phần niêm yết tại một số nước trên thế giới
Phân tích HQKD là một trong những nội dung trọng tâm trong phân tích HĐKD của DN. Thông tin phân tích HQKD có ý nghĩa hết sức quan trọng với các đối tượng liên quan như nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng, người cho vay…Chính vì vậy, nội dung này được các nhà phân tích trên thế giới hết sức coi trọng. Trong
phần này, luận án xin đưa ra một số kinh nghiệm phân tích HQKD của một số các nước như Anh, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
* Tại Anh
Anh là một nước có nền kinh tế phát triển, ở đó chuyên ngành kế toán tài chính, phân tích kinh doanh đã phát triển ở mức đỉnh cao. Anh nổi tiếng với nhiều hội nghề nghiệp với các chương trình đào tạo về kế toán, kiểm toán có uy tín lớn trên toàn thế giới. Trong đó phải kể đến, Hiệp hội Kế toán Công chứng ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants) ra đời năm 1904 tại London, Anh Quốc là hội nghề nghiệp quốc tế lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới trong ngành kế toán-kiểm toán. Trong chương trình đào tạo cấp chứng chỉ của ACCA nội dung phân tích HĐKD nói chung hay phân tích HQKD được đưa vào giảng dạy trong học phần P3 “Phân tích kinh doanh” [40], ngoài ra trong học phần F5 “Quản
lý hiệu quả hoạt động nâng cao” [41], cũng đề cập đến các nội dung về phân tích HQKD. Ngoài ra, còn có Hiệp hội Kế toán Quản trị Công chứng Anh Quốc CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) được thành lập năm 1919, chương trình đạo tạo của CIMA về quản trị tài chính và quản trị chiến lược được chấp nhận rộng rãi trên toàn toàn cầu. Trong chương trình đào tạo này, trong học phần F2 “Quản lý tài chính” [43] cũng đưa ra nội dung phân tích tài chính và phân tích HQKD của các DN. Về cơ bản, nội dung phân tích tài chính và phân tích HQKD đề cập trong 2 chương trình đào tạo này đều có những điểm giống nhau. Theo đó, nội dung phân tích HQKD được tiến hành như sau:
- Về phương pháp phân tích: Phân tích tài chính nói chung hay phân tích HQKD tại Anh chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tỷ số (ratio analysis). Đây là kỹ thuật phân tích quan trọng nhất được sử dụng trong phân tích tài chính nói chung hay phân tích HQKD nói riêng. Phân tích tỷ số bao gồm:
+ Phân tích xu hướng hay phân tích theo thời gian (inter-temporal or trend analysis): Là việc so sánh các chỉ tiêu phân tích theo thời gian cuả cùng một DN để biết HQKD của DN tăng hay giảm so với thời gian trước. Việc phân tích này có thể
gặp một số hạn chế như bản chất HĐKD của các năm thay đổi, thay đổi chính sách kế toán, thay đổi giá trị tiền tệ, lạm phát, các gói ưu đãi của chính phủ…
+ Phân tích ngang (cross- sectional analysis): Là việc so sánh các chỉ tiêu phân tích của DN với các DN khác trong cùng ngành, cùng lĩnh vực để thấy được HQKD của mình so với trung bình của ngành hay của lĩnh vực là tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc phân tích này cũng gặp một số hạn chế như sự thiếu thông tin cho việc so sánh. Việc xác định DN nào có đặc điểm tương tự giống mình để so sánh là khó khăn, và hơn nữa cũng khó có thể thu thập được đầy đủ thông tin về họ để so sánh. Mặt khác, giữa các DN có thể trong cùng ngành nhưng cũng khác nhau về mức độ hoạt động, về chính sách tài chính, chính sách kế toán, chính sách sản xuất và tiêu thụ, chính sách ưu đãi của chính phủ.
- Về chỉ tiêu phân tích: Các chỉ tiêu phân tích HQKD bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu chính là: khả năng sinh lợi và thu nhập; hiệu suất hoạt động và hiệu quả đầu tư của cổ đông.
@. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi và thu nhập
Khả năng sinh lợi là nhóm chỉ tiêu đầu tiên được các nhà phân tích xem xét khi đánh giá HQKD của DN, khi phân tích nhóm chỉ tiêu này cho biết HĐKD chính của công ty đem lại LN hay thua lỗ và khoản LN hay lỗ của năm nay lớn hơn hay nhỏ hơn năm trước. Tại Anh, các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lợi là: chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn sử dụng (ROCE) và khả năng sinh lợi VCSH (ROE). Tuy nhiên, chỉ tiêu ROCE được các nhà phân tích tại Anh sử dụng nhiều hơn và đánh giá cao hơn chỉ tiêu ROE khi phân tích quả kinh doanh.
- Khả năng sinh lợi của vốn sử dụng (ROCE): Khi đánh giá khả năng sinh lợi của công ty không thể không xem xét khả năng tạo ra LN từ số vốn đã sử dụng, chỉ tiêu này được tính như sau:
sử dụng (ROCE) Vốn sử dụng (capital employed)
Trong đó: Vốn sử dụng được tính bằng vốn đầu tư của cổ đông cộng với các khoản nợ và vay dài hạn hoặc được tính bằng tổng tài sản trừ đi nợ ngắn hạn, đây chính là nguồn vốn có tính chất ổn định mà DN sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khi phân tích ROCE nhà phân tích so sánh:
+ So sánh sự thay đổi của ROCE năm nay so với năm trước + So sánh với ROCE của DN khác.
+ So sánh ROCE với tỷ lệ vay vốn trên thị trường. Việc so sánh này để xem xét khả năng sinh lợi từ vốn sử dụng của công ty có cao hơn vốn vay không, và xem liệu việc vay vốn có thực sự cần thiết không vì chẳng công ty nào đi vay vốn nếu LN từ vốn vay chỉ đủ để trả tiền lãi vay. Song, nếu tỷ lệ sinh lời của công ty đã cao hơn lãi vay vốn thì liệu công ty đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh để có thể tăng tỷ lệ này hay không.
Sau đó nhà phân tích có thể phân tích ROCE chi tiết hơn, bằng cách sử dụng công thức Dupont:
+ Khả năng sinh lợi vốn sử dụng
(ROCE)
LN trước thuế và lãi vay (EBIT) DT (Sales) (1.33) DT (Sales) x Vốn sử dụng (capital employed)
ROCE = Hệ số LN trên DT(Profit margin) x Vòng quay củavốn sử dụng (1.34)
Theo công thức trên, ROCE phụ thuộc vào 2 nhân tố
+ Hệ số LN trên DT cho biết bao nhiêu đồng LN được tạo ra từ một đồng DT hàng bán, hệ số LN trên DT càng cao thì khả năng sinh lời của vốn sử dụng càng cao.
+ Hệ số vòng quay của vốn sử dụng cho biết vốn sử dụng của DN tạo ra DT như thế nào. Hệ số vòng quay vốn sử dụng càng lớn thì khả năng sinh lợi càng cao. Hệ
số vòng quay vốn sử dụng còn có thể đo bằng số lần quay vòng của vốn trong kỳ. Số vòng quay vốn sử dụng càng lớn thì khả năng sinh lợi càng cao.
- Khả năng sinh lợi của vốn cổ đông (ROE): chỉ tiêu này sử dụng hạn chế hơn chỉ tiêu khả năng sinh lợi của vốn sử dụng, nó được tính bằng:
ROE = LN sau thuế và cổ tức ưu đãi (1.35) VCSH
Chỉ tiêu này không được sử dụng rộng rãi ở Anh, vì có nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của VCSH hơn chỉ tiêu này như EPS, mức cổ tức trên mỗi cổ phần…
@ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất: Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu là số ngày thu tiền BQ, vòng quay HTK và số ngày trả tiền BQ . Trong đó chỉ tiêu số ngày thu tiền BQ được tính theo công thức sau:
Số ngày thu tiền BQ = = Các khoản phải thu thương mại x365 ngày (1.36) DTT
Trong đó, các khoản phải thu chỉ bao gồm các khoản phải thu thương mại, không phải là tổng số khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán, nó không bao gồm các khoản ứng trước và các phải thu không mang tính chất thương mại, do vậy tử số của chỉ tiêu này thường do nhà phân tích ước tính mà không phải dựa trên số liệu kế toán.
Các chỉ tiêu này không chỉ phản ánh hiệu suất sử dụng mà còn phản ánh khả năng thanh khoản nên khi phân tích chỉ tiêu này thường được xếp trong nhóm phản ánh khả năng thanh khoản chứ không trình bày thành một nhóm chỉ tiêu riêng.
@ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của cổ đông (Shareholder,s in- vestment ratios)
Theo các nhà phân tích tại Anh, hiệu quả đầu tư vào các CTCP đã được niêm yết trên TTCK không chỉ dừng lại ở những số liệu kế toán công bố mà nó phải được xem xét theo giá trên thị trường. Tại Anh, để đánh giá hiệu quả đầu tư của cổ đông sử dụng các chỉ tiêu như: Thu nhập trên của cổ phần thường (EPS- Earning per share), mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS- Dividend per share), mức LN cổ phiếu
so với cổ tức (Dividend cover), hệ số giá so với LN cổ phiếu (P/E), mức cổ tức so với giá trị trường của cổ phiếu (DYR- dividend yield ratio).
* Tại Mỹ
Mỹ là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển khá năng động, phân tích hoạt động kinhh doanh nói chung, phân tích HQKD nói riêng được coi là một công cụ quan trọng cung cấp thông tin cho người sử dụng để đánh hoạt động DN, và rất được coi trọng tại Mỹ. Hiệp hội đầu tư và phân tích tài chính Mỹ là nơi đào tạo và cấp chứng chỉ phân tích tài chính chuyên nghiệp (CFA) được có uy tín cao trên toàn thế giới. Trong học phần 3 nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính (Financial reporting and ananlyis) [44] có giới thiệu rất đầy đủ về phân tích báo cáo tài chính nói chung và HQKD nói riêng. Hay trong tác phẩm của các nhà khoa học Mỹ như “Understanding the Financial Score”
của Henry E.Riggo (2007) [49] hay “Business analysis valuation using financial statements” của Palepu, K.G, Healy, P.M, Bernard V.L (1999) [53] cũng giới thiệu rất đầy đủ các nội dung về phân tích tài chính và phân tích HQKD tại Mỹ. Qua đó, có thể khái quát một số đặc điểm phân tích HQKD tại Mỹ như sau:
- Về phương pháp phân tích: việc phân tích tài chính nói chung và phân tích HQKD tại Mỹ chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích sau.
+ Phân tích tỷ số (ratio analysis): đây là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất được sử dụng. Căn cứ vào các số liệu trên các báo cáo tài chính để xác định các tỷ số đánh giá HQKD của DN.
+ Phân tích so sánh (Compasion ananlysis): sau khi đã thiết lập được các tỷ số phân tích, các tỷ số này sẽ được so sánh xu hướng theo thời gian giữa các năm (ananlysis trend), thời gian sử dụng so sánh từ 5 đến 10 năm. Đồng thời, số liệu phân tích sẽ được so sánh với các DN khác tương tự và so sánh với số liệu BQ của ngành. Tại Mỹ, các chỉ tiêu BQ của ngành có thể do tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại như Dun & Bradstreet hoặc Robert Morris hoặc thông qua các hiệp hội thương mại. Có những trường hợp các DN khó có thể gộp chung để xác định tiêu chuẩn ngành, các nhà phân tích có thể đưa ra tiêu chuẩn riêng cho họ bằng cách tính
toán các tỷ lệ trung bình của các công ty chủ đạo trong cùng ngành. Việc so sánh xu hướng và so sánh với ngành có thể được biểu thị trên các đồ thị để minh họa cụ thể hơn.
+ Phân tích Dupont: các tỷ số ROA, ROE được biến đổi thành tích các tỷ số có quan hệ mặt thiết với nhau để phân tích.
- Về chỉ tiêu phân tích: Các tỷ số được sử dụng để phân tích HQKD bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu:
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động: nhóm chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng các nguồn lực kinh tế của đơn vị, nhóm chỉ tiêu này được thể hiện qua các chỉ số phản ánh vòng quay và thời gian quay vòng của các đối tượng. Trong nhóm này có các chỉ tiêu: Vòng quay các khoản phải thu(receivables turnover,) kỳ trả tiền BQ (days of sale oustanding), vòng quay HTK (inventory turnover), số ngày HTK quay 1 vòng (days of inventory on hand), vòng quay khoản phải thu (payable turnover), kỳ thu tiền BQ (number of days of payable), vòng quay tổng tài sản (total asset turnover), vòng quay TSCĐ (fixed asset turnover), vòng quay vốn hoạt động (working capital turnover). Trong các nhóm chỉ tiêu phân tích trên chỉ tiêu phản ánh vòng quay HTK và vòng quay các khoản phải thu được coi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu suất hoạt động.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Để phản ánh giá khả năng sinh lợi của DN, các nhà phân tích Mỹ thường sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng sinh lợi của DT: chỉ số này cho biết một đơn vị DT tạo ra bao nhiêu đơn vị LN. Để tính toán chỉ tiêu này lấy LN so với DT. LN để tính chỉ tiêu này có thể là LN gộp nên được gọi là tỷ suất lãi gộp (gross prorfit margin), hoặc là LN ròng nên được gọi là tỷ suất LN ròng (net income margin). Hệ số khả năng sinh lời tài sản (ROA), tỷ số này có thể tính theo LN ròng sau thuế hoặc LN trước thuế tuỳ theo mục đích phân tích. Hệ số khả năng sinh lợi vốn cổ phần (ROE), hệ số khả năng sinh lời vốn đầu tư.
Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới với nền kinh tế đa dạng dựa trên công nghệ tiên tiến. Cũng giống như các nước phát triển, phân tích HĐKD là một công cụ không thể thiếu, trong đó việc phân tích HQKD luôn được các nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà cung cấp tín dụng tại Nhật Bản quan tâm. Các chỉ số được sử dụng để đánh giá HQKD của CTCP niêm yết tại Nhật Bản bao gồm nhóm chỉ số phản ánh hoạt động và khả năng sinh lợi. Trong đó, nhóm chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động bao gồm 3 chỉ số: Chỉ số phản ánh vòng quay HTK, chỉ số phản ánh vòng quay khoản phải thu và chỉ số phản ánh vòng quay tổng tài sản.
Nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi bao gồm 3 chỉ số: Chỉ số phản ánh biên LN (tính theo LN gộp hoặc LN ròng), chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi tổng tài sản (ROA) và chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi VCSH (ROE) [51]. Khi phân tích các chỉ số này sẽ được so sánh theo thời gian và chỉ số của DN cùng ngành hay cùng quy mô. Tuy nhiên, các chỉ số này có nhiều khác biệt so với Mỹ do cấu trúc thể chế, khuôn khổ pháp lý và các nguyên tắc kế toán [51]
Cơ cấu tổ chức của các DN tại Nhật khác biệt so với Mỹ và các nước khác trên thế giới. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, các keiretsu phát triển rộng trong các tổ chức tài chính ở Nhật. Một keiretsu gồm nhiều công ty thành viên xoay quanh một định chế tài chính (thường là một ngân hàng). Định chế tài chính vừa là cổ đông lớn của các công ty thành viên thuộc tập đoàn, vừa đóng vai trò cấp tín dụng hoặc đảm bảo tính thanh khoản cho các công ty thành viên. Cũng như các Chaebol Hàn Quốc, các keiretsu tại Nhật Bản nhận được nhiều sự ưu ái từ chính phủ. Hiện tại, Nhật Bản có 6 tập đoàn keiretsu công nghiệp lớn và 11 tập đoàn quy mô nhỏ hơn. Doanh số của các keiretsu này chiếm khoảng 25% doanh số của tất cả các công ty Nhật Bản, giá trị vốn hóa thị trường của chúng chiếm khoảng 78% tổng giá trị vốn hóa của TTCK Tokyo [50]. Điều đó tạo nên sự khác biệt trong quản lý vốn kinh doanh của các DN tại Nhật Bản so với các nước khác trên thế giới. Các
keiretsu giúp các công ty có thể duy trì bẩy tài chính cao hơn so với các công ty độc lập khác và so với các công ty tại Mỹ. Bởi vậy, chỉ số ROE của các công ty tại Nhật Bản thường cao hơn tại Mỹ [50],[51]
Bên cạnh đó, sự khác biệt về phương pháp kế toán áp dụng cũng ảnh hưởng đến các chỉ số phản ánh HQKD. Theo Trung tâm Phân tích và Nghiên cứu Tài chính Quốc tế (CIFAR), sự khác biệt quan trọng nhất trong các chính sách kế toán của các quốc gia có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi đó là: Sự khác biệt trong phương pháp tính khấu hao TSCĐ; sự khác biệt trong phương pháp hợp nhất HĐKD của công ty ở nước ngoài và trong nước; sự khác biệt trong phương pháp ghi nhận lãi, lỗ ngoại tệ và sự khác biệt trong việc sử dụng các quỹ dự