về số vòng quay hàng tồn kho
3…
BIỂU ĐỒ 3.1: Xu hướng tăng trưởng về năng lực hoạt động của tổng tài sản và hàng tồn kho
BẢNG 3.2: Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng liên hoàn về năng lực hoạt động Kỳ so sánh Chỉ tiêu Năm (N-4)/ (N-5) Năm (N-3)/ (N-4) Năm (N-2)/ (N-3) Năm (N-1)/ (N-3) Năm N/ (N-1) 1. Tốc độ tăng trưởng về số vòng quay của tổng tài sản 2. Tốc độ tăng trưởng 0% 5% 110% 125%
năm 1 năm2 năm 3 năm 4 năm 5
Năm
Xu hướng tăng trưởng của hiệu quả sử dụng tổng TS
Xu hướng tăng trưởng của hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
về số vòng quay hàng tồn kho
3…
3.2.1.2 - Vận dụng phương pháp so sánh bằng số bình quân để xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp
Khi so sánh các chỉ tiêu phản ánh HQKD của DN so với các DN khác trong cùng ngành, cùng lĩnh vực hoặc so với trung bình ngành nhà phân tích cũng có thể lập bảng phân tích dưới dạng bảng 3.3:
BẢNG 3.3: Bảng đánh giá khái quát HQKD so với các DN khác trong cùng ngành Kỳ thông tin: N Chỉ tiêu TBngà nh (DN. .) (DN B) (DN A) D N
Chỉ tiêu của D N so với TB ng àn h (DN A) (DN B) ± % ± % I. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
1. Vòng quay tổng tài sản 2.Vòng quay HTK
3...
Có thể vận dụng kết hợp phương pháp so sánh bằng số BQ với phương pháp đồ thị để làm rõ hơn vị trí hiện tại của DN về HQKD. Đồ thị thể hiện trực quan và sinh động sự biến động của các chỉ tiêu giúp người sử dụng thông tin dễ dàng đánh giá được khái quát HQKD của DN.
Giả sử để đánh giá khái quát sự biến động của hệ số khả năng sinh lợi tổng tài sản (ROA) của công ty A giữa các năm, so với các công ty khác trong cùng
ngành kinh doanh và so với số trung bình của ngành, nhà phân tích có thể sử dụng biểu đồ dưới dạng như biểu đồ 3.1
BIỂU ĐỒ 3.2: So sánh chỉ tiêu ROA của công ty với các công ty khác và so với TB của ngành kinh doanh (dạng dòng)
Hoặc có thể phản ánh khái quát chỉ tiêu ROA của công ty giữa các năm và so sánh với các công ty khác, so sánh với số BQ của ngành theo biểu đồ như biểu đồ 3.2:
BIỂU ĐỒ 3.3: So sánh chỉ tiêu ROA của công ty với các công ty khác và so với TB của ngành kinh doanh (dạng cột)
Căn cứ vào đồ thị trên, các nhà phân tích sẽ đưa các nhận xét, đánh giá sự biến động của chỉ tiêu phân tích về tốc độ, xu hướng, cũng như nhận định sự phát triển của các chỉ tiêu trong mối tương quan với các DN khác.
3.2.1.3. Vận dụng phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu, tuỳ thuộc vào mối quan hệ của chỉ tiêu nghiên cứu với các nhân tố nhà phân tích có thể sử dụng phương pháp loại trừ dưới dạng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch. Để áp dụng phương pháp này cần thực hiện theo các bước sau:
+ Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; + Thể hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tích số hoặc thương số;
+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu nghiên cứu theo thứ tự nhân tố số lượng được xác định trước rồi mới đến nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc nhiều nhân tố chất lượng thì xác định nhân tố chủ yếu trước rối mới đến nhân tố thứ yếu sau;
+ Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu một cách lần lượt. Cần lưu ý là có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng;
+ Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét và kết luận.
Giả sử muốn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay HTK. nhà phân tích có thể tiến hành theo bước sau:
+ Xác định chỉ tiêu phân tích:
HTK BQ
+ Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích là GVHB và giá trị HTK BQ
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
Mức độ ảnh hưởng của HTK BQ: Mức ảnh hưởng của HTK đến thời gian 1 vòng quay = Thời gian kỳ nghiên cứu x HTK BQkỳ phân tích - Thời kỳ nghiên cứu x Hàng tồn khobình quân kỳ gốc (3.27) Tổng số GVHB kỳ gốc Tổng số GVHB kỳ gốc
Mức độ ảnh hưởng của tổng số giá vốn bán hàng:
Mức ảnh hưởng của tổng số GVHB đến thời gian 1 vòng quay = Thời gian kỳ nghiên cứu x HTK BQ kỳ phân tích - Thời kỳ nghiên
cứu x Hàng tồn khobình quân
phân tích (3.28)
Tổng số GVHB kỳ phân tích Tổng số GVHB kỳ gốc
Có thể tổng hợp kết quả tính toán bảng theo mẫu bảng 3.4:
BẢNG 3.4: Bảng phân tích số vòng quay của HTK Kỳ phân tích: N Chỉ tiêu (N-...) (N-3) (N-2) (N- 1) N Kỳ N so với ... (N- 2) (N - 1) ± % ± % 1. GVHB 2. HTK BQ 3. Số vòng quay HTK 4. Mức độ ảnh hưởng của GVHB
5. Mức độ ảnh hưởng của HTK BQ
Hay khi phân tích khả năng sinh lợi của tổng tài sản nhà phân tích có thể hiến hành như sau:
+ Xác định chỉ tiêu phân tích:
Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản
LN sau thuế
(3.29) Tổng tài sản BQ
+ Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích là tổng tài sản BQ và LN sau thuế
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
Mức ảnh hưởng của tổng tài sản BQ đến sự biến động của sức
sinh lợi của tài sản = LN sau thuế kỳ gốc - LN sau thế kỳ gốc (3.30 ) Tổng tài sản BQ kỳ phân tích Tổng tài sản BQ kỳ gốc Mức ảnh hưởng của LN sau thuế đến sự biến động của sức sinh lợi của tài sản
= LN sau thuế kỳ phân tích - LN sau thế kỳ gốc (3.31) Tổng TSBQ kỳ
phân tích Tổng TSBQ quânkỳ phân tích
3.2.1.4- Vận dụng kết hợp phương pháp Dupont với phương pháp loại trừ
Để phản ánh được mối quan hệ giữa các bộ phận phản ánh HQKD với cấu trúc tài chính và sức sinh lợi của tài sản, cần sử dụng kết hợp phương pháp Dupont với phương pháp loại trừ. Để sử dụng phương pháp này, nhà phân tích cần thực hiện theo trình tự sau:
+ Xác định chỉ tiêu theo công thức gốc
+ Vận dụng mô hình Dupont để biến đổi công thức gốc thành phương trình có nhiều biến số tác động
+ Sử dụng phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
+ Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng, rút ra nhận xét, kiến nghị và đề xuất các giải pháp nâng cao HQKD.
Giả sử khi phân tích hệ số khả năng sinh lợi của tổng tài sản, từ công thức gốc, nhà phân tích tiến hành biến đổi công thức gốc bằng cách nhân (x) tử số và mẫu số với cùng VCSH, ta có:
Hệ số khả năng sinh lợi của tổng tài sản =
VCSH BQ x LN sau thuế kỳ gốc (3.32) Tổng tài sản BQ VCSH BQ Trong đó: VCSH BQ = VCSH BQ = Hệ số tàitrợ BQ (3.33) Tổng tài sản BQ Tổng nguồn vốn BQ Vì thế:
Khả năng sinh lợi
của tổng tài sản = Hệ số tài trợ BQ x Khả năng sinh lợi củaVCSH (3.34)
Thông qua mối quan hệ này, các nhà quản lý thấy được: Để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản, cần có cấu trúc tài chính phù hợp, an toàn, sao cho vừa bảo đảm an ninh tài chính cho hoạt động của DN, vừa bảo đảm hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Mối quan hệ này cho thấy : Khả năng sinh lợi của tổng tài sản chỉ cao khi hệ số tài trợ cao và ROE cao. Mức ảnh hưởng của từng nhân tố trên đến sự biến động của ROA giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc được xác định như sau:
Mức ảnh hưởng của hệ số tài trợ đến sự
biến động của sức sinh lợi cuả tài sản
=
Mức chênh lệch giữa kỳ phân tích
với kỳ gốc của Hệ số tài trợ
x Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu kỳ gốc
(3.35)
Mức ảnh hưởng của khả năng sinh lợi VCSH đến sự biến động của khả năng
sinh lợi cuả tài sản
= Hệ số tự tài trợkỳ phân tích x giữa kỳ phân tích soMức chênh lệch với kỳ gốc của khả năng sinh lợi VCSH
Để thuận lợi cho việc phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản, có thể lập bảng phân tích theo mẫu bảng 3.5:
BẢNG 3.5 Bảng phân tích khả năng sinh lợi của tổng tài sản Kỳ phân tích: N Chỉ tiêu (N-...) (N-3) (N-2) (N- 1) N Kỳ N so với ... (N- 2) (N - 1) ± % ± % 1. Tồng tài sản BQ 2. LN sau thuế
3. Hệ số khả năng sinh lợi của tổng tài sản 4. Mức độ ảnh hưởng tổng tài sản BQ 5. Mức độ ảnh hưởng của LN sau thuế 6. Mức độ ảnh hưởng của hệ số tự tài trợ 7. Mức độ ảnh hưởng của khả năng sinh lợi VCSH
3.2.2 Xây dựng và lựa chọn nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh quả kinh doanh
Để đạt được mục tiêu phân tích, nhà phân tích cần phải xác định nội dung phân tích phù hợp. Tại các CTCP niêm yết, xác định nội dung phân tích nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của rất nhiều các đối tượng như người lãnh đạo, quản lý DN, nhà đầu tư, cơ quan quản lý của nhà nước là hết sức khó khăn, do vậy nội dung phân tích cần tổng quát và bao trùm được các mục tiêu khác nhau. Để đánh giá được đầy đủ và toàn diện về HQKD của công ty cần phải đánh giá HQKD qua các cấp độ khác nhau, thể hiện trình độ sử dụng các nguồn lực kinh tế đến khả năng
sinh lợi từ các nguồn lực. Trước tiên, cần đánh giá hiệu quả hoạt động (hay năng lực hoạt động). Nội dung này cần đánh giá mức độ sử dụng các nguồn lực của đơn vị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi các nguồn lực được sử dụng triệt để với cường độ cao nhất thì sẽ đem lại kết quả cao cho DN và khi đó HĐKD của DN được coi là có hiệu quả. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của DN là kinh doanh vì LN, nên biểu hiện cao nhất của HQKD chính là khả năng sinh lợi của các nguồn lực, nó cho biết khả năng tạo ra LN từ các yếu tố đầu vào của DN. Chính vì vậy, nội dung quan trọng nhất trong phân tích HQKD cần thực hiện đó là phân tích khả năng sinh lợi thông qua các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lợi. Bên cạnh đó, đối với công ty niêm yết đối tượng quan tâm lớn nhất đến HQKD chính là các nhà đầu tư, cho nên hiệu quả sinh lợi của cổ phiếu công ty cần phải được làm rõ.
Đối tượng sử dụng thông tin HQKD của các công ty niêm yết rất khác nhau, nên việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích chỉ mang tính định hướng và tập trung giải quyết những mục tiêu phân tích cơ bản nhất của từng đối tượng. Mặt khác, các công ty niêm yết thường có quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh phức tạp, ngành nghề kinh doanh đa dạng nên để xây dựng các chỉ tiêu chung cho tất cả các DN là hết sức khó khăn. Bởi vậy, bên cạnh các chỉ tiêu phân tích HQKD chung, luận án hướng tới việc xây dựng và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD mà các CTCP niêm yết phải công bố công khai trên TTCK.
Tóm lại, để đánh giá toàn diện về HQKD của các CTCP niêm yết trên TTCK cần phải đánh giá đầy đủ về hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi, và hiệu quả đầu tư vào cổ phiếu công ty.
Qua kết quả khảo sát đã trình bày trong chương 2 của luận án, các chỉ tiêu mà hiện nay các công ty đang sử dụng để phản ánh HQKD tập trung vào 2 nội dung chính là phân tích năng lực hoạt động (hiệu quả hoạt động) và phân tích khả năng sinh lợi. Nhưng các chỉ tiêu sử dụng còn sơ sài và chưa thống nhất về cách tính toán. Cụ thể, trong nội dung phân tích năng lực hoạt động mới chỉ yêu cầu các công ty trình bày 2 chỉ tiêu là vòng quay HTK và hệ số DTT/tổng tài sản (vòng quay tổng
tài sản). Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của các đối tượng khác như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải thu, nợ phải trả …chưa được đề cập mà những chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng với người sử dụng. Hay, trong nội dung phân tích khả năng sinh lợi các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn đầu tư của chủ sở hứu, khả năng sinh lợi của vốn cổ phần thuờng, khả năng sinh lợi từ vốn hoạt động thường xuyên…chưa được đề cập, mà đây là những chỉ tiêu mà các nhà đầu tư, các cổ đông, ngân hàng rất quan tâm. Chính vì vậy, trong 2 nội dung này chúng tôi đề xuất bổ sung và hoàn thiện một số chỉ tiêu. Về nội dung phân tích
hiệu quả đầu tư vào cổ phiếu công ty mặc dù rất quan trọng với nhà đầu tư nhưng chưa được quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn, và các công ty cũng rất ít trình bày nên nội dung này chúng tôi sẽ đề xuất hệ thống chỉ tiêu phân tích. Một số chỉ tiêu đề cập dưới đây cũng được đông đảo các nhà đầu tư tán thành thông qua kết quả khảo sát (Phụ lục 10).
3.2.2.1. Về phân tích hiệu quả hoạt động
Để đánh giá hiệu quả hoạt động cần xem xét khả năng sử dụng các nguồn lực của đơn vị hay nói các khác là đánh giá năng lực hoạt động hay năng lực sản xuất của các nguồn lực. Các nguồn lực được xem xét phân tích bao gồm tất cả các đối tượng tài sản mà DN sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: Tổng tài sản, TSCĐ, tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản phải trả, HTK. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu phản ánh số vòng quay của các đối tượng và thời gian các đối tượng quay được 1 vòng. Các chỉ tiêu sử dụng bao gồm:
1. Vòng quay của tổng tài sản:
Số vòng quay của tổng tài sản DTT HĐKD (3.1) Tổng tài sản BQ
Hệ số này cho biết mức độ luân chuyển của tài sản trong kỳ, trong kỳ tài sản của DN được sử dụng và luân chuyển bao nhiêu vòng. Trị số của chỉ tiêu càng lớn,năng lực sử dụng TS càng cao, càng tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng
và HQKD. Để xác định chỉ tiêu trên, cần tính toán trị số của từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu được chính xác, thống nhất, tránh tình trạng mỗi một CTCP niêm yết tính toán một cách làm hạn chế giá trị so sánh của chỉ tiêu. Khi tính toán, chỉ tiêu “DTT HĐKD” được lấy từ chỉ tiêu số 3 “DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ” (mã số 10) cộng chỉ tiêu số 6 “DT hoạt động tài chính” (mã số 21) trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Khi tính chỉ tiêu số vòng quay của tổng tài sản cũng có thể sử dụng “ DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ” nhưng theo tác giả nên sử dụng “DTT HĐKD” vì ngoài hoạt động bán hàng thì hoạt động tài chính cũng là HĐKD mà hiện nay rất