Dựa trên cơ sở lý thuyết về định danh được trình bày trong chương 1, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về các phương thức định danh của lớp từ ngữ chỉ công cụ lao động trong tiếng Tày.
Phương thức định danh là cách gọi tên sự vật, hiện tượng, quá trình, hoạt động… Tìm hiểu phương thức định danh, tức là tìm hiểu những quy luật mang tính phổ biến trong việc cấu tạo các đơn vị ngữ nghĩa. Nghiên cứu về phương thức định danh các từ ngữ chỉ công cụ lao động nói chung trong tiếng Tày để tìm ra mối quan hệ giữa hiện thực khách quan - tư duy - ngôn ngữ mang tính quy luật của các từ ngữ chỉ công cụ lao động của đồng bào dân tộc Tày. Cũng giống như thao tác đã làm với các đơn vị từ ghép và các đơn vị ngữ của từ ngữ chỉ công cụ lao động, căn cứ vào nghĩa chung củ a các thành tố phụ P, chúng tôi tìm hiểu lý do hình thành từ ghép; quy tắc định danh; sự khác nhau của các sự vật hiện tượng… trong cùng một loại, hoặc tìm một nét giống nhau nào đó của các sự vật hiện tượng… khác loại của các từ ngữ chỉ công cụ lao động. Cụ thể ở đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là chúng tôi tìm hiểu thành phần phụ P theo từng nhóm: từ ngữ chỉ công cụ lao động, từ ngữ chỉ đời sống sinh hoạt, từ ngũ chỉ công cụ đánh bắt chiến đấu, từ ngữ chỉ những công cụ đồ đựng và những danh từ khác chỉ công cụ lao động… Qua việc phân tích và phân loại, có thể thấy từ ngữ chỉ công cụ lao động có những phương thức định danh sau: