Qua những phân tắch về tình hình xuất khẩu của Công ty Lafooco trong 3 năm, ta thấy hoạt động xuất khẩu trong các năm qua xảy ra nhiều biến động, một phần do ảnh hưởng khách quan, một phần cũng do chủ quan bên trong. Sau đây ta phân tắch về tình hình nội lực Ờ nhân tố bên trong doanh nghiệp, xem các nhân tố này tác động như thế nào đến hoạt động xuất khẩu nhân điều của Công ty trong các năm qua
a) Nhân tố về nguyên liệu
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì chuẩn bị nguyên liệu luôn là nhân tố vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến
toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Là Công ty chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản (hạt điều) thì việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cũng là đảm bảo cho hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu của Công ty.
Do đó việc chế biến và xuất khẩu của Công ty diễn ra liên tục và phát triển hay không còn phụ thuộc phần lớn vào năng lực thu mua, bảo quản nguyên liệu đầu vào (điều thô). Song việc thu mua có thuận lợi theo kế hoạch kinh doanh hay không lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Nguồn nguyên liệu cung cấp: Việc thu mua nguyên liệu chủ yếu từ các nguồn:
Trong tỉnh Long An: Hiện tại Long An có diện tắch trồng điều ở 14 huyện và thị xã nhưng chỉ có hơn 300 ha, hằng năm cho khai thác khoảng 400 Ờ 500 tấn điều thô. Do đó việc thu mua của các Công ty chế biến hạt điều trong tỉnh nói chung và Công ty Lafooco nói riêng bị hạn chế do không đủ để cung cấp cho tất cả.
Vùng khác trong nước: Chủ yếu tại Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa Ờ Vũng Tàu,Ầ. Đây là những vùng có diện tắch trồng điều và sản lượng lớn, là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào.
Nhập khẩu từ nước ngoài: Từ các quốc gia Châu Phi, Indonexia, Campuchia,Ầ nhằm đáp ứng kịp thời khi nguồn nguyên liệu trong nước bị thiếu do ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ. Các quốc gia này có vụ mùa chênh lệch với vụ mùa ở Việt Nam.
Tắnh mùa vụ: Cây điều cho quả chỉ một mùa trong năm, còn việc tập trung thu mua điều thô từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm, sau đó được dự trữ cho cả kỳ sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm này nên Công ty Lafooco phải tập trung vốn lớn để thu mua. Vì vậy bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu Công ty còn phải vay thêm ngân hàng để cho việc thu mua được tiến hành thuận theo tiến độ kế hoạch.
Phương thức thu mua: Công ty có 3 hình thức thu mua: thứ nhất: thu mua từ các nhà cung cấp; thứ hai: mua trực tiếp tại vùng nguyên liệu giúp Công ty giảm được một phần chi phắ mà còn trực tiếp kiểm tra được chất lượng nguyên liệu đầu vào; thứ ba: nhập khẩu từ nước ngoài, giúp bổ sung nguồn nguyên liệu trong nước
phục vụ cho hoạt động sản xuất được liên tục. Mỗi phương thức thu mua thì có giá khác nhau (do có thêm chi phắ vận chuyển, bảo quản, thuế nhập khẩu, lưu kho, hao hụt,Ầ)
Việc thu mua nguyên liệu đầu vào là hạt điều thô (đã phơi khô hay còn tươi) hay là thành phẩm tại các chốt, đơn vị gia công. Cho dù dưới hình thức nào khô hay thành phẩm thì việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu vào Công ty luôn tuân theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ISSO 9001:2000; HACCP; GMP.
Bảng 2.12: Tình hình thu mua nguyên liệu đầu vào
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch 2006/2005 (%) Chênh lệch 2007/2006 (%) Chỉ tiêu Sản lượng (Kg) Gắa trị (đồng) Sản lượng (Kg) Gắa trị (đồng) Sản lượng (Kg) Gắa trị (đồng) Sản lượng Gắa trị Sản lượng Gắa trị 1. Hạt điều nguyên liệu nhập kho 20.835.133 3.315.004.444.633 19.097.874 210.213.440.460 22.921.243 258.135.581.012 -8,34 -93,66 20,02 22,80
- Mua trong nước 15.933.211 266.713.864.064 12.746.476,00 144.379.511.342 14.719.413 174.723.770.452 -20,00 -45,87 15,48 21,02 - Nhập khẩu 4.901.922 64.786.580.569 6.351.398 65.533.929.118 8.201.830 83.411.810.560 29,57 1,15 29,13 27,28
2. Hạt điều nhân 3.653.092 269.575.510.025 3.451.095 221.311.706.961 1.949.295,30 134.420.155.263 -5,53 -17,90 -43,52 -39,26
- Nhân điều thành phẩm xuất khẩu 3.643.236,74 269.205.454.525 3.425.407 220.038.250.701 1.949.295,30 134.420.155.263 -5,98 -18,26 -43,09 -38,91 - Nhân điều đã bóc vỏ lụa chưa phân loại 9.855 370.055.500 25.689 1.273.456.260 160,65 244,13 -100.00 -100.00
Tổng 3.584.579.954.658 431.525.147.421 392.555.736.275 -87,96 -9,03
Nhận xét
Qua bảng 2.24 trên, nhận thấy tổng sản lượng nguyên liệu nhập kho năm 2006 giảm 8,34% về sản lượng tương đương giảm 93,66% về giá trị so với năm 2005. Sang năm 2007 tình hình thu mua nguyên liệu lại khả quan hơn, cụ thể đã tăng 20,02% về sản lượng tương đương tăng 22,80% về giá trị so với năm 2006.
Nguyên liệu điều thô nhập kho của công ty thì có nguồn mua từ trong nước và nguồn nhập khẩu. Trong đó, năm 2006 tình hình mua trong nước gặp khó khăn đã giảm 20% về sản lượng thu mua so với năm 2005 nên công ty tăng nhập khẩu lên 29,57% về sản lượng so với năm 2005. Đến năm 2007 so với năm 2006 tình hình mua trong nước tăng 15,48% về sản lượng tương ứng tăng 1,15% giá trị nhưng công ty vẫn nhập khẩu tăng đến 29,13% về sản lượng và giá trị nhập khẩu tăng đến 27,28%. Thực tế để đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất và hoạt động kinh doanh công ty luôn phải bổ sung bằng nguyên liệu nhập từ các nước Châu Phi, Indonesia, Campuchia,Ầ
Bên cạnh đó chúng ta còn thấy hằng năm công ty còn mua thêm lượng hạt điều nhân (loại đã là thành phẩm và nhân điều chưa bóc vỏ lụa) từ các cơ sở, xắ nghiệp, chốt gia công. Điều này càng cho thấy tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất xảy ra đối với công ty. Nếu vẫn duy trì mua thêm lượng hàng thành phẩm này sẽ rất tốn kém chi phắ vì giá thu mua lúc này sẽ cao bên cạnh đó một số cơ sở, chốt gia công lại không đảm bảo về tiêu chuẩn VSATTP nhiều khi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cả nguồn hàng được sản xuất tại công ty.
Tổng giá trị mà công ty chi ra cho thu mua nguyên liệu đầu vào của năm 2006 là 431.525147.421 đồng, đã giảm đến 87,96% so với năm 2005. Sang năm 2007 chi cho nguồn này với 392.555.736.275 đồng, giảm 9,03% so với năm 2006.
Nhìn chung công ty đã có nhiều cố gắng trong thu mua nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng do ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên làm cho sản lượng điều Việt Nam không đạt chất lượng tốt, năng suất không đủ cung ứng. Bên cạnh đó tình trạng cạnh tranh nhau mua nguyên liệu của các công ty, xắ nghiệp khác trong nước nên công ty phải nhập khẩu thêm nguyên liệu. Ngoài ra
còn mua thêm cả nguyên liệu đã thành phẩm. Do đó thiếu nguyên liệu sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, công việc của công nhân mà còn trực tiếp đến tình hình xuất khẩu của công ty.
b) Nhân tố vốn Công ty
Một dự án hay một kế hoạch kinh doanh nào muốn được thực hiện thì điều trước tiên cần xem xét là yếu tố vốn. Vốn đảm bảo cho tiến trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường, thuận lợi. Việc phân tắch tình hình tài chắnh cũng là đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An có chức năng thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản chủ yếu là hạt điều nên việc phân tắch tài chắnh rất quan trọng, đặc biệt là tình hình công nợ. Xem xét nhân tố này tức là đánh giá khả năng tự chủ về tài chắnh của Công ty cũng như các khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng nhằm có kế hoạch hợp lý về vốn trong sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.13: Chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty
Chênh lệch (+/-)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
2006/2005 2007/2006 Tổng các khoản phải thu (VNĐ) 36.701.367.417 25.212.339.812 29.346.682.272 -11.489.027.605 4.134.342.460 Tổng nợ phải trả (VNĐ) 175.549.002.947 73.343.975.556 72.488.751.329 -102.205.027.391 -855.224.227 Tỷ lệ các khoản
phải thu phải trả 0,21 0,34 0,40 0,13 0,06 Nguồn vốn 232.280.610.042 143.200.852.197 162.719.354.432 -89.079.757.845 19.518.502.235 - Trong đó
VCSH (VNĐ) 56.731.607.095 69.856.876.641 90.230.603.103 13.125.269.546 20.373.726.462 Tỷ trọng VCSH
/Nguồn vốn (%) 24,42 48,78 55,45 24,36 6,67 (Nguồn: tài liệu báo cáo tình hình sản xuất Ờ kinh doanh hằng năm của Công ty)
Nhận xét:
Tỷ lệ các khoản phải thu phải trả: Tỷ lệ này thể hiện phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng
Tỷ lệ các khoản phải thu và phải trả của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2005 là 0,21; năm 2006 là 0,34 sang năm 2007 là 0,40. Chứng tỏ phần vốn của Công ty bị chiếm dụng ngày càng tăng. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguyên nhân:
Năm 2006 các khoản phải thu và phải trả của Công ty giảm hơn so với năm 2005. Cụ thể, các khoản phải thu giảm 11.489.027.605 đồng còn các khoản phải trả giảm đến 102.205.027.391 đồng. Công ty đã giảm bớt phần chiếm dụng của các chủ thể khác, đặc biệt đã giảm được các khoản chiếm dụng.
Tổng các khoản phải thu năm 2007 đã tăng và tăng đến 4.134.342.460 đồng so với năm 2006. Trong khi đó các khoản phải trả chỉ giảm 855.224.227 đồng. Tình trạng bị chiếm dụng vốn lại xảy ra với công ty.
Tỷ trọng VCSH/ Nguồn vốn: qua bảng phân tắch ta thấy tổng nguồn vốn năm 2006 và năm 2007 có giảm so với năm 2005 nhưng tỷ trọng VCSH/ nguồn vốn hằng năm lại tăng mạnh: năm 2006 là 48,78%; so với năm 2005 tăng gấp đôi, năm 2007 là 55,45% so với năm 2006 tăng 6,67%. Chủ yếu do nguồn vốn CSH tăng mạnh: năm 2006 đã tăng 13.125.269.546 đồng còn nguồn vốn lại giảm 89.079.757.845 đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 so với năm 2006 thì nguồn vốn tăng 19.518.502.235 đồng còn vốn CSH tăng đến 20.373.726.462 đồng.
Nhìn chung, công ty đã cố gắng trong việc tăng nguồn VCSH. Việc này thuận lợi trong hoạt động kinh doanh giúp hạn chế trong việc vay ngân hàng, giảm được chi phắ trong việc trả lãi vay khi mà hiện nay lãi suất ngân hàng rất cao. Song công ty cũng nên giảm các khoản bị chiếm dụng nhằm tăng thêm nguồn vốn kinh doanh cho công ty.
Tóm lại, trong tình hình kinh tế hiện nay khi mà tất cả các chi phắ đều tăng Công ty chú trọng giữ vững và tăng nguồn vốn chủ sở hữu để tăng khả năng tự chủ về vốn được cao hơn
c)Nhân tố lao động
Lao động là người thực hiện tiến trình sản xuất, tác động trực tiếp và làm ra sản phẩm, đây cũng là nhân tố đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đạt hiệu quả. Công ty luôn xem người lao động của Công ty là tài sản quý giá. Nên công ty luôn chăm lo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu. Người lao động được hưởng đầy đủ các chắnh sách theo luật lao động như tham gia đóng BHYT, BHXH. Hằng năm người lao động được Công ty tổ chức tham quan, nghĩ mát. Vào các dịp lễ, tết Công ty đều tổ chức các cuộc thi thể thao nhằm khuyến khắch cán bộ công nhân viên rèn luyện thêm sức khỏe.
Bên cạnh đó Công ty còn tổ chức và cử cán bộ công nhân viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Vì vậy, Công ty luôn có đội ngủ cán bộ chủ chốt, cán bộ kỹ thuật gắn bó nhiều năm luôn có tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt, nhiều kinh nghiệm trong quản lý sản xuất kinh doanh, lực lượng kinh doanh lành nghề.
Song, hiện nay Công ty đang đối mặc với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Trong các khâu sản xuất như các khâu cắt tách nhân khỏi vỏ, bóc vỏ lụa và phân loại do chủ yếu làm bằng thủ công nên cần rất nhiều công nhân. Trung bình mỗi công nhân ở khâu cắt chỉ được 40 Ờ 80 kg/ ngày.
Bảng 2.14: Bảng phân tắch kết cấu lao động
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu Số LĐ (người) Tỷ trọng (%) Số LĐ (người) Tỷ trọng (%) Số LĐ (người) Tỷ trọng (%) (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng số lao động 1.427 100,00 1.299 100,00 1.288 100,00 -128 -8.97 -11 -0.85 I. Theo giới tắnh - Nam 287 20.11 304 23.40 290 22.52 17 5.92 -14 -4.61 - Nữ 1140 79.89 995 76.60 998 77.48 -145 -12.72 3 0.30 II. Theo trình độ - Đại học 25 1.75 29 2.23 31 2.41 4 16.00 2 6.90 - CĐ,TC 76 5.33 79 6.08 81 6.29 3 3.95 2 2.53 - Lao động phổ thông 1326 92.92 1191 91.69 1176 91.30 -135 -10.18 -15 -1.26 III. Cơ cấu lao động - Lao động gián tiếp 108 7.57 109 8.39 105 8.15 1 0.93 -4 -3.67 - Lao động trực tiếp 1319 92.43 1190 91.61 1183 91.85 -129 -9.78 -7 -0.59
Nhận xét:
Nhìn chung tình hình lao động của công ty Lafooco giảm theo năm, rõ nhất là năm 2006 số lượng nhân công nghỉ việc tới 128 người so với năm 2005 tương đương giảm 8,97%. Sang năm 2007 số lao động tiếp tục giảm thêm là 0,85%.
Trong đó, tỷ lệ lao động Nam và Nữ của công ty cũng chênh lệch rõ rệt và giảm so với thời kỳ đầu. Trong cơ cấu lao động thì lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 70% lao động trong Công ty vì các khâu sản xuất cần sự cần mẫn, khéo léo như: tách nhân, bóc vỏ lụa, phân loại thắch hợp với nữ hơn, nam chủ yếu làm bên khâu chao, hấp dầu, vận hành máy móc, vận chuyển, khuân vác,Ầ
Theo trình độ, trong tổng số công nhân viên trong công ty thì số lao động phổ thông luôn chiếm tỷ lệ cao. Cán bộ có trình độ đại học trong năm 2006 tăng 4 người tương đương tăng 16% so với năm 2005, sang năm 2007 thì số cán bộ có trình độ đại học tăng thêm 2 người tương đương tăng 6,89% so với năm trước. Tình hình cán bộ công nhân viên có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp cũng vậy, tăng thêm hàng năm nhưng số lao động phổ thông lại giảm do tắnh mùa vụ. Sự phân công lao động theo trình độ cũng khá hợp lý: lao động đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp là các cán bộ làm việc khối hành chắnh, quản lý còn lao động phổ thông làm việc trong các khâu sản xuất như tách nhân, bóc vỏ lụa, phân loại,Ầ nhưng mỗi lao động đều được đào tạo theo chuyên môn thắch hợp nhằm nâng cao tay nghề và trình độ sản xuất.
Trong cơ cấu lao động, thì số lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90%, điều này hợp lý vì đây là đơn vị sản xuất những sản phẩm theo từng mùa vụ, theo sản lượng thu mua. Đối với lao động gián tiếp được phân bổ hợp lý từ văn phòng công ty đến văn phòng các chi nhánh tạo được cơ cấu quản lý vững chắc cân đối và đơn giản. Dựa theo bảng 02 có thể thấy lao động gián tiếp năm 2006 tăng 1 người tức tăng 0,93% so với năm 2005, nhưng sang 2007 thì lại giảm 1 người tương đương giảm 3,67%.
Nói chung, tình hình lao động trong ngành không chỉ riêng gì công ty Lafooco đang cạnh tranh gây gắt với các ngành công nghiệp khác nên số lượng lao
động giảm hàng năm, nhưng công ty cũng có nhiều chắnh sách đãi ngộ nhằm thu hút thêm và giữ chân được những lao động giỏi ở lại đồng thời có chắnh sách thu mua tốt để có việc cho cán bộ công nhân viên làm liên tục.
Bảng 2.15: Bảng thu nhập bình quân người lao động năm 2005-2007
Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Tổng lương (1000đ) 1.466.956 1.662.720 2.149.420 195.764 13,34 486.670 29,27