TRONG TIẾNG TÀY

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ lao động trong tiếng tày (Trang 39 - 40)

DẪN NHẬP

Tiếng Tày, cũng như tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính nên âm tiết là đơn vị hiện diện trong nhận thức của người Tày và người Việt. Một đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ này là từ không biến đổi hình thái, từ chỉ tồn tại ở dạng thức duy nhất. Đặc điểm này khác hẳn với đặc điểm biến đổi hình thái của ngôn ngữ Ấn Âu.

Các nhà ngôn ngữ học đại cương đều thừa nhận rằng trong những ngôn ngữ nếu âm tiết là đơn vị hiện diện trong nhận thức của người sử dụng ngôn ngữ đó thì việc xác định ranh giới từ ngữ trở nên hết sức khó khăn. Một trong những biểu hiện của việc xác định ranh giới chính là ở chỗ ranh giới giữa từ ghép và ngữ rất khó xác định. Vì vậy, trong quá trình xác định các đơn vị từ vựng trong tiếng Tày sẽ có trường hợp không rõ ràng, chồng chéo nhau về ranh giới giữa từ ghép và ngữ. Để nhất quán trong việc phân loại từ ngữ xét về mặt cấu tạo và tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ công cụ lao động trong tiếng Tày, chúng tôi lấy ngữ nghĩa làm tiêu chí xác định. Đây là cơ sở mà Đỗ Hữu Châu đã vận dụng để phân loại từ và tìm hiểu đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt trong [5], [7].

Việc nắm được đặc điểm cấu tạo từ ngữ tiếng Tày có vai trò rất quan trọng. Nó không những giúp ta hiểu đặc điểm cấu tạo về cú pháp, mà còn giúp ta hiểu được đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ công cụ lao động trong tiếng Tày, để từ đó có cơ sở hiểu được đặc điểm văn hoá của người Tày thông qua ngôn ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO LỚP TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG TRONG TIẾNG TÀY

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ công cụ lao động trong tiếng tày (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)