Chiến lược marketing

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động ngân hàng hiện đại tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 80 - 83)

3.2.3.1. Hoàn thiện chính sách giá cả

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt trong điều kiện của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại mang tính xã hội hoá cao và chứa đựng hàm lượng công nghệ lớn. Chính sách sản phẩm bắt đầu từ khâu phân đoạn thị trường, xác định phân khúc thị trường phù hợp. Tiếp theo đó là xác định xem các sản phẩm hiện tại

đã thoả mãn yêu cầu của khách hàng hay chưa, nếu có thì ở mức độ nào và nhu cầu của khách hàng hiện tại hướng đến những sản phẩm nào. Trên cơ sở đó sẽ quyết định sản phẩm cung cấp và mức giá sản phẩm. Chiến lược giá cả vô cùng quan trọng bởi nó phải thoả mãn được nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng và mang đến lợi ích tối đa cho ngân hàng. Bộ phận nghiên cứu thị trường của Vietcombank cần chú trọng việc nghiên cứu để đưa ra các chính sách giá cả hợp lý nhất. Một điểm lưu ý nữa, đó là chính sách giá cả của Vietcombank phải đảm bảo đem lại lợi ích cho ngân hàng nhưng vẫn đáp ứng khung giá quy định của NHNN. Chính sách giá cả nên được kết hợp với các yếu tố phi giá để gia tăng tính hiệu quả cho ngân hàng.

3.2.3.2. Quảng cáo và tiếp thị sản phẩm

Để tiếp cận gần hơn đến khách hàng, Vietcombank cần củng cố và nâng cao hình ảnh của mình qua tuyên truyền, quảng cáo, quan hệ công chúng. Các hình thức quảng bá, tiếp thị mà chi nhánh có thể áp dụng trong điều kiện hiện nay là:

- Thông qua đội ngũ nhân viên của Vietcombank: Đây là cách tiếp thị nhanh chóng và hiệu quả nhất vì hơn ai hết, nhân viên là người đại diện cho ngân hàng trước khách hàng. Họ cũng chính là bộ mặt của ngân hàng và quyết định chất lượng của sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Một nhân viên tốt sẽ tạo thiện cảm cho cả ngân hàng, nhiều nhân viên tốt sẽ thu hút được khách hàng và tất yếu sẽ tạo nên thành công. Bởi vậy, chi nhánh cần tập huấn cho nhân viên những kỹ năng Marketing cần thiết cho sản phẩm và cho chính ngân hàng.

- Thông qua website của Vietcombank, quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đến từng khách hàng một cách hiệu quả.

- Thông qua hệ thống mạng lưới kênh phân phối (trụ sở các phòng giao dịch, quầy, điểm giao dịch, các điểm đặt máy ATM, các POS): chỉnh trang

hình ảnh quảng cáo tại các điểm giao dịch và hệ thống ATM.

- Thông qua tờ rơi: Cần thiết kế mẫu mã đẹp, ấn tượng, thông tin đầy đủ, cập nhật, đặt tại các vị trí dễ nhìn (tại các quầy giao dịch, cửa ra vào). Có thể thuê phát tờ rơi tại những nơi công cộng như siêu thị, trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn.

- Thông qua các hoạt động xã hội: trao học bổng cho sinh viên, trao nhà tình nghĩa, ủng hộ người nghèo nhằm đưa hình ảnh của Vietcombank gần gũi hơn với quần chúng. Thông qua các phương tiện truyền thông để quảng cáo một cách trung thực nhất nhằm tăng uy tín của Vietcombank.

Bên cạnh đó, cần tăng cường tiếp thị với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là lực lượng khách hàng tiềm năng lớn. Để tiếp cận và thuyết phục các doanh nghiệp này sử dụng sản phẩm dịch vụ của Vietcombank cần có: (i) Tiếp thị trực tiếp đến từng doanh nghiệp vừa và nhỏ; (ii) Ưu đãi về phí dịch vụ và lãi suất vay trong thời gian đầu; (iii) Tổ chức hội nghị khách hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (iv) Triển khai cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh; (v) Tư vấn cho doanh nghiệp về tất cả các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp có thể áp dụng phù hợp với loại hinh và lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp; và (vi) Thiết kế sản phẩm riêng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2.3.3. Mở rộng mạng lưới kênh phân phối

Với phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại phải đi kèm với việc nâng cao năng lực xử lý của hệ thống, mở rộng mạng lưới giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ, nhất là bảo đảm an ninh, an toàn cho người sử dụng dịch vụ; không để quá tải hệ thống, đẫn đến chất lượng dịch vụ kém, làm giảm lòng tin của khách hàng.

Mở rộng mạng lưới giao dịch: Thành lập các phòng giao dịch tại tất cả các thành phố, quận, huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời

mở các điểm giao dịch tại trụ sở các công ty chứng khoán, các trường đại học, cao đẳng, các công ty du lịch, đại lý vé máy bay, tàu hoả, các khách sạn, trung tâm thương mại,… Thông qua việc mở các điểm giao dịch này, ngân hàng có thể thực hiện việc bán chéo sản phẩm dịch vụ của mình.

Mở rộng kênh phân phối điện tử: (i) Mạng lưới ATM: đặt thêm máy ATM tại trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, khu dân cư sầm uất, các khu công nghiệp, khu chế xuất (ii) Mạng lưới POS: phối hợp với các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ tăng cường bán chéo sản phẩm.

Mở rộng kênh phân phối mới qua hoạt động liên kết với các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm mới phát triển: (i) Bancassurance (ngân hàng- bảo hiểm): liên kết với nhiều công ty bảo hiểm hơn, và gia tăng các sản phẩm bảo hiểm cung cấp qua bancassurance, (ii) Đặt vé máy bay điện tử (ngân hàng- hàng không): phối hợp với các hãng hàng không để đơn giản hoá các bước thao tác đặt vé và thanh toán vé điển tử nhằm thu hút khách hàng đặt vé điện tử qua dịch vụ của Vietcombank; (iii) Bank@Post (ngân hàng - bưu điện): liên kết với các bưu cục tại những khu vực chưa có phòng giao dịch và chi nhánh của Vietcombank để cung cấp dịch vụ ngân hàng tại bưu cụ, (iv) Tăng cường phát triển các sản phẩm liên kết khác giữa ngân hàng với doanh nghiệp nhằm bán chéo sản phẩm như thẻ mua hàng, ví điện tử, thẻ thanh toán trực tuyến…

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động ngân hàng hiện đại tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w