KỸ THUẬT GÂY MIỄN DỊCH

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc ung dung 2010 (Trang 128 - 130)

Các kỹ thuật gây miễn dịch bao gồm cho ăn, phun, ngâm trực tiếp (direct immersion), ngâm trong dung dịch ưu trương (hyperosmotic immersion), và tiêm xoang bụng (intraperitoneal injection) với liều dùng hữu hiệu, mức độ bảo vệ và thời gian bảo vệ tăngdần theothứ tự ấy. Phương pháp tắm rất có hiệu quả đối với vacxin phòng Vibriosis và ERM. Các vacxin này được sản xuất từ vi khuẩn nuôi cấy trong môi trường dịch thể và được bất hoạt bằng hoá chất (thường là formalin). Những nỗ lực nhằm tạo vacxin phòng ngừa các loại bệnh khác theo cùng quy trình này chưa mang lại hiệu quả khảquan do khó khăn trong quá trình nghiên cứu sản xuất vacxin, ví dụ: ít thông tin về các yếu tố quyết định tính sinh miễn dịch,

khả năng kiểm định hiệu quả của việc sử dụng vacxin bằng thí nghiệm thử thách cường độc (challenge test) trên cá là việc khá phức tạp và khó triển khai hoàn chỉnh.

1.1 Tiờm

Phương pháp tiêm vacxin được áp dụng phổ biến trong nghề nuôi cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), cá giống được tiêm vacxin vào xoang bụng nhiều tháng trước khi đưa cá ra nuôi ở biển. Đây là phương pháp có hiệu quả nhất để kích thích sản xuất kháng thể toàn thân cũng như tạo nên hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Phương pháp này cũng cho phép việc sử dụng chất bổ trợ. Tuy nhiên, có khá nhiều nhược điểm: gây stress cho cá do hoạt động đánh bắt và tiêm, không thể áp dụngcho cá nhỏ, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Nhằm khắc phục các nhược điểm này, các chất gây mê được sử dụng để giảm thiểu stress cho cá, đồng thời các thiết bị tiêm vacxin tự động với các dây chuyền hiện đại cũng đang được đưa ra thị trường nhằm đáp ứng công nghiệp nuôi cá tại nhiều nước trên thế giới.

1.2 Dẫn truyền qua da

Dẫn truyền vacxin qua da bao gồm các phương pháp ngâm, tắm, và phun trực tiếp lên cá.

Phương pháp ngâm bao gồm việc ngâm trực tiếp cá vào dung dịch vacxin (direct immersion - DI), sau khi đã xử lý cá trong nước muối ưu trương (hyperosmotic immersion -

HI). Phương thức này có hiệu quả ở cá hồi trong việc gây miễn dịch đề kháng vibriosis và ERM. Trước đây, HI được sử dụng khá phổ biến nhưng gần đây nhiều tác giả phát hiện rằng có thể bỏ qua bước xử lý cá bằng dung dịch muối ưu trương mà không làm suy giảm đáp ứng miễn dịch, đồng thời giảm bớt stress cho cá trong điều kiện ưu trương. Hiệu quả bảo vệ tốt cho cá đã được chứng minh khi dùng phương pháp ngâm trực tiếp đối với các loại vacxin phòng Vibriosis, ERM, A. hydrophila; và ở mức độ thấp hơn đối với vacxin phòng bệnh do

Edwardsiella tarda.

Phương pháp phun (spray): phun vacxin trực tiếp lên cá cũng được thông báo có hiệu quả đối với bệnh do Vibrio ở cá hồi.

Việc gây miễn dịch qua da tạo nên hiệu quả bảo vệ cao đối với Vibriosiskhi gây nhiễm vi khuẩn cho cá bằng cách tắm trong dung dịch vi khuẩn gây bệnh, nhưng hệ số bảo vệ tương đối thu được rất hạn chế nếu gây cảm nhiễm thực nghiệm cho cá bằng cách tiêm vi khuẩn gây bệnh. Việc gây miễn dịch bằng cách ngâm thường không tạo nên việc sản xuất kháng thể huyết thanh, nhưng có thể tạo nên các đáp ứng miễn dịch cục bộ ở da, niêm mạc và đáp ứng này có thể bảo vệ cá hiệu quả đối với phương thức cảm nhiễm của vi khuẩn thực tế xảy ra trong hoạt động sống của cá.

Những ưu điểm của phương pháp ngâm, đặc biệt đối với phương pháp ngâm trực tiếp, dễ thực hiện với số cá lớn và nhất là cá con vì không gây nhiều stress cho cá do hoạt động đánh bắt, không mất thời gian, chỉ ngâm cá trong dung dịch vacxin vài giây.

1.3. Dẫn truyền qua đường miệng (oral administration)

Dẫn truyền vacxin qua đường miệng được thực hiện chủ yếu bằng cách trộn vào thức ăn. Ưu điểm của phương thức này là không gây stress cho cá tuy nhiên có thể dẫn đến lượng vacxin mà từng cá thể ăn được không giống nhau do khả năng bắt mồi không đồng đều giữa các cá thể trong đàn. Nhược điểm của phương pháp cho ăn là lượng vacxin tiêu tốn lớn, phải cho ăn vacxin trong nhiều ngày và trong đa số trường hợp thực nghiệm cho thấy hiệu quả bảo vệthu được chỉ đạt mức độ trung bình.

Khó khăn của việc gây miễn dịch bằng phương pháp cho ăn là sự phân huỷ vacxin do tác dụng của các men tiêu hoá. Thí nghiệm với vacxin phòng Vibriosis ở cá hồi cho thấy, phần ruột sau của cá chính là nơi tiếp thụ, xử lý và trình diện kháng nguyên, và hiệu quả bảo vệ cao nhất đạt được khi bơm vacxin vào phần ruột sau qua hậu môn của cá thí nghiệm. Vì thế, việc bao gói vacxin (micro - encapsulate) nhằm bảo vệ vacxin không bị phá huỷ khi đi qua phần ruột trước của cá hẳn sẽ là phương thức hữu hiệu trong việc gia tăng hiệu quả sử dụng vacxin theophương thức cho ăn trong tương lai.

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc ung dung 2010 (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)