SỰ KẾT HỢP GIỮA KHÁNG NGUYấN VÀ KHÁNG THỂ

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc ung dung 2010 (Trang 133 - 134)

1.Khỏi niệm

Khi cho kháng thể đặc hiệu tiếp xúc với kháng nguyên đã kích thích sinh ra chúng thì phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể sẽ xảy ra một cách đặc hiệu. Phản ứng kết hợp này có thể xảy ra trong cơ thể động vật (invivo) hay trong ống nghiệm (invitro).

Kháng thể dịch thể đặc hiệu thường tồn tại trong huyết thanh và chất dịch của cơ thể, nên phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể dịch thể gọi là phản ứng huyết thanh học. Phương pháp chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học gọi là phương pháp chẩn đoán huyết thanh học. Phương pháp này thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm hay trên cơ thể động vật.

Việc dùng phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể đặc hiệu cho phép ta xác định một kháng nguyên chưa biết bằng một kháng thể đã biết hoặc ngược lại.

2. Kết quả sinh học của sự kết hợp giữa khỏng nguyờn và khỏng thể

Khi bị kháng thể kết hợp, kháng nguyên không bị biến đổi về mặt cấu trúc hóa học nhưng bị thay đổi về tính chất sinh học. Vi khuẩn hoặc virus mang kháng nguyên khi bị kháng thể đặc hiệu kết hợp sẽ mất khả năng nhân lên, làm rối loạn chuyển hóa nội bào, thoái biến, dễ bị thực bào và bổ thể tiêu diệt. Các phân tử có hoạt tính nếu bị kết hợp với kháng thể sẽ mất hoạt tính, ví dụ: độc tố, enzym,…Dưới đây là các kết quả sinh học chủ yếu của sự kết hợp kháng nguyên -

kháng thể.

2.1. Bất hoạt các phân tử có hoạt tính

Các phân tử kháng nguyên có hoạt tính khi bị kháng thể đặc hiệu kết hợp sẽmất hoạt tính. Từ lâu, người ta đã biết sản xuất kháng thể chống độc tố (uốn ván, bạch hầu) để dùng trong phòng và trị bệnh; trong bệnh lý, kháng thể chống insulin, thyroglobulin gây suy giảm chức năng tuyến tụy, tuyến giáp; kháng thể chống enzym có tác dụng khử hoạt tính của enzym.

Cơ chế khử hoạt có thể là:

- Vị trí hoạt động của phân tử kháng nguyên bị kháng thể che phủ khiến nó không tiếp xúc được với đối tượng tác động nữa (thụ thể tế bào đích chẳng hạn)

- Cấu hình của vị trí có hoạt tính bị biếndạng không còn tính đặc hiệu nữa

- Phân tử có hoạt tính bị thay đổi về hình thể không gian

2.2. Bất hoạt virus

Kháng thể làm cho virus mất khả năng kết hợp với thụ thể của tế bào đích nên không xâm nhập vào nội bào được và sẽ nhanh chóng chết ở ngoại bào.

Trường hợp virus đã lọt vào nội bào, kháng thể vẫn có khả năng gây bất hoạt theomột cơ chế khác. Virus có thể tồn tại và phát triển trong tế bào đó, hình thành một số Epitop, các Epitop này được đưa lên bề mặt tế bào và bị kháng thể kết hợp. Trong trường hợp này, kháng thể không

trực tiếp diệt virus mà có tác dụng hấp dẫn đại thực bào, tế bào NK đến tiêu diệt cả tế bào nhiễm lẫn virus bên trong. Đó là cơ chế “gây độc tế bào thông qua kháng thể”.

2.3. Bất hoạt vi khuẩn, ký sinh trùng và ấu trùng của chúng.

- Xoắn khuẩn mất khả năng di động khi bị kháng thể kết hợp.

- Nếu bị kháng thể tác động, tốc độ nhân lên của vi khuẩn giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn (không tạo được khuẩn lạc trong môi trường thạch). Các quá trình trao đổi chất qua màng và chuyển hóa nội bào bị rối loạn, gián đoạn hoặc ngừng, dẫn đến làm chết vi khuẩn.

- Sự kết hợp kháng thể với vi sinh vật là tác nhân mở màn làm vi khuẩn bị tiêu diệt nhanh hơn do thực bào, do hoạt hóa bổ thể hoặc do thuốc...

- Các ký sinh trùng đơn bào và một số đa bào (ký sinh trùng sốt rét, amip, giun chỉ…) bị kháng thể diệt trực tiếp như cơ chế diệt vi khuẩn. Nhiều loại ấu trùng của giun sán bị IgG và IgA ở ruột làm chậm hay ngừng phát triển, tỷ lệ nở và trưởng thành giảm rõ rệt hoặc chúng không thể thâm nhập quaniêm mạc ruột để vào máu.

IgE trong các mô có vai trò rất quan trọng để bất hoạt và diệt ký sinh trùng hoặc ấu trùng của chúng, sự kết hợp của kháng thể này với ký sinh trùng tạo điều kiện cho bạch cầu ưa axit và đại thực bào tiêu diệt chúng.

2.4. Chức năng tập trung kháng nguyên

Bằng cách gây tủa, gây ngưng kết, kháng thể có vai trò làm cho kháng nguyên từ dạng phân tán trở thành tập trung lại, do vậy nó hạn chế khả năng lan rộng của kháng nguyên đồng thời tạo điều kiện quy tụ các biện pháp bảo vệ không đặc hiệu vào nơi kháng nguyên tập trung (viêm, thực bào, bổ thể …) để tiêu diệt chúng.

Một phần của tài liệu GT Mien dich hoc ung dung 2010 (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)