Từ lâu, tiếng Việt đã được các dân tộc thiểu số trong nước, trong đó có người Tày sử dụng như một ngôn ngữ chung, là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc. Trên thực tế, đến nay, tiếng Việt đã đi vào mọi mặt đời sống của dân tộc Tày. Ở đa số các vùng, năng lực song ngữ Tày - Việt của người Tày khá tốt, đặc biệt lớp trẻ có trình độ tiếng Việt khá thành thạo. Kết quả khảo sát của Ban dân tộc tỉnh Lạng Sơn năm 2007 cho biết: ở huyện Lục Bình tỉnh Lạng Sơn, số người Tày sử dụng thành thạo tiếng Việt chiếm 87% (trong đó có 19% sử dụng tiếng Việt thành thạo hơn tiếng mẹ đẻ). Đó là một thông tin đáng mừng đồng thời cũng rất đáng lo ngại. Rõ ràng ở đây có một lời cảnh báo rằng, hiện nay, nhiều thanh thiếu niên Tày không biết sử dụng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, tiếng Tày đang trong tình trạng cần được bảo tổn trước khi có những biện pháp thúc đẩy nó phát triển. Đó cũng là tình trạng chung ở nhiều vùng người Tày hiện nay.
TIỂU KẾT
Trong chương 1, luận văn đã trình bày sơ lược một số khái niệm ngôn ngữ học khái niệm từ và hình vị, khái niệm nghĩa, khái niệm cấu tạo từ, khái niệm phương thức định danh. Đây là những khái niệm lý thuyết cần thiết để dựa vào đó người viết triển khai nghiên cứu những vấn đề tiếp theo cho mục đích của luận văn. Trong các khái niệm đã trình bày, đáng chú ý là khái niệm định nghĩa miêu tả. Đây là một khái niệm làm việc do chúng tôi đề xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nội dung của khái niệm này nhằm trình bày tất cả những hiểu biết, những tư liệu có thể có liên quan đến từ/công cụ như nguồn gốc, lịch sử, địa lý, văn hóa... và đương nhiên cả chức năng nữa, theo hướng bách khoa. Đề xuất khái niệm định nghĩa miêu tả, chúng tôi hướng đến hai mục đích: thứ nhất, định nghĩa miêu tả sẽ cung cấp cho người viết một sự hiểu biết tương đối đầy đủ về những công cụ lao động của người Tày. Và, tự thân định nghĩa miêu tả có thể cũng đã phản ánh phần nào những vấn đề mà mục đích của luận văn hướng đến như những đặc trưng về ngôn ngữ hoặc những đặc trưng về văn hóa biểu hiện qua công cụ lao động. Thứ hai, định nghĩa miêu tả sẽ là những tư liệu trực tiếp cho việc biên soạn bách khoa thư về tên gọi công cụ lao động.
Cũng trong chương 1, sự tìm hiểu sơ lược về dân tộc Tày và tiếng Tày với những đặc điểm về chữ viết, về tình trạng song ngữ Tày - Việt đã trang bị cho người Viết những kiến thức về con người và ngôn ngữ Tày nói chung, từ chỉ công cụ lao động nói riêng trước khi tác giả bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ chính của luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 2