Sơ lược về Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh hà tĩnh (Trang 50 - 52)

NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TĨNH

3.1.2.1. Sơ lược về Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh

Ngày 24/08/1991 Thống đốc NHNN Việt nam ra Quyết định số 115/NH-QĐ giải thể Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ Tĩnh, đồng thời thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ An và Ngân hàng Nông nghiệp Hà tĩnh.

Sau ngày thành lập, Ngân hàng Nông nghiệp Hà tĩnh có 747 người, với 8 NHNo hoạt động tại 8 huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Thạch Hà, trình độ chuyên môn còn bất cập; đại học cao đẳng chiếm 11%, trung học chiếm 64%, sơ cấp 23%, chưa qua đào tạo 2%, chưa qua đào tạo 2%, ngoại ngữ và tin học hầu như không có, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn chỉ đạt 37,8 tỷ trong khi dư nợ hữu hiệu 43,3 tỷ đồng, nguồn vốn không đủ phải vay cấp trên 16,8 tỷ đồng. Hoạt động trên địa bàn Hà tĩnh là một tỉnh nghèo, kinh tế xã hội chậm phát triển, cơ sở vật chất nhỏ bé và lạc hậu, sản xuất nông nghiệp manh mún, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn. Phần lớn các doang nghiệp đang trong tình trạng sản xuất, kinh doanh thua lỗ, thương mại dịch vụ chậm phát triển, sản xuất Nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, mức sống của đại bộ phận nhân dân còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm gần 50%; thực trạng đó đặt ra cho NHNo Hà tĩnh nhiệm vụ hàng đầu là “Nhanh chóng ổn định công tác tổ chức, chuyển đổi cơ chế hoạt động kinh doanh, huy động vốn và cho vay mở rộng hoạt động tiền tệ tín dụng Ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển’’.

Với điều kiện ban đầu hết sức khó khăn như vậy nhưng với bằng những giải pháp mang tính đột phá về: đổi mới về công tác tổ chức cán bộ, phương pháp điều hành kế hoạch chủ động nguồn vốn kinh doanh, đổi mới cơ cấu và mở rộng đầu tư

tín dụng, hoạt động kế toán, tiền tệ, kho quỹ và coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra hướng hoạt động kinh doanh vào trật tự, kỷ cương, đúng pháp luật, triển khai nhanh và đồng bộ nhiều loại hình dịch vụ đã làm cho hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà tĩnh đa dạng và phong phú hơn, cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể CBVC NHNo Hà tĩnh có sự thay đổi về chất đặc biệt là từ năm 2003 đến nay, tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện về năng lực tài chính, công nghệ, tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành, từng bước thực hiện chiến lược thị trường với mục tiêu trở thành Ngân hàng kinh doanh đa năng.

Việc khai trương hoạt động của Chi nhánh không chỉ góp phần phát triển kinh tế tỉnh Hà tĩnh, thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, từng bước xây dựng nông thôn mới trên bước đường Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, khẳng định vai trò, vị thế của chi nhánh trong công cuộc phát triển kinh tế địa phương, hoạt động kinh doanh ngày càng đi vào trật tự, kỷ cương, đúng pháp luật, ổn định và phát triển bền vững, đời sống vật chất tinh thần cán bộ không ngừng được cải thiện, uy tín của ngành ngày càng được khẳng định và nâng cao mà còn khai thác khả năng nguồn vốn nội lực phục vụ nhu cầu vốn cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Đến 30/12/2010 toàn chi nhánh có 530 cán bộ với 338 nữ, 192 năm, tuổi đời bình quân 40, trình độ trên đại học 1%, đại học 60%, trung cấp 28%, sơ cấp 11%

Trong những năm qua Chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu mở rộng mạng lưới hoạt động, đến nay Chi nhánh có 16 Ngân hàng No huyện, thị, thành phố. Với quy mô, mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng, ngày càng có nhiều NH TMCP được mở trên địa bàn đã tạo ra môi trường cạnh tranh sôi động trên thị trường tiền tệ đòi hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ phải vận hành và hoạt động có hiệu quả.

Kể từ khi thành lập đến nay, chi nhánh đã nhiều lần bổ sung, rà soát lại hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của chi nhánh trong từng giai đoạn. Tuy nhiên trong môi trường cạnh trạnh gay gắt và luôn phải đối mặt với rủi ro như hiện nay, vấn đề quản lý ngày càng đòi hỏi cao hơn, nhiều vấn đề vượt qua tầm kiểm soát của Chi nhánh, các quy chế kiểm soát đã không theo kịp sự phát triển làm bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển của Chi nhánh. Do vậy, việc nghiên

cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi nhánh là yêu cầu khách quan để Chi nhánh hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh hà tĩnh (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w