Cỏc phương phỏp đỏnh giỏ hiệu quả sử dụngvacxin

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc ung dung 2010 (Trang 130 - 131)

Hai nhân tố chính có liên quan đến việc đánh giá vacxin: Phương pháp gây nhiễm thực nghiệm vàphương pháp tính toán hiệu quả bảo vệ.

2.1. Phương phỏp gõy nhiễm thực nghiệm

Phương pháp gây nhiễm nhằm đánh giá khả năng đề kháng bệnh của cá thí nghiệm đã được gây miễn dịch bằng vacxin có vai trò quan trọng trong khi đánh giá hiệu quả bảo vệ của vacxin. Trong khi việc gây miễn dịch cho cá bằng phương pháp ngâm tạo nên sức đề kháng tốt cho cá thí nghiệm được gây nhiễm bằng cách tắm với vi khuẩn gây bệnh cũng như trong thực tế sản xuất khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh một cách tự nhiên thì lại tỏ ra ít hiệu quả nếu gây nhiễm bằng cách tiêm vi khuẩn này vào cá thí nghiệm. Tuy nhiên, nếu cá được gây miễn dịch bằng cách tiêm thì khả năng đề kháng bệnh cao hơn khi gây nhiễm bệnh thực nghiệm cho cá bằng cách tiêmvi khuẩn. Việc tiêm vacxin cho cá tạo nên hàm lượng kháng thể cao trong máu, nhưng dẫn truyền vacxin qua da lại không tạo nên được đáp ứng kháng thể này. Điều này cho thấy rằng việc gây miễn dịch bằng cách ngâm kích thích đáp ứng miễn dịch cục bộ ở da và niêm mạc, đáp ứng này đủ để bảo vệ cá kháng lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh trong tự nhiên.

Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của vacxin bằng phương thức gây nhiễm thực nghiệm tương tự như điều kiện lây nhiễm của cá trong tự nhiên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ lý do này mà phương pháp gây nhiễm qua nước nuôi cá (water borne challenge system), là thích hợp hơn phương pháp tiêm tác nhân gây bệnh cho cá thí nghiệm. Đáng tiếc là đối với nhiều loại tác nhân gây bệnh, việc gây nhiễm thực nghiệm cho cá qua nước bể nuôi thường khó tạo nên tỷ lệ cảm nhiễm và tỷ lệ chết cao. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu buộc phải dùng cách tiêm tác nhân gây bệnh cho cá khi đánh giá hiệu quả của vacxin.

2.2. Phương phỏp tớnh toỏn hiệu quả của vacxin

Có 2 phương pháp để tính toán hiệu quả bảo vệ của vacxin:  Hệ số bảo vệ tương đối (Relative Percent Survival - RPS)

Phương pháp này phù hợp cho các thực nghiệm trong phòng cũng như ngoài thực tế sản xuất bằng cách gây nhiễm các nhóm cá được gây miễn dịch và nhóm cá đối chứng không được gây miễn dịch rồi theo dõi tỷ lệ sống của các nhóm cá này trong một khoảng thời gian định trước. Phương pháp này có một số tiêu chuẩn cơ bản: mỗi nhóm phải có tối thiểu 25 cá thể với độ lặp lại (replicate) là 2; việc gây nhiễm với tác nhân gây bệnh phải đạt được tỷ lệ chết hoặc mắc bệnh trên 60% đối với nhóm cá đối chứng trong khoảng thời gian tương tự như ngoài tự nhiên; nguyên nhân tử vong của mọi cá thể trong thí nghiệm phải được xác minh với số cá chết do nguyên nhân khác ngoài tác nhân gây bệnh không được vượt quá 10% đối với tất cả các nhóm, và tỷ lệ chết của cá được gây miễn dịch không được vượt quá 24%. Nếu thoả mãn các tiêu chí này, RPS được tính theocông thức:

Vacxin được xem là có hiệu quả bảo vệ cho cá, có thể đưa vào ứng dụng trong thực tế khi RPS > 60%.

Gia tăng liều gây chết 50% (Lethal Dose 50 per cent - LD50)

Kiểm định này chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm và dựa trên cơ sở xác định số lượng sinh vật gây bệnh cần thiết để gây nên tỷ lệ tử vong 50% ở nhóm cá được gây miễn dịch và cá đối chứng. Phương pháp kiểm định này cho kết quả đánh giá hiệu quả bảo vệ của vacxin mang tính chất định lượng tốt hơn kiểm định RPS nhưng việc triển khai thực hiện phức tạp hơn. Cá thí nghiệm và cá đối chứng được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tối thiểu là 6 cá thể, và được gây nhiễm tác nhân gây bệnh với liều lượng theothang tăng dần. Đối với vi khuẩn, như A. salmonicida,gây cảm nhiễm bằng cách tiêm với liều lượng từ 10 CFU/con đến

106CFU/con, tăng dần theo thang nồng độ hệ thống 10 lần. Viêc gây cảm nhiễm bằng cách ngâm có thể thực hiện tương tự, với nồng độ vi khuẩn trong nước (CFU/ml) tăng dần. Ghi

RPS = 1 - Tỷ lệ chết của nhóm gây miễn dịch x 100 Tỷ lệ chết của nhóm đối chứng

gian thực tế tiến triển của bệnh trong tự nhiên (đối với bệnh lở loét của cá hồi là 14 ngày). Nguyên nhân gây chết của cá thí nghiệm phải được khẳng định bằng việc tái phân lập được tác nhân gây bệnh từ các cá thể bị chết trong thí nghiệm. Số lượng tác nhân gây bệnh cần thiết để gây tỷ lệ tử vong 50% (LD50) cho cá đối chứng và cá được sử dụng vacxin được tính theocông thức của Reed & Muench (1938). Theođó, LD50= liều thấp nhất gây chết trên 50% cá thểtrừ đi hệ số hiệu chỉnh (proportionate distance : p.d.). Số hiệu chỉnh p.d. được tính theocông thức:

Một loại vacxin được xem là có khả năng tạo nên đáp ứng miễn dịch bảo vệ tốt cho động vật thí nghiệm khi LD50 của nhóm cá thí nghiệm cao hơn LD50 của nhóm cá đối chứng trên 100 lần.

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc ung dung 2010 (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)