quy chế quản trị công ty do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 12 ngày 13 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính [12]. Quy chế này được xây dựng theo quy định của Luật DN, Luật Chứng khoán và vận dụng những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị công ty phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Quy chế này quy định những nguyên tắc cơ bản về quản trị công ty để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, thiết lập những chuẩn mực về hành vi, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và cán bộ quản lý của các công ty niêm yết. Về cơ cấu tổ chức các công ty thực hiện theo điều lệ công ty được xây dựng dựa trên điều lệ mẫu theo Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 19 tháng 3 năm 2007 [13]. Theo điều lệ mẫu ban hành cho các CTCP niêm yết thì cơ cấu tổ chức quản lý công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành, Ban kiểm soát. Trong đó:
- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thường niên quyết định những vấn đề theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty, đặc biệt thông qua các báo cáo tài chính hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo. Các kiểm toán viên độc lập được mời tham dự đại hội để tư vấn cho việc thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.
- Hội đồng quản trị: HĐKD và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị phải lựa chọn trong số các thành viên Hội đồng quản trị để bầu ra một Chủ tịch và một Phó Chủ tịch. Trừ khi Đại hội đồng cổ đông quyết định khác, Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ không kiêm chức Tổng giám đốc điều hành của Công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc điều hành phải được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên.
- Công ty sẽ ban hành một hệ thống quản lý mà theo đó bộ máy quản lý sẽ chịu trách nhiệm và nằm dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị. Công ty có một Tổng giám đốc điều hành, một hoặc một số Phó tổng giám đốc điều hành và một Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc điều hành và các Phó tổng giám đốc điều hành có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, và được Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi miễn bằng một nghị quyết được thông qua một cách hợp thức. Theo đề nghị của Tổng giám đốc điều hành và được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị, công ty được sử dụng số lượng và loại cán bộ quản lý cần thiết hoặc phù hợp với cơ cấu và thông lệ quản lý công ty do Hội đồng quản trị đề xuất tuỳ từng thời điểm.
- Công ty phải có Ban kiểm soát và Ban kiểm soát sẽ có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 123 của Luật DN và Điều 44 của điều lệ này mẫu.
Có thể khái quát mô hình tổ chức quản lý các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam theo sơ đồ 2.1.
SƠ Đ SỒ 2.
SƠ ĐỒ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam 2.2 Tình hình thực tế về phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Để đánh giá thực trạng phân tích HQKD trong các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam, tác giả đã tiến hành khảo sát việc phân tích HQKD tại một số các công ty niêm yết phi tài chính trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ có tỷ lệ vốn hoá lớn. Việc khảo sát thực trạng phân tích được tiến hành chủ yếu trên các bản cáo bạch và báo cáo thường niên của các công ty niêm yết. Hai báo cáo này là nơi công bố công khai các thông tin quan trọng nhất của DN cho đông đảo các đối tượng quan tâm. Bởi vậy, tác giả đã chọn 2 báo cáo này là nguồn cung cấp thông tin chính cho việc khảo sát thực trạng phân tích HQKD tại các công ty niêm yết. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát tác giả còn sử dụng các thông tin từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty này. Số lượng các công ty niêm yết được khảo sát là 50 công ty trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ có tỷ lệ vốn hoá
GĐ ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GĐ ĐIỀU HÀNH TÀI CHÍNH GĐ ĐIỀU HÀNH MARKE TING GĐ ĐIỀU HÀNH NHÂN SỰ GĐ ĐIỀU HÀNH KỸ THUẬT GĐ ĐIỀU HÀNH…. . ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐỒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC
lớn nhất trên cả 2 sàn HNX và HOSE đến hết tháng 10/2010. Danh sách các công ty lựa chọn để khảo sát theo phụ luc số 01. Các bản cáo bạch và báo cáo thường niên được thu thập từ website của các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở GDCK Hà Nội và TPHCM. Luận án tiến hành khảo sát trên cả về nội dung, phương pháp và tổ chức phân tích HQKD tại các CTCP niêm yết.