Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 32)

1.1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu đo lường tổng quát hiệu quả kinh doanh

HQKD là phạm trù kinh tế tổng hợp thể hiện mối quan hệ tương quan giữa việc sử dụng các nguồn lực của DN với lợi ích thu được. Như vậy, HQKD phải là một đại lượng so sánh giữa nguồn lực bỏ ra và lợi ích thu được. Chính vì vậy, hệ thống chỉ tiêu đo lường HQKD vừa phải thể hiện về mặt số lượng tiêu chuẩn thống nhất, vừa phải phản ánh đúng đắn sự phụ thuộc giữa lợi ích thu được với nguồn lực bỏ ra để thu được lợi ích đó. Như vậy, khi xây dựng chỉ tiêu đánh giá HQKD phải thiết lập được mối quan hệ giữa lợi ích thu được với nguồn lực bỏ ra để tạo ra lợi ích đó. Trên thực tế, nguồn lực mà DN bỏ ra được biểu hiện qua sự kết hợp giữa các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động) mà cụ thể là các loại tài sản (tổng tài sản, tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn…), các loại nguồn vốn (VCSH, vốn vay) và các loại chi phí (tổng chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động, giá vốn hàng bán (GVHB), chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN…). Lợi ích mà DN thu được từ việc sử dụng các nguồn lực bao gồm toàn bộ kết quả thu được ở đầu ra (đầu ra phản ánh kết quả sản xuất và đầu ra phản ánh LN). Do vậy, khi xây dựng chỉ tiêu đánh giá HQKD cần phải xây dựng các chỉ tiêu tổng quát đánh hiệu quả của toàn DN cũng như những chỉ tiêu cụ thể đánh giá hiệu quả của từng yếu tố, từng loại tài sản, từng loại vốn, từng loại HĐKD của DN.

Một cách tổng quát HQKD có thể được xác định như sau [3, tr111]; [19, tr219]; [34]; [28, tr 93]:

HQKD =

Kết quả đầu ra

(1.1) Nguồn lực đầu vào

HQKD theo cách này, phản ánh một đơn vị nguồn lực đầu vào sử dụng vào quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả đầu ra. Trị số tính ra càng cao, HQKD càng cao và ngược lại.

Hoặc: HQKD =

Nguồn lực đầu vào

(1.2) Kết quả đầu ra

Ngược lại với cách xác định HQKD ở trên, HQKD xác định theo cách này cho biết: để có được một đơn vị kết quả đầu ra cần phải hao phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực đầu vào. Trong công thức này, kết quả tính được càng nhỏ thì hiệu quả càng cao và ngược lại.

Tuy nhiên, với mỗi cách tiếp cận khác nhau về HQKD thì hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả được các nhà nghiên cứu đưa ra rất khác nhau. Các chỉ tiêu thưòng được sử dụng để đánh giá HQKD bao gồm các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi, khả năng sản xuất và mức hao phí.

1.1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các DN là tối đa hoá LN. LN giúp các DN có thể duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững và có thể tái sản xuất mở rộng. Do vậy, khi phân tích HQKD của DN, chỉ tiêu mà các nhà nghiên cứu chú trọng phân tích là khả năng sinh lợi hay còn gọi là sức sinh lợi. Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị nguồn lực đầu vào hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất đem lại mấy đơn vị LN. Chỉ tiêu này càng lớn thì phản ánh HQKD càng cao và ngược lại [5, tr 500]; [6, tr 226]; [28, tr 94]:

Khả năng sinh lợi (Hay sức sinh lợi)=

Đầu ra phản ánh LN

(1.3) Nguồn lực đầu vào hay đầu ra phản ánh kết quả

Từ công thức khái quát phản ánh khả năng sinh lợi ở trên, nhà phân tích có thể xây dựng các chỉ tiêu chi tiết để đánh giá khả năng sinh lợi cho từng nguồn lực,

từng đầu ra phản ánh kết quả. Tuỳ vào mục đích phân tích mà có thể kết hợp các chỉ tiêu ở tử số và mẫu số để xây dựng các chỉ tiêu phân tích khác nhau.

1.1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, DN phải sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, nhưng các nguồn lực chỉ có hạn nên việc sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả nhất là vấn đề mà các nhà quản lý luôn phải quan tâm. Các nguồn lực được sử dụng tối ưu sẽ là tiền đề để tạo ra HQKD cao cho DN. Bởi vậy, khi đánh giá HQKD của DN các nhà phân tích cần phải xem xét, đánh giá việc sử dụng các nguồn lực của DN có hiệu quả không hay nói cách khác là xem xét năng lực hoạt động, khả năng sản xuất hay sức sản xuất của DN. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sản xuất hay sức sản xuất được xác định[5, tr 500]; [28, tr 93]; [19, tr 221]::

Khả năng sản xuất (Hay sức sản xuất) =

Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất

(1.4) Nguồn lực đầu vào

Các chỉ tiêu này cho biết một đơn vị nguồn lực đầu vào đem lại mấy đơn vị yếu tố đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Trị số của chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào càng cao dẫn đến HQKD cao và ngược lại.

Khi tính khả năng sản xuất theo DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ, DTT HĐKD hay tổng số luân chuyển thuần thường được gọi là số vòng quay của các nguồn lực: số vòng quay tổng tài sản, số vòng quay tài sản ngắn hạn, số vòng quay tài sản dài hạn, số vòng quay nợ phải thu, số vòng quay nợ phải trả... Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh các nguồn lực quay được mấy vòng. Thông thường, số vòng quay của các nguồn lực cao thể hiện khả năng khai thác, sử dụng các nguồn lực của DN có hiệu quả. Song, nếu chỉ tiêu này quá cao không hẳn thể hiện việc sử dụng đã có hiệu quả mà là ngược lại. Nên khi phân tích chỉ tiêu này, các nhà phân tích thường phải so sánh với các chỉ tiêu trung bình của ngành, của lĩnh vực hoặc với các DN khác có quy mô hoặc HĐKD tương tự. Ngoài ra, các nhà phân tích còn

có thể xem xét thời gian quay vòng của các nguồn lực thông qua chỉ tiêu [6, tr219]; [28, tr 222]; [3, tr113]:

Thời gian quay vòng Số vòng quay của các nguồn lựcThời gian của kỳ phân tích (1.7)

Chỉ tiêu này cho biết thời gian để các nguồn lực quay được một vòng là bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện các nguồn lực được sử dụng càng có hiệu quả.

1.1.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức hao phí

Khi các nguồn lực phục vụ cho HĐKD của DN được sử dụng tiết kiệm với mức độ tiêu hao thấp đồng nghĩa với khả năng sản xuất của DN cao và là tiền đề để tăng HQKD. Chính vì vậy, khi phân tích HQKD của DN ngoài chỉ tiêu phản ánh khả năng sản xuất, khả năng sinh lợi các nhà phân tích còn có thể sử dụng các chỉ tiêu phản ánh mức hao phí hay suất hao phí của các nguồn lực đầu vào. Chỉ tiêu này phản ánh để có được một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay đầu ra phản ánh LN cần bao nhiêu đơn vị nguồn lực đầu vào, chỉ tiêu này càng nhỏ thì phản ánh hiệu quả kinhh doanh của DN càng cao và ngược lại [5, tr500]; [6, tr227]; [28, tr93]:

Mức hao phí

(Hay suất hao phí) =

Nguồn lực đầu vào (1.8 ) Kết quả đầu ra

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w