Khái niệm văn hoá xuất hiện rất sớm ở phương Đông cũng như ở phương Tây. Trong thời kỳ cổ đại Trung Quốc, văn hoá được hiểu là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng "văn hóa" và "giáo hoá", dùng cái hay, cái đẹp để cảm hoá con người.
Ở phương Tây, văn hoá bắt nguồn từ tiếng Latinh:
cultus, có nghĩa là trồng trọt, tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người. Về sau khái niệm văn hoá phát triển ngày càng phong phú. Tuỳ cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau mà người nghiên cứu hình thành các khái niệm khác nhau về văn hoá. Hiện nay, các định nghĩa về văn hoá đã vượt quá con số 500 định nghĩa [55, tr. 29].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo Từ điển Tiếng Việt, văn hoá là:
1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Kho tàng văn hóa dân tộc. Văn hóa phương Đông. Nền văn hóa cổ.
2. Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát). Phát triển văn hoá. Công tác văn hoá. 3. Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát). Học văn hoá, trình độ văn hoá. 4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.
Sống có văn hoá, ăn nói có văn hoá. 5. (chm.). Nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở của một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Văn hoá rìu hai vai. Văn hoá gốm màu. Văn hoá Đông Sơn [58, tr. 1100].
Chúng tôi sử dụng khái niệm văn hoá theo nghĩa 1. Theo cách hiểu này, hiện tượng được gọi là văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm vật chất (văn hoá vật chất) và những sản phẩm tinh thần (văn hoá tinh thần) do con người tạo ra trong quá khứ, hiện tại và mang tính giá trị. Văn hoá vật chất có thể được hiểu là toàn bộ cơ sở vật chất được sử dụng trong cuộc sống, được xem như là một nhu cầu của cuộc sống do chính con người tạo ra. Văn hoá tinh thần là sản xuất, phân phối và tiêu dùng các giá trị tinh thần. Tính giá trị của văn hoá được hiểu là những sản phẩm do con người sáng tạo ra phải là cái có ích cho con người, còn những sản phẩm cũng do con người sáng tạo ra nhưng không mang tính giá trị thì không phải là văn hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với việc xác định nội dung khái niệm văn hoá như trên, chúng tôi sử dụng để nghiên cứu một nét văn hoá của người Tày thông qua lớp từ ngữ chỉ công cụ lao động.