Thực trạng phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82 - 84)

Phương pháp chủ yếu được các công ty sử dụng để phân tích HQKD là phương pháp so sánh số liệu phân tích theo thời gian. Hầu hết các công ty chỉ so sánh được số liệu phân tích của năm hiện tại với năm liền kề trước đó, rất ít các công ty so sánh được số liệu phân tích trong khoảng thời gian dài từ 3-5 năm. Ngoài ra, không có công ty nào sử dụng các phương pháp phân tích khác như phương pháp loại trừ, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch hay phương pháp Dupont để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phản ánh HQKD. Bởi vậy, thông tin phân tích HQKD mà các công ty cung cấp rất chung chung, thiếu minh bạch chưa đánh giá được chính xác thực chất hiệu quả của các công ty.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc vận dụng các phương pháp phân tích trong phân tích khả năng sinh lợi tại các công ty cũng còn nhiều hạn chế. Các công ty đều chỉ sử dụng phương pháp phân tích đơn giản là so sánh các chỉ tiêu giữa các năm, mà không sử dụng thêm bất cứ phương pháp phân tích nào khác để đánh giá xu hướng, nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu.

Khi áp dụng phương pháp so sánh, hầu hết các công ty chỉ so sánh được chỉ tiêu phân tích trong khoảng thời gian ngắn từ 2- 3 năm, thậm chí một số các công ty chỉ phản ánh số liệu của 1 năm. Như trong báo cáo thường niên của Công ty Cao su Đồng Phú chỉ trình bày các chỉ tiêu phản ánh HQKD duy nhất của năm 2009. Số các công ty lấy số liệu so sánh trong khoảng thời gian dài từ 4-5 năm là rất ít. Các công ty so sánh được các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của mình với các công ty khác

cùng ngành hoặc cùng lĩnh vực hoạt động chỉ có khoảng 7% và tập trung ở những công ty mà báo cáo thường niên được đánh giá cao trong các cuộc thi báo cáo thường niên hàng năm. Như trong báo cáo thường niên của Công ty Dược phẩm Hậu Giang trong phần trình bày về khả năng sinh lợi của công ty, đã so sánh được với các DN khác trong cùng ngành. Hay trên báo cáo thường niên của Công ty Hoà Phát cũng là một trong những công ty được giải báo cáo thường niên tốt nhất năm 2010, trong phần trình bày phân tích về HQKD cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của tài sản (ROA), khả năng sinh lợi của VCSH (ROE) và so sánh được với số liệu BQ trên thế giới. Nhưng các công ty này cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê số liệu mà chưa đánh giá được vị thế của mình so với các công ty khác. Đây cũng là hạn chế lớn trong phân tích báo cáo tài chính nói chung cũng như phân tích HQKD nói riêng tại Việt Nam, do việc hạn chế thông tin, cũng như không có một tổ chức nào đứng ra để tổng hợp, phân tích và đánh giá và đưa ra các chỉ số chung cho từng ngành.

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực tế về tỷ trọng của các phương pháp phân tích HQKD mà các CTCP niêm yết áp dụng (%)

Chỉ tiêu Bản cáo bạch Báo cáo thường niên 1. Phương pháp so sánh Trong đó:

- So sánh theo thời gian

- So sánh với DN khác hay so sánh với BQ ngành

93 - 93 02 95 - 95 07 2. Phương pháp đồ thị 00 04

3. Phương pháp liên hệ cân đối 00 00

5. Phương pháp khác 00 00

(Nguồn do tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát).

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 82 - 84)