chứng khoán Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
Sự ra đời và phát triển của TTCK là một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường. Ở các nước phát triển, TTCK đã ra đời và phát triển từ rất lâu, nó được xem là một thể chế tài chính bậc cao, là một kênh dẫn vốn không thể thiếu cho nền kinh tế.
Giai đoạn trước những năm 1975, tại Việt Nam vấn đề thành lập TTCK đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm. Bằng nhiều nỗ lực của Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đến ngày 16/02/1973 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đã ký Sắc lệnh số 027SL/Th/PC2 về TTCK và các quy định có liên quan đến ngành môi giới chứng khoán. Công việc triển khai xây dựng TTCK Việt Nam đang được tiến hành thì ngày 30/4/1975 Chính quyền Sài Gòn sụp đổ, đề án thành lập TTCK của Việt Nam không thành công dưới chế độ cũ.
Giai đoạn sau năm 1975 đến năm 2000, kể từ khi mô hình kế hoạch hoá tập trung bao cấp của Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ, nhận thức được vai trò quan trọng của TTCK với nền kinh tế thị trường, Chính phủ đã bắt đầu hoạch định để xây dựng TTCK ở Việt Nam. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương: “Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm tới các thị trường quan trọng nhưng chưa có hoặc sơ khai như thị trường lao động, TTCK, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ” [16, tr.100]. Với nhiều nỗ lực để hình thành TTCK ở Việt Nam, ngày 20 tháng 7 năm
2000, Trung tâm GDCK Thành phố Hồ Chí Minh, TTCK tập trung đầu tiên của Việt Nam đã được khai trương và chính thức giao dịch vào ngày 28/7/2000 với hai loại cổ phiếu REE và SAM với tổng số vốn là 270 tỷ đồng và một vài trái phiếu chính phủ. Sự ra đời của TTCK Việt Nam là một sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế
Giai đoạn 2000-2005, được coi là giai đoạn khởi động của TTCK. Trong 5 năm đầu tiên, sự xuất hiện của TTCK không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Ngày 8/3/2005, Trung tâm GDCK Hà Nội được thành lập. Thị trường trong giai đoạn này luôn trong trạng thái buồn tẻ, oè uột, loại trừ cơn sốt vào năm 2001 thì trong 5 năm này, chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ là 300 điểm và thấp nhất xuống đến 130 điểm. Trong giai đoạn này, quy mô của thị trường còn nhỏ, theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tính đến hết năm 2005, tổng giá trị TTCK Việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 1,21% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Lý do sự kém phát triển của TTCK trong giai đoạn này là do có quá ít hàng hoá, các DN niêm yết nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn được nhà đầu tư trong nước.
BẢNG 2.1: Quy mô công ty niêm yết trên thị truờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2005
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số lượng công ty niêm yết 5 10 20 22 26 41
% vốn hoá/GDP 0,24 0,21 0,49 0,48 0,55 1,21
(Nguồn: UBCK Nhà nước)
Có thể thấy tốc phát triển của TTCK trong giai đoạn này qua sự gia tăng số lượng của các công ty niêm yết cũng như sự tăng trưởng tỷ lệ vốn hoá thông qua hình ảnh trực quan sau:
(Nguồn: UBCK Nhà nước)
BIỂU ĐỒ 2.1: Quy mô của các công ty niêm yết trên TTCK giai đoạn 2000- 2005
Giai đoạn 2006-2010, TTCK Việt Nam tăng trưởng nhanh so với các năm trước đây. Sự kiện nổi bật tác động đến TTCK Việt Nam là việc Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngay sau khi vòng đàm phán cuối cùng của Việt Nam gia nhập WTO về nguyên tắc kết thúc, TTCK Việt Nam bắt đầu có tín hiệu theo chiều hướng đi lên bằng việc hàng loạt các cổ phiếu tăng giá nhưng mức độ tăng chưa cao. TTCK Việt Nam chỉ thực sự bùng nổ vào năm 2007. Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007 là bước đột phá mới của TTCK Việt Nam trong việc thu hút các tổ chức đầu tư nước ngoài. Luật Chứng khoán ra đời góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế, tính công khai, minh bạch của tổ chức niêm yết được tăng cường. Cũng trong năm 2007, Trung tâm GDCK Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chuyển đổi thành Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) nhằm tạo sự chủ động hơn trong công tác quản lý đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển. Những tác động tích cực của chính sách vĩ mô về phát triển TTCK đã tạo đà tăng trưởng cho TTCK trong năm này. Trong năm 2007, tổng số công ty niêm yết tăng lên gần 200 công ty trên cả 2 sàn, tỷ lệ vốn hoá của thị trường đạt khoảng 20 tỷ USD gần tương đương 30% GDP. Cũng trong năm này, chỉ số VN-Index đã có lúc đã đạt đỉnh kỷ lục 1.170,67 điểm. Tuy nhiên, sang đến năm 2008, ảnh hưởng
của cuộc khủng khoảng tài chính trên toàn thế giới cùng với sự sụt giảm của TTCK thế giới nói chung TTCK Việt Nam cũng giảm mạnh. Đồng thời những tin tức không mấy khả quan về nền kinh tế trong nước như lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ. Bên cạnh, đó lượng cung ngày càng tăng do vậy mà TTCK năm 2008 đã giảm mạnh, đến tháng 6/2008 VN- Index đã giảm mất 550,52 điểm tương đương 59,77%. Sang đầu năm 2009, TTCK vẫn tiếp tục đi xuống, TTCK Việt Nam bị coi là thị trường có mức hạ tệ nhất châu Á.. Trong suốt năm 2009 và 2010 TTCK luôn trong tình trạng phập phồng, những tin xấu của nền kinh tế đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của TTCK. Lạm phát leo thang, khủng hoảng kinh tế ở các EU, những bất ổn kinh tế chính trị ở Hàn Quốc, Trung Đông làm những ảnh hưởng xấu đến TTCK lớn trên thế giới, TTCK Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ. Tuy nhiên, số lượng các công ty niêm yết trong 2 năm vẫn không ngừng gia tăng, cho đến tháng 10/ 2010 đã có hơn 600 công ty niêm yết trên cả 2 sàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với mức vốn hóa toàn thị trường đạt 620 nghìn tỷ đồng, tương đương 38% GDP.
Nhìn lại giai đoạn từ năm 2006-2010, mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng giai đoạn này được xem là giai đoạn tăng tốc của thị trường với sự tăng trưởng đột phá. Tỷ lệ vốn hóa/GDP vượt xa so với chiến lược phát triển của thị trường đến năm 2010 ở mức 10-15% GDP mà chính phủ đã phê duyệt trong chiến lược phát triển TTCK trong quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ban hành ngày 5/8/2003[37]
BẢNG 2.2: Quy mô công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010
2006 2007 2008 2009 11/2010
Số lượng công ty niêm yết 193 253 338 385 635
% vốn hoá/GDP 22,7 43 17,5 38 40
(Nguồn: UBCK Nhà nước)
BIỂU ĐỒ 2.2: Quy mô của các công ty niêm yết trên TTCK giai đoạn 2000- 2005
Với quy mô thị trường trong giai đọan này, số lượng công ty chứng khoán và người đầu tư cũng tăng trưởng mạnh. Nếu như năm 2000 với 6 công ty chứng khoán với vốn điều lệ trung bình không quá 50 tỷ đồng thì đến cuối năm 2009 cả nước đã có 105 công ty chứng khoán vốn điều lệ trung bình 175 tỷ đồng, trong đó có những công ty vốn lớn trên 1.000 tỷ đồng như Công ty CP chứng khoán Sài Gòn (SSI) 1.533 tỷ đồng, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á Châu (ACBS) 1.500 tỷ đồng… Ngoài những con số cụ thể rất ấn tượng đó, về phương diện vĩ mô, sự hình thành và phát triển TTCK thể hiện nền kinh tế của nước ta đã và đang chuyển đổi nhanh chóng sang cơ chế thị trường.
Có thể thấy những kết quả đạt được sau 10 năm TTCK hình thành và phát triển khá rõ nét, song ngay trong những giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh nhất vẫn bộc lộ những hạn chế như tính thanh khoản của thị trường thấp dẫn đến mất cân đối cung cầu làm giá cả biến động thất thường. Sự tăng trưởng của thị trường chưa bắt nguồn từ động cơ tích cực khi nhà đầu tư còn mang tính “bầy đàn”, đầu tư theo đám đông, chạy theo phong trào, thị trường thiếu vắng các nhà đầu tư chuyên nghiệp có kiến thức đầy đủ. Hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ cho hoạt động của thị trường còn nhiều hạn chế, khung pháp lý của thị trường còn nhiều bất cập khi mà Luật Chứng khoán đã ban hành
Quy mô các công ty niêm yết giai đọan 2006-2010
0 100 200 300 400 500 600 700 800 2006 2007 2008 2009 th10-10 năm q u y m ô ni ê m yế t % vốn hoá/GDP Số lượng công ty niêm yết
song chưa đầy đủ ở một số hành vi như giao dịch khống, giao dịch tín dụng, giao dịch các sản phẩm phái sinh…
Trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2020, TTCK tiếp tục là kênh dẫn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Mục tiêu chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020 là phát triển về quy mô, chất lượng hoạt động, duy trì trật tự an toàn cho thị trường. Bên cạnh đó, chú trọng việc mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đặt nhiệm vụ trọng tâm năm 2010-2011 là tái cấu trúc thị trường và hoàn thiện cơ chế hoạt động.
Về định hướng chiến lược phát triển TTCK Việt Nam [37], dự kiến năm 2015, quy mô vốn hóa thị trường đạt 65-70% GDP và đến năm 2020 quy mô vốn hóa thị trường đạt 90-100% GDP. Với định hướng chung đó TTCK củng cố và hoàn thiện họat động đảm bảo sự phát triển bền vững và lành mạnh. Hay nói cách khác thị trường cần đạt chuẩn mực chung của một TTCK hiệu quả với độ tin cậy của số liệu thông tin trên thị trường; thị trường có tính thanh khoản cao góp phần hình thành giá cả hợp lý, năng lực các công ty chứng khoán đảm bảo sự tín nhiệm.
Để phát triển TTCK, điều thiết yếu là cần phát triển “cung” và “cầu” hàng hoá cho thị trường. Trong đó, “cung” hàng hoá thực chất liên quan tới hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán của các tổ chức kinh tế trên thị trường. Các quy định về niêm yết chứng khoán luôn được thay đổi cho phù hợp với điều kiện trong từng thời kỳ. Theo bà Vũ Thị Kim Liên- Phó Chủ tịch Uỷ Ban chứng khoán cho biết định hướng trước mắt phát triển hàng hóa cho TTCK Việt Nam: “Hàng hoá cung cấp cho thị trường một mặt phải dồi dào, phong phú, với số lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, mặt khác còn phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng để giảm thiểu những rủi ro có thể có đối với các nhà đầu tư và đối với thị trường. Do đó, đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì một số điều kiện tối thiểu về quy mô vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm một tạo ra phân khúc thị
trường, đối với các DN quá nhỏ, chưa có hiệu quả có thể tìm đến các quỹ đầu tư, các định chế tài chính trung gian để giải quyết nhu cầu về vốn, mặt khác sẽ khuyến khích các DN có triển vọng chào bán chứng khoán ra công chúng” [26, tr 12]
Như vậy có thể thấy để được niêm yết trên TTCK các công ty phải đáp ứng rất nhiều các điều kiện chặt chẽ về quy mô, HQKD, tổ chức quản lý, công bố thông tin… nên có thể coi các công ty niêm yết như những DN đầu tầu của nền kinh tế.