3.3.3.Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh hà tĩnh (Trang 88 - 90)

Thứ nhất là do chưa nhận thức được đầy đủ các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ muốn hoạt động hiệu quả đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được mục tiêu mà chi nhánh đề ra thì phải hoàn thiện cả bốn yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ, không so sánh yếu tố nào quan trọng cả, phải đồng bộ các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ.

Thứ hai là trình độ chuyên môn, trình độ sử dụng máy vi tính của Cán bộ chi nhánh không đồng đều ở các phòng ban nói chung và đặc biệt bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh nói chung ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì còn hạn chế về kiến thức về công tác kiểm tra, kiểm soát, về pháp luật và các thông lệ quốc tế, hạn chế về hiểu biết vĩ mô về quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, khả năng phân tích dự báo còn thấp và cũng chỉ mới đề cao kiểm soát, phát hiện ra sai sót của các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.

Cùng với sự tăng trưởng về mặt quy mô và phát triển công nghệ, các nghiệp vụ ngân hàng cũng ngày càng đa dạng, phức tạp với hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới đòi hỏi hệ thống kiểm soát nôi bộ ngày càng được hoàn thiện.

Thứ ba là NHNo Việt nam đã chuyển đổi sang sử dụng thống nhất hệ thống IPCAS với dữ liệu tập trung, nền tảng hiện đại và đặc biệt là tính an toàn và khả năng tích hợp với các hệ thống khác, nó cho phép bộ phận kiểm soát nội bộ có thể kiểm soát từ xa một cách thường xuyên, liên tục và tức thời đối với mọi hoạt động của ngân hàng nhưng hiện tại phần mềm này chỉ được sử dụng chủ yếu ở Phòng kế toán còn Kiểm toán nội bộ chi nhánh cũng chưa biết khai hết lợi thế của hệ thống này cho công tác kiểm tra của phòng.

Thứ tư là Chi nhánh chưa thực sự nhìn nhận việc kiểm soát, giám sát gắn liền với hoạt động hàng ngày, với mọi quy trình nghiệp vụ tại các bộ phận trong nội bộ đợn vị, chưa nhận thức tầm quan trong của kiểm soát trước, trong mỗi nghiệp vụ phát sinh do đó dẫn đến những sai sót trong nghiệp vụ hàng ngày.

Thứ năm là Quychế về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam đang được sửa đổi để phù hợp hơn với quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua việc khảo sát thực tế tại Chi nhánh NHNO&PTNT Hà tĩnh và trên những cơ sở lý luận mà luận văn đã trình bày ở chương trước, chương này luận văn đề cập đến một số nội dung cơ bản sau:

- Phân tích đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh và nó ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh như thế nào?

- Nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ .

- Từ việc nghiên cứu thực trạng, luận văn đã đưa ra những đánh giá về ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi nhánh NHNO&PTNT Hà Tĩnh .

Như vậy ta thấy rằng kết quả nghiên cứu của chương này có vai trò rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu các vấn đề tiếp theo của đề tài, đặc biệt là những đánh giá thực trạng của chương này là cơ sở quan trọng để đề ra các nội dung hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà tĩnh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh hà tĩnh (Trang 88 - 90)