Xích và cáp cân bằng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp thiết kế thang máy (Trang 51 - 53)

Nối với cabin

3.5.1.2.Xích và cáp cân bằng

Khi thang máy cĩ chiều cao nâng trên 45m hoặc trọng lượng cáp nâng và cáp điện cĩ giá trị trên 0,1 Q thì người ta phải đặt thêm cáp hoặc xích cân bằng để bù trừ lại phần trọng lượng của cáp nâng và cáp điện chuyển từ nhánh treo cabin sang nhánh treo đối trọng và ngược lại khi thang máy hoạt động, đảm bảo mơmen tải tương đối ổn định trên puly ma sát.

Xích câng bằng thường được dùng cho thang máy cĩ tốc độ dưới 1,4 m/s. Đối với tháng máy cĩ tốc độ cao, người ta phải dùng cáp cân bằng và cĩ thiết bị kéo căng cáp cân bằng để cáp khơng bị xoắn. tại thiết bị kéo căng cáp cân bằng phải cĩ tiếp điểm điện an tồn để ngắt mạch điều khiển của thang máy khi cáp cân bằng bị đứt hoặc độ dãn quá lớn và khi cĩ sự cố với thiết bị kéo căng cáp cân bằng.

Cĩ ba cách mắc cáp hoặc xích cân bằng trong hệ thống cân bằng:

 Cabin – đối trọng (C – Đ) : cáp hoặc xích cân bằng mắc với cabin và đối trọng. Khi cabin đi lên, trọng lượng cáp nâng chuyển dần từ nhánh treo cabin sang nhánh treo đối trọng thì trọng lượng cáp hoặc xích cân bằng chuyển dần từ nhánh treo đối trọng sang nhánh treo cabin và ngược lại để đảm bảo lực căng của các nhánh cáp nâng treo cabin và đối trọng luơn cĩ giá trị ổn định;

và giếng thang. Khi cabin chuyển động thì trọng lượng cáp hoặc xích cân bằng chỉ bù trừ cho nhánh cáp nâng treo cabin;

 Đối trọng – giếng thang (Đ – GT) : cáp hoặc xích cân bằng mắc với đối trọng và giếng thang.

Khi cabin và đối trọng được treo bằng palăng cáp thì sơ đồ các hệ thống cân bằng, chỉ thay đổi cách mắc cáp nâng cịn các cáp hoặc xích phía dưới của hệ thống câng bằng khơng đổi.

Nhiệm vụ của bài tốn cân bằng là : với mỗi sơ đồ của hệ thống cân bằng, sau khi đã tính trọng lượng cabin, đối trọng, cáp nâng và cáp điện của cabin, ta phải tính trọng lượng cần thiết của mỗi mét cáp hoặc xích cân bằng để đảm bảo mơmen tải ổn định trên puly ma sát khi thang máy làm việc.

3.5.1.3 Cáp nâng

Cáp nâng được bện từ những sợi thép cacbon tốt cĩ giới hạn bền kéo 1400 – 1800 N/mm2.

Các sợi thép được chế tạo từ cơng nghệ kéo nguội cĩ đường kính d = 0,5 ÷ 3 mm.

Trong thang máy chỉ dùng loại cáp bện kép gồm các dánh bện từ các sợi thép và các dánh được bện quanh lõi. Lõi cáp dùng trong thang máy thường là lõi đay cĩ ưu điểm là cáp mềm, khả năng tự bơi trơn tốt.

Cách bện cáp cĩ ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của cáp. Các loại cáp được dùng làm cáp nâng trong thang máy cĩ các loại bện sau :

- Cáp bện xuơi chủ yếu dùng vào nâng vật cĩ dẫn hướng nhu cabin, đối trọng.

- Cáp bện chéo - Cáp bện hỗn hợp

Số sợi cáp treo phụ thuộc vào yêu cầu của tứng quốc gia riêng

Ví dụ : Tại Mỹ số cáp tối thiểu của thang máy kéo là 3, của thang máy truyến động tích cực là 2, trong khi tại Anh con số này là 2 bất kể loại truyền động.

Các phương pháp cố định đầu cáp : Yêu cầu đối với chi tiết cố định đầu cáp là chắc chắn để dễ tháo lắp thay thế, kết cấu đơn giản, dễ chế tạo.

Cĩ các phương pháp cố định đầu cáp như sau :

Đối với thang máy chở hàng dùng phương pháp tết cáp và dùng pulơng chữ U.

Thang máy chở người áp dụng phương pháp cố định đầu cáp bằng ống cơn và bằng khĩa chêm.

Các chi tiết cố định đầu cáp đã được chuẩn hĩa.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp thiết kế thang máy (Trang 51 - 53)