Sơ lược về Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh hà tĩnh (Trang 47 - 50)

NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TĨNH

3.1.1.Sơ lược về Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

3.1. Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp. và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp.

3.1.1. Sơ lược về Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Nam

Đi theo đường lối đổi mới do Đại hội Đảng VI khởi xướng năm 1986 và xác định đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt, ngày 26/03/1988, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt nam - tiền thân của Agribank ngày nay.

Ngày 26/03/1988 đã đi vào lịch sử Tài chính; Ngân hàng Việt nam như một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của một Ngân hàng chuyên doanh đi đầu trong đầu tư vào một lĩnh vực được coi là rủi ro, bấp bênh nhất nhưng cũng đầy tiềm năng nhất đó là nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để đến hôm nay, chúng ta tự hào nói rằng: Agribank ra đời vì nông nghiệp và trưởng thành từ gắn bó với nông nghiệp.

Lịch sử Agribank là lịch sử có nhiều thăng trầm và dấu ấn đáng ghi nhớ, với những tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt nam (1988 - 1990); Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam (1990 - 1996); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam (1996 - nay). Khi thành lập, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt nam đối mặt với muôn vàn khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt nam lúc bấy giờ là: kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực nông –lâm- ngư- nghiệp với địa bàn hoạt động chủ yếu là ở các vùng nông thôn, miền núi ở tất cả 53

tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trong tổng số trên 36.000 cán bộ lúc đó chỉ có 10% trình độ đại học, cao đẳng còn lại là trung cấp, sơ cấp hoặc chưa được đào tạo. Tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ chiếm 42% còn lại 58% phải vay từ Ngân hàng nhà nước. Tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng, trong đó 93% là ngắn hạn; tỷ lệ nợ xấu trên 10%. Khách hàng hoàn toàn là các doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn là làm ăn thua lỗ, lao động thiếu việc làm, nguy cơ phá sản luôn rình rập.

Đối mặt với thách thức, ngay từ ngày đầu Ngân hàng phát triển nông nghiệp triển khai một số giải pháp mạnh nhằm chuyển hướng thành một ngân hàng thương mại tự chủ. Đó là: tập trung đầu tư cho kinh doanh lương thực; mạnh dạn thí điểm cho vay trực tiếp đến hộ nông dân; ... Với những cố gắng này, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp đã từng bước xác lập được vị thế trong hệ thống ngân hàng.

Năm 1990, Pháp lệnh ngân hàng ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng phân thành hai cấp: Ngân hàng nhà nước với chức năng ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại kinh doanh theo cơ chế thị trường. Chuyển sang hoạt động theo cơ chế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam thực sự đối mặt với nguy cơ phá sản. Đứng trước lựa chọn, tồn tại hay phá sản, toàn hệ thống Ngân hàng nông nghiệp đã đoàn kết một lòng, kiên quyết thực thi các biện pháp quyết liệt đó là: tinh giảm gần 10.000 cán bộ chỉ trong vòng 1 năm, mạnh dạn triển khai cơ chế khoán tài chính đến chi nhánh và người lao động; thể chế hoá hoạt động cho vay hộ nông dân được thí điểm thành công trước đó, tăng cường liên kết với các tổ chức đoàn thể đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ trong việc chuyển tải vốn đến các hộ nông dân; mở rộng kinh doanh đa năng và kinh doanh đối ngoại; phát triển quan hệ quốc tế. Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam cũng chính là người sáng lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo và Ngân hàng phục vụ người nghèo - tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội sau này. Với các quyết sách đột phá này, từ năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam đã bắt đầu hoạt động có lãi và thực sự chuyển mình thành một ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng, có uy tín trong nước.

Bước sang giai đoạn lịch sử mới với việc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty, từ năm 1996 hoạt động của Agribank có sự thay đổi về chất, vừa kế thừa và phát huy truyền thống, vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện về năng lực tài chính, công nghệ, tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực, thông lệ hiện đại.

Bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới, Agribank thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2010, Agribank với gần 40.000 Cán bộ, viên chức tại hơn 2.300 Chi nhánh và Phòng giao dịch trong toàn hệ thống. Tổng tài sản của Agribank trên 524.000 tỷ đồng, tăng 54.000 tỷ đồng so với năm 2009; tổng nguồn vốn đạt 474.941 tăng 40.610 tỷ đồng so với đầu năm. Huy động từ khách hàng đạt 427.372 tỷ đồng tăng 60.377 tỷ đồng so với đầu năm. Agribank chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định từ dân cư, các tổ chức kinh tế, thực hiện đa dạng các sản phẩm, hình thức huy động vốn…tiếp tục đảm bảo cơ cấu nguồn vốn có tính ổn định cao. Tổng dư nợ nền kinh tế đạt 414.755 tỷ đồng tăng 60.643 tỷ đồng so với đầu năm. Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn và nền kinh tế đất nước, triển khai có hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ Nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục được các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á, Cơ quan phát triển Pháp, Ngân hàng Đầu tư Châu âu… tín nhiệm ủy thác triển khai nhiều dự án nước ngoài, duy trì quan hệ đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời chính thức khai trương Chi nhánh tại Campuchia, đánh dấu việc mở rộng mạng lưới ra nước ngoài.

Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn ngân hàng tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn mãi là người bạn đồng hành thuỷ chung và tin cậy của trên 10 triệu hộ gia đình; tiến tới cổ phần hoá Agribank theo định hướng và lộ trình thích hợp; đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng; giải quyết triệt để

vấn đề nợ xấu; đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển hệ thống công nghệ thông tin; đa dạng hoá sản phẩm; nâng cao chất lượng dịch vụ; chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao; đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu - văn hóa Agribank.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh hà tĩnh (Trang 47 - 50)