Cũng như đồng bào các dân tộc khác, dân tộc Tày cũng có nhiều lễ hội, những lễ hội bắt nguồn từ văn hoá tín ngưỡng. Con người đến với lễ hội là để bày tỏ ước mơ và khát vọng của con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người trong niềm cộng cảm thiêng liêng. Lễ hội của người Tày thường gắn với những ngày thong thả việc đồng áng theo thời điểm "xuân thu nhị kỳ". Lễ hội của người Tày hoà theo nhịp sống của mùa màng, tuỳ theo các vùng miền khác nhau nhưng lễ thức và trò chơi đều có sự trùng lặp, nội dung được phản ánh đều là những lễ hội nông nghiệp. Các lễ hội phổ biến nhất trong văn hoá truyền thống của người Tày đó là: hội Lồng Tổng (hội xuống đồng) hội Nàng Hai (hội Nàng trăng), hội Hắng Toán (chợ hội, chợ hát, chợ lượn), hội Pháo hoa (hội thi Pháo hoa)… trong các lễ hội kể trên thì lễ hội lồng tổng các công cụ lao động trong đời sống thường nhật được sử dụng và bộc lộ về văn hóa một cách rõ ràng và cụ thể nhất như: thây (cày), phưa (bừa), bai (cuốc), con doong (gầu dai), …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Và cũng chính trong lễ hội này thì trang phục cổ truyền độc đáo của đồng bào Tày được thể hiện một cách rõ nét nhất . Trang phục là một hiện tượng lịch sử , nó phản ánh điều kiện sản xuất, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc và những tác động của môi trường sống, sự trao đổi, tiếp thu các yếu tố trong khu vực , lịch sử, văn hóa. Đồng bào dân tộc Tày thường sống ở nơi núi cao hiểm trở; rừng rậm nên trang phục cũng mang những đặc trưng riê ng. Người Tày, phụ nữ đeo đồ trang sức ở tay, cổ, đeo vẻn xu (khuyên đeo tai) mặc váy dài, áo ngắn, hoặc dài đến đầu gối, thắt lưng ngoài á o, đầu chít khăn, tất cả đều được dệt bởi chính những Bàn tay của người phụ nữ Tày bình dị ấy, với nam giới thì mặc áo ngắn, quần cộc vẫn, đầu vẫn quấn khăn, lưng đeo phẻn dao (bao dao) hoặc kiếm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn