LỊCH SỬ PHÁT HIỆN

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc ung dung 2010 (Trang 165 - 166)

Năm 1890 Emil von Behring và Kitasato thông báo thí nghiệm: tiêm độc tố vi khuẩn Bạch hầu với liều nhỏ cho thỏ, sau ít ngày lấy huyết thanh thỏ trộn với độc tố bạch hầu với liều gây chết rồi tiêm cho thỏ khác thì thỏ này không chết, các tác giả đã làm một thí nghiệm tương tự với độc tố uốn ván và đi đến kết luận: huyết thanh thỏđược gây miễn dịch với độc tố có khả năng trung hòa độc tố và có tính đặc hiệu cao.

Hiệu quả trung hòa được quyết định bởi các đoạn protein có trong huyết thanh động vật và có thể kết tủa chúng với (NH4)2SO4, đó chính là Globulin miễn dịch (Ig). Huyết thanh chứa Ig được gọi là huyết thanh miễn dịch hay kháng huyết thanh.

Huyết thanh miễn dịch và tế bào miễn dịch là vũ khí duy nhất bảo vệ người, động vật chống lại vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn một cách đặc hiệu trong khi kháng sinh không có tác dụng với các đối tượng này.

Để có được một lượng lớn huyết thanh miễn dịch, người ta thường gây miễn dịch cho ngựa. Việc sử dụng huyết thanh miễn dịch từ ngựa kháng dại, kháng bạch hầu, kháng nọc rắn trong điều trị đã cứu sống được rất nhiều người,đó là một dấu mốc trong lịch sử Y học. Tuy nhiên với người, đây là miễn dịch dị loài nên dễ có tai biến khi dùng.

Sau này người ta đã tinh chế được Ig miễn dịch nhờ phương pháp kết tủa Ethanol lạnh của Cohn và được hoàn thiện bởi Kistler.

Năm 1884, Metchnikoffphát hiện ra hiện tượng thực bào là phương tiện bảo vệ cơ thể. Năm 1887 thuyết dịch thể ra đời. Học thuyết chỉ ra rằng khả năng miễn dịch của cơ thể là do chất nào đó có trong huyết thanh và dịch tiết của cơ thể.

Năm 1890, Koch phát hiện phản ứng của da khi tiếp xúc với khỏng nguyờn của vi khuẩn lao là hình thái quá mẫn muộn trong đó tế bào tham gia là chủ yếu.

Năm 1891, Emin Behring (Đức) đã nghiên cứu sản xuất ra kháng huyết thanh uốn ván và kháng huyết thanh bạch hầu, cứu sống hàng triệu trẻ em. Đây là cơ sở để sản xuất ra các kháng huyết thanh phòng bệnh khác.

Năm 1901, thuyết kháng thể được ra đời

Năm 1917, Landsteiner phát hiện những chất có phân tử lượng nhỏ (Hapten) cũng có tính khỏng nguyờnđãthúc đẩy hoá miễn dịch phát triển mạnh.

Năm 1929, Heidelberger đưa ra phương pháp Huyết thanh học định lượng

Năm 1938, Kabat dùng điện di để phân tách các thành phần huyết thanh để xác định kháng thể nằm ở vùng globulin.

Năm 1958, công trình của Porter về cấu trúc globulin miễn dịch

Năm 1975, Milstein và Kohler đưa ra phương pháp sản xuất kháng thể đơn dòng bằng kỹ thuật liên hợp tế bào Myelomavới tế bào lympho Bhoạt hoá của chuột.

Hai mươinăm sau (1941 - 1942) bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, Coonsnhận thấy sự hiện diện của khỏng nguyờn, kháng thể nằm bên trong tế bào

Năm 1943, Landsteinerphân miễn dịch thành 2 loại: dịch thể và tế bào

Năm 1958, Medawarđã chứng minh các lympho là những tế bàocó khả năng miễn dịch. Wesslen(1952), Bloom (1967) nhận thấy phản ứng quá mẫn muộn có thể truyền thụ động bằng các lympho bào đã mẫn cảm

Năm 1967, Mackanes và Blandenvới nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh:

- Phản ứng quá mẫn muộn, phản ứng ghép chỉ có thể truyền thụ động bằng tế bào mà không có thể bằng huyết thanh.

- Phản ứng miễn dịch dịch thể chỉ có thể truyền thụ động bằng huyết thanh mà không có thể bằng tế bào

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc ung dung 2010 (Trang 165 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)