Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 101 - 122)

- Hàng tháng công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân vào TK 335, trường hợp trong tháng nhiều người nghỉ phép sẽ làm cho giá thành tăng lên.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty còn chưa cao, trình độ trên đại học không có, trình độ đại học còn khá thấp, chủ yếu là trình độ trung cấp.

- Công nhân ở các xí nghiệp còn quá kiêm nhiệm, chưa chuyên môn hóa. Điều này không thể phát huy hết năng suất lao động của công nhân

- Do một người đảm nhiệm nhiều việc trong một ngày dù bảng chấm công trong công ty đã được đưa vào để kiểm tra thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên. Nhưng tại các đơn vị thì tổ trưởng và tổ trưởng sản xuất ghi nhật ký hàng ngày hai bên thống nhất rồi bình bầu khớp công của từng người rồi vào bảng chấm công, như vậy khi đọc bảng chấm công của đơn vị không thể hiện cụ thể công của từng người. Do đặc điểm của công việc sản xuất nước mắm nhiều công đoạn nên để chấm công chính xác cho công nhân rất khó.

- Với tính chất là đơn vị sản xuất nước mắm, hàng năm công ty cần một lượng công nhân lớn vào những đợt thu mua cá. Như vậy công ty thường sử dụng một lượng công nhân hợp đồng khá lớn, tùy vào kế hoạch sản xuất hàng năm của công ty mà công ty xây dựng lượng cá cần thu mua nhưng công ty lại không xây dựng lượng chi phí nhân công cần bỏ ra. Bởi vậy, theo em hàng năm công ty nên xây dựng mức dự toán chi phí nhân công, trên cơ sở đó chúng ta sẽ tiết kiệm được mức chi phí, ổn định lao động…

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

* Kiến nghị 1: Hạch toán các khoản trích trước tiền lương công nhân trực tiếp sx

- Doanh nghiệp chưa trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất, khi trường hợp trong tháng nhiều người nghỉ phép sẽ làm cho giá thành tăng lên.. Bởi vậy, hằng tháng công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.cụ thể kế toán sử dụng tài khoản 335 - chi phí phải trả.

Với tỷ lệ trích trước là:

Ví dụ tỷ lệ trích trước cho năm 2008 là

Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất: = 12 ngày *[ (2,1*540.000)/26 ]* 30 = 15.701.538(đồng) Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX theo KH Tiền lương chính phải trả cho công

nhân sản xuất trong tháng = x Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích trước

Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch trong năm của công

nhân sản xuất

Tổng tiền lương chính theo kế hoạch trong năm của công nhân

sản xuất

Tổng tiền lương chính theo kế hoạch trong năm của công nhân sản xuất: 474.390.000(đồng)

 Tỷ lệ trích trước =( 15.701.538/ 474.390.000) * 100 = 3,3 (%)

 Mức trích trước tiền lương nghỉ phép trong tháng 01/2008 = 3,3% * 42.546.200

= 1.404.025 (đồng)

Khi trích trước chi phí vào tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán hạch toán:

Nợ TK622- 1.404.025

Có TK 335- 1.404.025

Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:

Nợ TK 335- 1.404.025

Có TK 334- 1.404.025

Cuối niên độ kế toán tính toán tổng số tiền lương nghỉ phép đã trích trước trong năm của công nhân sản xuất và tổng tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh.

* Kiến nghị 2: Điều chỉnh phương pháp hạch toán

Để theo dõi mức lương hàng tháng của công nhân hợp đồng và có cơ sở để lập mức dự toán chi phí nhân công. Theo em, thay vì hạch toán việc trả lương của công nhân hợp đồng trước đây của công ty là Nợ 622 / Có 111 thì nay chúng ta nên thông qua tài khỏan 3348 - Phải trả người lao động khác, để chúng ta có thể tổng hợp được số lượng tiền lương hàng tháng, hàng quý và hàng năm của công ty bằng cách:

Tiền lương phải trả công nhân hợp đồng Nợ 622

Có 3348 Chi tiền lương công nhân hợp đồng

Nợ 3348 Có 111

Khi công ty hạch toán thông qua tài khoản 334 thì công ty sẽ có kế hoạch theo dõi được tiền lương của công nhân. Vì đặc thù của công ty là sản xuất nước mắm, do nguyên nhiên liệu mua theo mùa vụ, nên hàng năm công ty cần một lượng công nhân hợp đồng là khá lớn, nếu công ty chỉ hạch toán trực tiếp là Nợ 622/Có 111 thì công ty sẽ không theo dõi và lập ra kế hoạch lương cho công nhân trực tiếp sản xuất một cách phù hợp gắn liền với tình hình thực tế của công ty được.

* Kiến nghị 3: Ứng dụng tin học vào công tác hạch toán kế toán

Hiện nay công ty vẫn sử dụng cách hạch toán thủ công trong công tác hạch toán kế toán: tất cả các nghiệp vụ kinh tế đều được kế toán phản ánh và ghi chép lại bằng tay và lưu trên sổ, thẻ kế toán. Trong thời đại hiện nay, khi mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc tổ chức trang bị và ứng dụng tin học vào công tác hạch toán kế toán là điều hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta tính toán, ghi chép, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác mà lại tiết kiệm thời gian. Vì vậy doanh nghiệp cần áp dụng chương trình kế toán máy vào hạch toán kế toán. Với chương tình này nó sẽ giúp nhân viên kế toán giảm bớt khối lượng tính toán mà độ chính xác của công tác tập hợp chi phí, doanh thu, xác định kết quả kinh doanh lại cao hơn rất nhiều. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều phần mềm kế toán như: ACC2000, MISA, MISA-AD, SEEGET,VnExpres, KTVN phiên bản 9.08…, Doanh nghiệp có thể tham khảo để lựa chọn phần mềm phù hợp với doanh nghiệp mình và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán; khi sử dụng phần mềm kế toán không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán

+ Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có.

+ Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán.

+ Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu.

* Kiến nghị 4: Kiến nghị về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho Công ty.

Hàng năm nhà nước thường xuyên ban hành các văn bản, pháp quy mới, các chính sách , chế độ…cho các DN, người lao động. Điều đó đòi hỏi các cán bộ công nhân viên trong công ty phải thường xuyên cập nhập các chính sách và ứng dụng vào doanh nghiệp. Do vậy, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức cho bản thân được đa số người lao động rất quan tâm. Nhiều người có thể bỏ nơi có mức lương thu hút để chọn nơi có mức lương trung bình nhưng có cơ hội được học tập và đào tạo – một trong những điều kiện để họ phát huy năng lực của bản thân và thăng tiến trong công việc. Vì vậy, Công ty nên có chính sách hỗ trợ hay tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được học tập nâng cao kiến thức dễ dàng cập nhập, tiếp thu những quy định mới của Bộ tài chính về kế toán, thuế, chính sách…. Điều này không chỉ tăng tính cạnh tranh của Công ty trong việc thu hút lao động, mà còn mang lại lợi ích to lớn cho Công ty về lâu dài

Đối với những cán bộ giữ vai trò lãnh đạo, Công ty cần tạo điều kiện để họ tham gia khóa học về công tác quản lý, hay những lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Công ty có thể lấy khóa học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ là

một phần thưởng cho những cá nhân có năng lực, có nhiệt tình đóng góp nhiều cho Công ty.

Thường xuyên cho nhân viên tham gia các khóa học ngắn hạn nhằm hướng dẫn việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong Công ty, để giúp nhân viên có thể thực hiện công việc thành thục, chính xác đáp ứng tốt yêu cầu công việc.:

Việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên đang phục vụ tại Công ty sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại, đồng thời gắn kết người lao động với Công ty hơn, khuyến khích họ đóng góp cho Công ty nhiều hơn.

Ngoài ra, Công ty nên tiến hành chuyên môn hóa công việc ở các đơn vị sản xuất, để công nhân thích nghi với một công việc cụ thể, như vậy mới phát huy hết năng lực của từng người

Đối với người lao động đang làm việc tại Công ty, cần chăm lo đời sống nhân viên để họ an tâm sản xuất tốt hơn bằng nhiều cách. Trong đó, mức lương là phần có tác động đến người lao động nhiều. Hiện nay, mức lương của nhân viên tại Công ty tuy đảm bảo mức sống cho người lao động, nhưng còn chưa thực sự hấp dẫn đủ để giữ lại những cá nhân tài giỏi có năng lực cao khi họ đứng trước những lời mời của doanh nghiệp khác. Công ty cần có một chiến lược cụ thể linh hoạt về tiền lương nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động. Cụ thể là Công ty cần thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, giảm giá thành sản xuất… tích cực tìm kiếm thêm nhiều đối tác, khách hàng trong và ngoài tỉnh để tăng khối lượng công việc, tăng doanh thu cho Công ty, từ đó thu nhập của người lao động mới được tăng lên….

Bên cạnh biện pháp tăng lương, Công ty cần phải có thêm các chế độ phụ cấp, trợ cấp nhằm khuyến khích người lao động. Hiện nay, vào những ngày lễ, tết, Công ty tuy có tổ chức liên hoan, chúc mừng, thưởng cho người lao động.nhưng mức thưởng ngày lễ còn khá thấp vì chủ yếu lấy từ đoàn phí. Thêm vào đó, Công ty cần khuyến khích người lao động sáng tạo trong quá trình sản xuất bằng việc tuyên dương khen thưởng cá nhân tổ chức có sáng kiến hay giúp tăng năng suất lao động.

Đặc biệt là đối với cán bộ thanh niên trẻ, nhiệt tình có đạo đức thì nên mạnh dạn trao cho họ những cơ hội để thử thách và phấn đấu phát triển với công việc theo tiềm năng.

Ngoài ra, tạo mối liên kết về tinh thần giữa Công ty và người lao động qua việc tổ chức thăm viếng, hỗ trợ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên mở những phong trào văn nghệ, thể dục thể thao ngoài giờ làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty tham gia, vừa tăng cướng sức khỏe cho người lao động, vừa tạo môi trường thân thiết, gắn bó giữa những người lao động trong Công ty, và giữa người lao động với Công ty

Trên đây là một số biện pháp hoàn thiện cho công tác quản lý, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty CP hải sản Thái Bình. Công tác hạch toán kế toán này ngày một hoàn thiện hơn bảo đảm cho công nhân phát huy tính sáng tạo trong công việc, ổn định lao động, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Tiền lương là một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi DN.

Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, các doanh nghiệp cần phải không ngừng hoàn thiện công tác tư tưởng để vừa khoa học khách quan hợp lý vừa phù hợp với thực tế,từ đó sẽ góp phần khuyến khích người lao động hăng say làm việc nhằm tăng năng suất lao động thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Qua thời gian thực tập tại công ty CP Hải sản Thái Bình mặc dù chỉ đi sâu vào lĩnh vực tiền lương, em cũng thấy công ty đã vận dụng một cách linh hoạt chế độ tiền lương hiện hành của nhà nước và có bổ sung tình hình thực tế của đơn vị mình một cách phù hợp và hiệu quả.

Điều này thể hiện rõ qua công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.

Vì chưa có kinh nghiệm thực tế và trình độ còn hạn chế nên trong chuyên đề này khó tránh khỏi nhũng thiếu xót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để em trau dồi thêm kiến thức nhằm phục vụ cho công tác sau này……..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng kế toán tài chính 1 – Bộ môn kế toán, Khoa kinh tế, Trường Đại học Nha Trang

2. Tài liệu, sổ sách tại công ty

3. Kế toán tài chính – TS. Phan Đức Dũng, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

4. Báo cáo của các khóa trước

5. Phan Thị Dung (2006), Giáo trình tổ chức hạch toán kế toán, Nha Trang

6. Thông tư 06 củ a B ộ l a o đ ộ n g – t h ươ n g b i n h và xã hộ i s ố 0 6 / 2 0 0 5 / T T – B LĐ T H X H n gà y 0 5 t h á n g 0 1 n ă m 2 0 0 5

PHỤ LỤC

Thái Bình, ngày 01 tháng 01 năm 2008 Phụ lục hợp đồng số 03 của hợp đồng kinh tế

Số 03/HĐKT – HS ngày 15/03/2006 (điều chỉnh mức lương tối thiểu)

Điều 1: Căn cứ quyết định số 56 v/v chi trả lương tối thiểu cho cán bộ công nhân lao động trong công ty ngày 01/01/2008 là 540.000 đồng/người/tháng.

Việc thay đổi mức khoán bán hàng đối với quầy giới thiệu sản phẩm nước mắm của công ty quầy nước mắm được tính như sau:

- Sản lượng bán hàng ra trong 1 tháng là 3.200 lít loại 1 + 1.000 lít cao đạm các loại + 800 chai các loại (5.000 đơn vị sản phẩm) thì đạt 100% mức lương cơ bản x 540.000 đồng/ tháng

Nếu vượt định mức trên thì ngoài lương cơ bản được hưởng thêm phụ cấp trên sản lượng là 200đồng/ đơn vị sản phẩm

- Nếu thấp hơn định mức tuỳ mức đạt được tỷ lệ % để tính mức lương tương ứng - Đối với hàng hoá bán buôn và xuất chuyển kho nội bộ được hưởng là 20 đồng/đơn vị sản phẩm (là nước mắm chai hoặc sản phẩm khác tính theo kg)

Điều 2 : Các điều, khoản mục khác vẫn thực hiện theo hợp đồng số 07/ HĐKT – HS đã ký ngày 01/04/2006

Công ty hải sản Thái Bình Giám đốc

Thái Bình, ngày 01 tháng 01 năm 2008 Phụ lục hợp đồng số 03 của hợp đồng kinh tế

Số 03/HĐKT – HS ngày 15/03/2006 (điều chỉnh mức lương tối thiểu)

Điều 1: Căn cứ quyết định số 56 v/v chi trả lương tối thiểu cho cán bộ công nhân lao động trong công ty ngày 01/01/2008 là 540.000 đồng/người/tháng.

Việc nộp khoán của quầy hàng hải sản tươi sống của quầy ông : Đỗ Xuân Phước được tính như sau: (chưa bao gồm tiền hàng, tiền nước, lãi suất tiền vay)

STT Diễn giải Số tiền Ghi chú

1 2 3 4 5 6 Khấu hao dụng cụ, nhà bán hàng Lương cơ bản BHXH + BHYT (25%) Thuế môn bài

Quản lý phí Ngày nghỉ lễ (9 ngày) 427.500 1.544. 400 386.100 62.500 300.000 44.550 2,86*540.000 2,86*540.000*25% 1.500.000/2/12 ((LCB/26)*9ngày)/12tháng Cộng 2.765.050

Số tiền trên được tính kể từ ngày 01/01/2008 và nộp vào tuần đầu của tháng kế tiếp

Điều 2 : Các điều khoản mục khác vẫn thực hiện theo hợp đồng số 03/ HĐKT – HS đã ký ngày 01/04/2006

Công ty Cổ phần hải sản Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 101 - 122)